Showing posts with label Văn hoá. Show all posts
Showing posts with label Văn hoá. Show all posts
Hoang mang cách đánh vần “lạ”cho học sinh lớp 1: “Đến giáo sư còn rối, huống chi phụ huynh”

Những giờ qua, đoạn clip ghi lại cảnh cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách dạy con lớp 1 đánh vần đã thu hút sự quan tâm của dư luận, với nhiều tranh cãi.

Đoạn clip do phụ huynh có con vào lớp 1 chia sẻ trên mạng xã hội, thu hút hàng triệu lượt xem. Trong clip, cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách đánh vần từng âm tiết, với những cách rất lạ.
Hoang mang cách đánh vần “lạ”cho học sinh lớp 1: “Đến giáo sư còn rối, huống chi phụ huynh”
Cụ thể, “Ki” đọc là: cờ - i - ki. “Uôn” đọc là: ua - nờ - uô; “Qua” đọc là: cờ - ua - qua.

Theo chia sẻ của người đăng tải clip, cách đánh vấn trên được giáo viên dạy theo sách "Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục " của GS Hồ Ngọc Đại. Sách được thí điểm ở nhiều trường Tiểu học trên cả nước từ nhiều năm nay.

Sau khi clip với cách dạy đánh vần “lạ” này được đăng tải, rất nhiều phụ huynh bày tỏ hoang mang, nhất là những người có con sắp vào lớp 1.

Với tâm lý vội vàng chuẩn bị kiến thức cho trẻ, phụ huynh lo lắng vì cách đánh vần mà mình được học trước đây và dạy con khác với cách cô giáo trong clip hướng dẫn.

“Chắc phụ huynh muốn kèm con em mình học ở nhà cũng phải cắp sách đến trường học lại lớp 1. Cách đánh vần này khác hoàn toàn với thời tôi đi học” - anh Nguyễn Văn An (huyện Thanh Trì, Hà Nội, phụ huynh có con năm nay vào lớp 1) chia sẻ.

“Con nhà mình vừa học xong lớp 1. Tiếng Việt lớp 1 chia làm 2 chương trình, một chương trình cũ và một chương trình thử nghiệm là cuốn sách Tiếng Việt “Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại. Mới học thì trẻ con và phụ huynh đều rất bỡ ngỡ nhất là phụ huynh, nhưng cuối cùng thì nhận được kết quả như nhau. Con nhà mình đọc được văn bản bình thường thậm chí đọc tốt”- là quan điểm của chị Nguyễn Thu Hà (tỉnh Phú Thọ) sau khi xem đoạn clip về cách dạy trẻ đánh vần.

Hiện clip dạy cách đánh vần này vẫn được chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội, với nhiều ý kiến trái chiều. Đặc biệt có người còn chỉ trích cô giáo dạy sai, khi “c, k, qu” đều đọc là “cờ”.

Một phụ huynh ở Cần Thơ cũng chia sẻ hình ảnh cô giáo dạy cách đánh vần "lạ" để về nhà dạy con.

Chia sẻ quan điểm cá nhân về sự việc, PGS -TS Phạm Văn Tình - Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam - cho rằng các phụ huynh không nên phê phán cô giáo, vì cô đọc đúng nguyên tắc âm vị học theo sách “Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại. Mặc dù có khác với trước và khác với nhiều người.

Theo đánh giá của một nhà ngôn ngữ học, nguyên là Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, thì cách đánh vần theo sách “Công nghệ giáo dục” khiến phụ huynh hoang mang là không lạ.

Những khái niệm này trước đây các bậc phụ huynh chưa được học (chỉ những ai học khoa Ngôn ngữ Đại học Hà Nội mới học kỹ.Nhà ngôn ngữ học này thẳng thắn: “Cách đánh vần Tiếng Việt trong sách Công nghệ giáo dục được người xây dựng chương trình dạy các cháu lớp 1 những khái niệm ngữ âm học như tiếng, âm đầu, vần, thanh điệu, âm cuối.


Do vậy, các bậc phụ huynh dù là giáo sư các ngành khác cũng không hiểu các khái niệm này, thì làm sao dạy con cháu họ được.

Tuy nhiên, sách này vẫn đưa vào thử nghiệm nhiều năm nay, kết quả thực nghiệm thế nào vẫn không có trọng tài chỉ rõ. Phái ủng hộ thì ca ngợi lên tận mây xanh.

Người không ủng hộ thì phủ nhận. Thế nhưng người ta vẫn tiếp tục mở rộng thực nghiệm sách này ra nhiều trường. Các bậc phụ huynh lo lắng, thậm chí hốt hoảng là vì vậy”.

Nhà ngôn ngữ học này cũng kiến nghị, đây là dịp để ngành giáo dục, nhóm soạn thảo sách cần nghiên cứu, lấy ý kiến và công khai kết quả của đợt thực nghiệm; đánh giá nên hay không tiếp tục mở rộng sách “Công nghệ giáo dục” ra nhiều tỉnh thành.

NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN
Luôn đồng hành cùng bạn!
Chuyên: WEBDESIGN - HOSTING - DOMAIN - CCTV
Hotline: 0903 880 905 - 0931 435 998
Hồ Quỳnh Hương cho biết, đồ chay giúp cô không có mỡ thừa trong cơ thể, sở hữu vóc dáng nhẹ nhàng, thanh thoát mà chẳng cần ăn kiêng.

Hồ Quỳnh Hương là một trong những người đẹp showbiz Việt ăn chay trường. Năm 2013, giọng ca Anh đoạt danh hiệu Ngôi sao ăn chay quyến rũ nhất khu vực châu Á do tổ chức PETA (Hội bảo vệ quyền lợi động vật) khu vực châu Á Thái Bình Dương trao tặng.

Hồ Quỳnh Hương bắt đầu ăn chay trường từ năm 2009 và có ý định duy trì suốt đời. Hàng ngày, nữ ca sĩ ăn các món rau, củ, quả, đậu hũ, đậu phộng, nấm, trái cây... không những cung cấp đủ dinh dưỡng mà còn dễ tiêu hóa. Hồ Quỳnh Hương chia sẻ lợi ích bất ngờ của việc ăn chay Theo giọng ca "Cơn phòng mưa rơi", ăn chay giúp cơ thể không có mỡ thừa, khoẻ mạnh, vóc dáng gọn gàng, thanh thoát.

Từ khi ăn chay, Hồ Quỳnh Hương thấy sức khỏe tốt hơn, không bị mỡ thừa và sắc mặt tươi trẻ. Cô cũng thấy tâm hồn nhẹ nhàng, thanh tịnh, từ bi và có tình thương nhiều hơn với mọi người.

"Từ khi ăn chay trường, tôi rất khỏe, không mắc bệnh, thỉnh thoảng chỉ cảm sơ thôi nhưng cũng rất ít. Có thể khi tâm được thanh thản, nhẹ nhàng, mọi bệnh tật từ đó mà tiêu tan" - giọng ca đất mỏ chia sẻ.

Hồ Quỳnh Hương cùng bạn bè đi ăn chay. Ảnh: Lê Quân. 

Hương Hồ cho biết, các món chay hiện nay rất phong phú, thơm ngon, bổ dưỡng để mọi người chọn lựa. Nữ ca sĩ thích món phở chay Hoa Đăng và phở cuốn chay.

Trong một bữa trưa cùng bạn bè, người thân đi ăn tại một nhà hàng đồ chay nổi tiếng Sài Gòn, nữ ca sĩ lựa chọn các món: phở chay, chả cuốn chay, giả thịt bò hầm chấm bánh mì, gỏi chay xúc bánh đa...

Các món chay hiện nay rất đa dạng, thơm ngon, bổ dưỡng và có hình thức bắt mắt không kém những món mặn. Ảnh: Lê Quân.

Độc giả có thể tham khảo thực đơn của nữ ca sĩ để lựa chọn những món chay ngon, bổ dưỡng, rất tốt cho sức khoẻ trong mùa Vu Lan.
Trương Khởi - Tiểu Uyên


NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN
Luôn đồng hành cùng bạn!
Chuyên: WEBDESIGN - HOSTING - DOMAIN - CCTV
Hotline: 0903 880 905 - 0931 435 998
"Với mong muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho chúng con, biết bao lần, mẹ phải nén chịu trong tủi hổ. Mẹ đừng khóc nhé, vì cuộc đời mẹ đã nhiều lần nước mắt tuôn rơi...".
"Mẹ là phụ nữ nhưng chưa một lần trong đời mang giày cao gót

Suốt những năm ròng mẹ đi chân trần nhiều hơn số lần xỏ dép

Bàn chân mẹ dọc dài theo năm tháng…

Cũng trai sần, bởi gánh nặng mưu sinh

Gối mẹ hơn một lần đã quỳ xuống vì con

Tự trọng, với kiêu hãnh, hình thù chúng ra sao mẹ không biết

Chỉ cần con được đứng thẳng vươn vai giữa cuộc đời dài rộng

Với mẹ thế là đủ rồi.

Hao gầy kia mẹ sẽ chịu, chai sạn kia mẹ sẽ mang

Chỉ cần con an vui là đủ...".


Mẹ yêu mến của con!

Đây là lần đầu con viết thư cho mẹ. Con từng dùng những lời lẽ văn hoa trong những cuốn sách viết ra. Nhưng với mẹ, con sẽ viết bằng lời lẽ chân thực nhất từ trái tim.

Mẹ à, trước khi viết những dòng này, con khóc rất nhiều. Con nghĩ về quãng thời gian gia đình cực khổ, gánh nặng đè trĩu lên đôi vai mẹ mỗi ngày. Với mong muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho chúng con, biết bao lần, mẹ phải nén chịu trong tủi hổ. Mẹ đừng khóc nhé, vì cả cuộc đời mẹ đã khóc nhiều rồi, và điều con sợ hãi nhất trên đời này là phải nhìn thấy nước mắt mẹ rơi.

Mẹ à, con thấy mình thật tệ. Đến bây giờ, con không nhớ được ngày sinh nhật của mẹ. Con cũng không biết mẹ thực sự thích ăn món gì. Bởi mỗi khi cả nhà ngồi ăn, mẹ đều nhường mọi người và nói không thích món đó. Nhưng khi mọi người không ăn hết, mẹ sẽ là người cố gắng ăn. Mẹ nói "Ngon thế mày mà không ăn, bỏ đi phí hoài ra".

Con đi khắp nơi, của ngon vật lạ gì con đều từng nếm thử. Mẹ thì khác. Miếng ngon với mẹ có khi chỉ là chiếc đùi gà đầy nạc, hoặc một khúc cá thật to. Con còn biết cả những khi có đồ ngon đó, mẹ lại đậy lại để phần cho con...


Con biết rất nhiều lần mẹ từng tự oán trách bản thân mình vì mẹ vô dụng. Mẹ nói tại mẹ đau yếu, bệnh tật nhiều nên nhà mình mới nghèo mãi. Mẹ thường rằn vặt vì mẹ nên chị em chúng con không được sống cuộc sống no đủ như bạn bè cùng trang lứa.

Nhưng mẹ biết không? Mẹ là niềm tự hào lớn nhất trong cuộc đời của con. Con từng tự hỏi, không biết kiếp trước mình đã tu đủ bao nhiêu phúc đức để kiếp này được mẹ sinh ra.

Ngày nhỏ, con từng nhìn thấy mẹ quỳ gối van xin người khác để lấy tiền cho con kịp đóng học phí. Hôm đó là một buổi trưa tháng sáu trời đầy nắng, mẹ chở con trên con đường làng bằng chiếc xe đạp cà tàng, giọt mồ hôi thấm đẫm lưng. Tới nơi mẹ dặn con đứng ngoài cổng đợi.

Con đã đợi mẹ rất lâu nhưng không thấy mẹ trở lại. Vì lo lắng, con đã chạy vào tìm mẹ. Trước mắt con là hình ảnh mẹ quỳ sụp trước mặt người ta. Hai tay mẹ chắp lại cầu xin, trong khi khuôn mặt nhỏ nhắn ướt nhòa nước mắt. Mẹ van xin cho mẹ vay thêm vài trăm nghìn nữa để cho con kịp đóng học phí, rồi đến mùa mẹ sẽ trả lúa.

Thế mà, người ta vẫn làm ngơ coi như không có sự tồn tại của mẹ. Họ biết nhà mình quá nghèo. Nhà mình nợ quá nhiều. Nếu cho nhà mình vay rồi cũng làm sao có khả năng chi trả. Ấy vậy mà mẹ cứ  gan lì quỳ ở đó, cho đến khi người ta nhún nhường, lấy tiền ra đưa cho mẹ, mẹ mới chịu đứng lên. Mẹ gạt nước mắt mang tiền ra đưa cho con mang tới lớp đóng học.

Con biết, mẹ không muốn để con thấy những cảnh tượng ấy. Đó là hình ảnh mà đến tận bây giờ, khi nghĩ lại, sống mũi con vẫn cay cay, khóe mắt trào dâng vì căm phẫn, xúc động. Đối với con, đó cũng là động lực chắp cánh cho con quyết tâm đứng lên thay đổi cuộc đời. Con quyết rằng, sẽ không bao giờ để những giọt nước mắt của mẹ trở thành vô nghĩa.

Đó là những câu chuyện của ngày xưa. Còn bây giờ, con đã lớn khôn sau bàn tay nuôi nấng của mẹ. Mỗi khi, con bước vào một nhà hàng quán ăn nào đó, nhìn thấy hình ảnh một người phụ nữ trung tuổi ngồi cặm cụi rửa bát, mắt con cay xè vì nghĩ đến mẹ.

Bởi trước đây, mẹ từng có những tháng ngày phải làm những công việc như thế. Mẹ làm giúp việc. Mẹ rửa bát thuê, kiếm tiền cùng bố nuôi chúng con ăn học. Sức khỏe mẹ vốn không tốt, nhưng con chưa từng thấy mẹ một lời kêu than. Thay vào đó là những lời xoa dịu mẹ không sao cả. Nhưng mẹ à, con biết rằng, đó là những lời nói dối từ sâu thẳm trái tim. Con nhớ nhiều lần, mẹ dặn con đừng bao giờ cho mọi người biết mẹ của con là người giúp việc, vì người ta sẽ khinh thường con đấy.

Nhưng đối với con, con có thể tự hào với mọi người rằng, mẹ tớ từng đi giúp việc cho nhà người ta đấy. Bởi con luôn thấy, điều đó không bao giờ xấu hổ. Nếu mẹ không có những ngày tháng ấy, thì cũng sẽ chẳng có con của ngày hôm nay. Mỗi lần bước chân lên máy bay hoặc bước chân vào một nơi đẹp đẽ sang trọng nào đó con đều nghĩ đến mẹ. Nhờ có mẹ con mới có thể đặt chân tới những nơi thế này.

Ngày xưa mẹ luôn bảo, bố mẹ nghèo, nên sẽ không có của cải hồi môn vàng bạc vốn liếng gì để cho các con. Bố mẹ cho mỗi đứa một cái nghề bằng cách nuôi cho các con ăn học tới nơi tới chốn, để sau này các con tự lao động tự kiếm tiền bằng trí tuệ, bằng bàn tay của mình, sẽ chẳng bao giờ lo chết đói. Mẹ còn nói, ví thử mẹ có vài chục cây vàng cho con cũng chưa chắc đã tốt. Chẳng may con lấy chồng không tốt, nó cờ bạc vài hôm là hết, con phải ra đường tay trắng, chi bằng mẹ cho con cái nghề và những kinh nghiệm sống bổ ích sau này.

Mẹ nói mẹ là nông dân quê mùa, không hiểu biết gì cả, nhưng mẹ lại dùng trái tim của mẹ để nuôi dạy chúng con nên người trưởng thành. Và trái tim của người mẹ thì chẳng bao giờ sai cả.

Con bây giờ luôn đi giày cao gót, ăn mặc nhiều loại quần áo màu mè. Còn mẹ vẫn dép lê và quần hoa mộc mạc như chính mẹ của bao năm qua. Con vẫn luôn thích nắm tay mẹ đi khắp nơi và tự hào khoe với cả thế giới rằng mẹ là mẹ của con.

Con yêu mẹ!


NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN
Luôn đồng hành cùng bạn!
Chuyên: WEBDESIGN - HOSTING - DOMAIN - CCTV
Hotline: 0903 880 905 - 0931 435 998
Bất chấp cơn mưa nặng hạt, nhiều người vẫn vây kín chùa Phúc Khánh (Hà Nội) để tham dự khóa lễ Vu Lan báo hiếu nhân ngày rằm tháng Bảy.

Chiều tối nay (24/8 tức 14/7 Âm lịch), hàng nghìn người dân Thủ đô đã tập trung tại Tổ đình Phúc Khánh (đường Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội) để dự Đại lễ Vu lan - Phả độ gia tiên. Gần đến giờ khai lễ, trời đổ mưa, nhiều người loay hoay tìm mua áo mưa cho kịp giờ lễ.
Ảnh: Hàng nghìn người đội mưa dự lễ Vu Lan ngoài đường - 2
Trong số nhiều đình, chùa ở Hà Nội thì Tổ đình Phúc Khánh luôn được xem là tâm điểm của mùa Vu lan
Ảnh: Hàng nghìn người đội mưa dự lễ Vu Lan ngoài đường - 3
19 giờ đại lễ mới chính thức bắt đầu nhưng từ chiều, nhiều người đã tập trung đứng kín sân đình Phúc Khánh
Ảnh: Hàng nghìn người đội mưa dự lễ Vu Lan ngoài đường - 4
Những người đến sau phải ngồi dưới đường
Ảnh: Hàng nghìn người đội mưa dự lễ Vu Lan ngoài đường - 5
Dòng người đổ về chùa Phúc Khánh mỗi lúc một đông
Ảnh: Hàng nghìn người đội mưa dự lễ Vu Lan ngoài đường - 6
19 giờ, đại lễ chính thức bắt đầu, hàng trăm người che ô, mặc áo mưa thành tâm đứng giữa đường niệm Phật
Ảnh: Hàng nghìn người đội mưa dự lễ Vu Lan ngoài đường - 7
Lượng Phật tử không đông như những năm trước nên một nửa lòng đường Tây Sơn phía trước chùa, người tham gia giao thông đi lại bình thường, không xảy ra tình trạng ùn tắc
Ảnh: Hàng nghìn người đội mưa dự lễ Vu Lan ngoài đường - 8
Một cụ bà mặc áo mưa, đội mũ bảo hiểm, tay dâng ngọn nến, ngồi ở thành cầu vượt Ngã Tư Sở (đối diện cửa chùa Phúc Khánh) thành tâm làm lễ
Ảnh: Hàng nghìn người đội mưa dự lễ Vu Lan ngoài đường - 9
Nhiều người không mang ô phải dùng áo mưa, chắp tay niệm Phật, tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, công ơn cha mẹ sinh thành…
Ảnh: Hàng nghìn người đội mưa dự lễ Vu Lan ngoài đường - 10
Vu Lan báo hiếu là một trong những ngày lễ truyền thống được xem trọng nhất của Phật giáo
Ảnh: Hàng nghìn người đội mưa dự lễ Vu Lan ngoài đường - 11
Ngoài ý nghĩa tôn giáo, đây cũng là dịp để mọi người thể hiện lòng biết ơn đối với các đấng sinh thành. Vì thế, ngày lễ này càng được xem trọng nhiều hơn và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân
Ảnh: Hàng nghìn người đội mưa dự lễ Vu Lan ngoài đường - 12
Nhiều người không chỉ cầu nguyện cho bố mẹ, tổ tiên mà còn cầu nguyện cho chính mình, để thấy mình tĩnh tâm, tiếp tục sống tốt hơn
Ảnh: Hàng nghìn người đội mưa dự lễ Vu Lan ngoài đường - 13
Trước đó, từ chiều, trong khuôn viên chùa đã đông kín người
Ảnh: Hàng nghìn người đội mưa dự lễ Vu Lan ngoài đường - 14
Mọi người chen nhau vào bên trong
Ảnh: Hàng nghìn người đội mưa dự lễ Vu Lan ngoài đường - 15
Lực lượng an ninh có mặt từ sớm, đảm bảo trật tự cũng như ngăn chặn tình trạng móc túi, trộm điện thoại


NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN
Luôn đồng hành cùng bạn!
Chuyên: WEBDESIGN - HOSTING - DOMAIN - CCTV
Hotline: 0903 880 905 - 0931 435 998
Hàng năm, cứ đến Rằm tháng Bảy âm lịch, người dân cả nước lại sắm sửa những mâm đồ lễ cho ngày lễ Xá tội vong nhân hay còn gọi là cúng cô hồn, "mở cửa địa ngục" và lễ Vu Lan lễ báo hiếu.

Hai lễ đều được cúng vào ngày Rằm tháng Bảy nhưng xuất phát từ những điển tích riêng biệt. Lễ Vu Lan là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, còn lễ Xá tội vong nhân là để cúng cho nhưng vong hồn không nơi nương tựa, không người thờ cúng.
Truyền thuyết ngày lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan mang tính chất là ngày lễ báo hiếu - một trong những lễ vô cùng quan trọng của Phật giáo. Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.

Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi tranh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.

Cúng rằm tháng 7, Cúng rằm tháng Bảy, Rằm tháng 7 là ngày gì, Rằm tháng 7, Rằm tháng Bảy, Cúng lễ Vu lan, Vu Lan báo hiếu, lễ xá tội vong nhân, Cúng cô hồn, lễ vu lan

Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".

Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này gọi làVu Lan Bồn Pháp. Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.

Truyền thuyết ngày Xá tội vong nhân

Theo tín ngưỡng dân gian, lễ Xá tội vong nhân là đến ngày Rằm tháng Bảy, những vong hồn còn lang bạt nơi trần gian chưa về với cõi âm sẽ được bắc cầu cho siêu độ. Cũng có quan điểm cho rằng đây là ngày cõi âm mở cửa địa ngục để các linh hồn được siêu thoát, về cõi trần để tái sinh. Để cho các vong hồn này không quấy nhiều đời sống và có thể siêu thoát thì người ta cúng cháo loãng, gạo, bỏng, muối…

Truyền thuyết khác nói rằng, phật A Nan Đà khi đang ngồi trong tịnh thất thì có một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) hiện lên báo, 3 ngày nữa ông sẽ chết và hóa thành quỷ đói. Cách duy nhất để sống đó là cúng cho bọn quỷ đói thức ăn để được tăng thọ. Ngài còn được Phật truyền cho bài chú "Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni", đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước.

Nét văn hóa truyền thống

Vào ngày Rằm tháng Báy, những gia đình có điều kiện đều cúng hai mâm: một mâm cúng tổ tiên tại bàn thờ và một mâm cúng chúng sinh gọi là cúng cô hồn đặt ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè. Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào xẩm tối vì lúc này mặt trời đã lặn, cửa âm phủ đã đóng.

Trên mâm cúng tổ tiên, gia đình bày một mâm cỗ mặn, tiền vàng và những vật dụng cá nhân dành cho người cõi âm làm bằng giấy (vẫn gọi là đồ hàng mã) những mong người thân đã mất có được một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ ở cõi âm giống như người dương thế.

Trên mâm cúng chúng sinh, lễ vật gồm có: quần áo chúng sinh bằng giấy nhiều màu, các loại bỏng gạo, ngô khoai, bánh kẹo, cháo trắng hoặc cháo hoa, tiền vàng, nước lã hoặc rượu, cốc gạo trộn lẫn với muối (cốc này sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà khắp tứ phía sau khi cúng xong) và còn có thể cài thêm cả chút tiền lẻ.

Ngoài ra, vào ngày này, tại các chùa người ta cũng làm lễ phóng sinh, thả chim, thả cá về với môi trường sống của chúng. Trong ngày lễ Vu Lan, vốn được coi là ngày dành cho mẹ, những người có mẹ còn sống sẽ cài một bông hồng đỏ lên áo và những người mẹ đã mất sẽ đeo một bông hồng trắng, tới chùa cầu kinh để linh hồn mẹ được an lành, siêu thoát.

Cúng rằm tháng 7, Cúng rằm tháng Bảy, Rằm tháng 7 là ngày gì, Rằm tháng 7, Rằm tháng Bảy, Cúng lễ Vu lan, Vu Lan báo hiếu, lễ xá tội vong nhân, Cúng cô hồn, lễ vu lan

Vu Lan trong văn hóa, sử sách

Lễ Vu Lan - Ullumbama (S) - có nghĩa là “cứu đảo huyền, giải thống khổ” (theo Đại tạng kinh tập 16, 779 hạ - Trúc pháp Hộ).

Kinh Vu Lan Bồn (Ullumbama sutra) ghi: Tôn giả Mục Kiền Liên dùng "thiên nhãn" quan sát cõi âm thấy thân mẫu - Thanh Đề đang bị đày, đau ốm gầy còm. Thương mẹ, Tôn giả mang cơm dâng mẹ, nhưng do ác nghiệp thụ báo nên cơm đều biến thành lửa, không sao ăn được, Tôn giả đau xót vô cùng. Vì muốn cứu giúp thân mẫu thoát khỏi nỗi thống khổ đó nên Tôn giả Mục Kiền Liên cầu thỉnh Phật chỉ bầy cho cách cứu độ. Đức Phật dạy rằng: Ngày rằm tháng Bảy là ngày Tự tứ của chủ tăng. Hãy sắm sửa đủ lễ vật rồi đặt vào trong chậu Vu Lan mang đến cúng, dâng chủ tăng để chuyển nghiệp tham, sân, si ở nơi vong nhân, sẽ cứu được cha mẹ bẩy đời của mình. Tôn giả thành tâm làm theo và cứu được mẹ thoát khỏi âm cung.

Trong Bách Trượng Thanh Quy 7 (chương Nguyệt phân tu tri), tổ Bách Trượng còn nêu rõ: “Ngày rằm tháng Bảy, chư Tăng giải chế vào buổi chiều lập hội Vu Lan Bồn, tụng kinh trì chú cúng thí thực”. Cách thức cúng dàng chư Tăng trong ngày Tự tứ (rằm tháng Bảy) là để cầu siêu độ tận cho tất cả gọi là Pháp hội Vu Lan Bồn. Lễ hội này mang đậm tính báo hiếu.

Ý nghĩa của lễ cúng cô hồn mang đậm tính chất bá thí, bá ân. Trong Phật môn thường gọi lễ cúng này là “Phóng Diệm Khẩu” hay “Thí thực khoa” có thể xem là một phụ đề của lễ Vu Lan Bồn được cử hành trong cùng một ngày. Dân gian còn gọi là “lễ cúng cô hồn” hay “thí thực cô hồn” và triển khai rộng thêm thành “xá tội vong nhân”, tha tội cho những người đã mất.

Cúng rằm tháng 7, Cúng rằm tháng Bảy, Rằm tháng 7 là ngày gì, Rằm tháng 7, Rằm tháng Bảy, Cúng lễ Vu lan, Vu Lan báo hiếu, lễ xá tội vong nhân, Cúng cô hồn, lễ vu lan

Vào ngày lễ, người ta lập đàn cầu nguyện cho các oan hồn siêu thoát. Thức ăn cúng dường (lễ vật) chỉ cần gạo, muối và nước uống sạch, tục cúng cháo, tục đốt mã.



Lễ Vu lan tổ chức tại chùa có ý nghĩa về nội dung là "mở cửa ngục" nhằm xá tội vong nhân. Trên bàn cúng vong thường có bày "lục cúng": Hương, nến, hoa quả, oản và nước. Còn có một số bát úp trên bàn, bên trong có đặt tờ giấy ghi chữ "NGỤC"; có kèm theo tờ số ghi rõ tên tuổi, quê quán của vong cùng lễ vật dâng cúng. Nhà chùa quan niệm đây là việc làm nhân nghĩa, vì vậy tổ chức lễ với các nghi thức bao giờ cũng đầy đủ và chu đáo.

Tại nước ta, truyền thống thờ cúng ông bà, tổ tiên đã có từ lâu đời, đến khi Phật giáo du nhập, truyền thống ấy càng phát huy thành đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Kính trọng ông bà, cha mẹ đang hiện hữu và kính trọng ông bà, cha mẹ tổ tiên đã quá cố. Đối với cha mẹ phải hết lòng chăm sóc hiếu dưỡng. Đối với người thân đã khất hồn bất hạnh, người Việt thường tổ chức trai đàn thí thực (Mông Sơn).

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 Vu Lan và lễ Xá tội vong nhân Cách cúng cô hồn rằm tháng 7 và những lưu ý và kiêng kỵ


Sách Đại Việt Sử ký của Ngô Sĩ Liên còn ghi hai việc đáng quan tâm: Vua Lý Nhân Tông (1072-1127) đã bãi dịp Trung nguyên yến tiệc chúc tụng của bách quan văn võ đối với mình để làm lễ Vu Lan Bồn cầu siêu cho thân mẫu.

Vua Lý Thần Tông (1128-1138) cũng bỏ yến tiệc của bách quan văn võ vào dịp trung nguyên để thiết lễ Đại trai đàn, cầu siêu cho phụ hoàng là vua Lý Nhân Tông.

Mùa lễ Vu Lan báo hiếu năm 2005, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam có công văn số 235-CV/HĐTS, ngày 1/7/2005 đề nghị lên Thủ tướng Chính phủ về việc làm lễ cầu siêu cho đồng bào và chiến sĩ trận vong tại khắp các tỉnh thành trong cả nước. Đề nghị của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và từ đó đến nay cứ vào dịp tháng bẩy nhiều địa phương tổ chức lễ cầu siêu (có xuất xứ từ Lễ Vu Lan) để tri ân - báo ân đối với các anh hùng, liệt sĩ và người có công nhân ngày Thương binh-Liệt sĩ 27/7, hoà cùng các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”.

Lễ Vu Lan là dịp gặp gỡ, đối thoại, giao lưu, chia sẻ giữa thế hệ này với thế hệ khác, giữa đời này với đời sau. Ngày này mọi người cùng tôn vinh các giá trị truyền thống cha ông, các giá trị văn hoá tình người trong ý nguyện tất cả là “Đồng bào” là cha, là mẹ, là anh em, là thân bằng quyến thuộc, giữa người còn và kẻ đã khuất, trong ý niệm tâm linh cầu nguyện dựng xây cuộc sống tốt đẹp.


NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN
Luôn đồng hành cùng bạn!
Chuyên: WEBDESIGN - HOSTING - DOMAIN - CCTV
Hotline: 0903 880 905 - 0931 435 998
Để chào mừng 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, rất nhiều địa điểm sẽ bắn pháo hoa trên cả nước, đặc biệt tại Thủ đô Hà Nội.
Theo lịch, ngày 2/9/2015 rơi vào thứ 4 nên người lao động, cán bộ, công chức, viên chức sẽ chỉ được nghỉ một ngày chứ không có thêm ngày nghỉ hoán đổi như các kì nghỉ trước.
Để chào mừng 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, rất nhiều sự kiện sẽ được tổ chức trên cả nước, đặc biệt tại Thủ đô Hà Nội.

Hà Nội sẽ bắn pháo hoa tầm cao tại 5 điểm: Hồ Hoàn Kiếm (2 trận địa); Công viên Thống Nhất; Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình; Vườn hoa Nguyễn Hoàng Tôn (quận Tây Hồ) và Hồ Văn Quán (quận Hà Đông). Thời gian bắn pháo hoa là 15 phút từ 21 giờ đến 21 giờ 15 phút ngày 2/9.

Tại TP.HCM, bắn pháo hoa mừng Quốc khánh 2/9/2015 được diễn ra tại 2 điểm ở công viên văn hóa Đầm Sen quận 11, pháo hoa tầm cao sẽ được bắn tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm, quận 2). Thời gian diễn ra từ lúc 21 giờ đến 21 giờ 15 phút (Khán giả có thể đón xem màn trình diễn đẹp ở Phố đi bộ Nguyễn Huệ).

UBND thành phố Đà Nẵng cho biết sẽ tổ chức bắn pháo hoa nhân kỷ niệm 70 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945- 2/9/2015).Trong lần bắn này, pháo sẽ được bắn trên xà lan neo trên sông Hàn đoạn giữa cầu sông Hàn và cầu Thuận Phước, trước cảng Đà Nẵng cũ theo phương thức trình diễn pháo hoa nghệ thuật không có nhạc.
TP Hải Phòng sẽ tổ chức bắn 1000 quả pháo hoa tầm cao và gần 200 giàn pháo hoa tầm thấp ở hai địa điểm trên trong 12 phút bắt đầu từ 21g ngày 2/9.

Nguồn tin:   


(TNO) Thông tin về bộ phim Cô dâu 8 tuổi dài gần 2.000 tập đã trở thành đề tài bình luận sôi nổi trên khắp các diễn đàn, trang mạng xã hội và cả trên đường phố.

Khán giả phát hoảng với bộ phim ‘Cô dâu 8 tuổi’ dài gần 2000 tập 1Hai diễn viên chính Anandi và Jagdish lúc nhỏ - Ảnh chụp màn hình
Phần lớn mọi người đều tỏ ra bức xúc và ngao ngán vì bộ phim quá dài và những tình tiết trong phim thì vô cùng chậm chạp, kèm theo nhạc phim không thể nào “có cảm xúc” hơn. Hơn nữa, khán giả chính của phim là những phụ nữ tuổi trung niên và phim đang phát sóng vào khung giờ vàng nên nhiều bạn trẻ không thể “chịu đựng” được vì đến giờ đó dù muốn hay không cũng vẫn phải xem cùng các bà nội trợ. Chính vì vậy, có nhiều ý kiến góp ý rằng nhà đài nên chiếu một lúc 5 tập từ 11 giờ đêm đến 4 giờ sáng hôm sau để phim nhanh hết và ít người phải xem.
Ở tất cả các tình tiết trong phim, máy quay thường quay cận cảnh gương mặt của các thành viên trong gia đình, sau đó mới quay diễn biến tình tiết làm cho bộ phim càng trở nên lằng nhằng và ì ạch. Thậm chí, nhiều khán giả còn cho rằng “giọt nước mắt chảy từ mắt đến mũi của diễn viên trong Cô dâu 8 tuổi đã mất nửa tập phim”.
Một khán bình luận về bộ phim dài lê thê này như sau: “Có mỗi việc sai đứa con sang nhà hàng xóm mà hết hai tập nó chưa chịu sang. Đi ngang qua nhau nhìn thấy nhau hết nửa tập. Người chết năm tập chưa chôn. Có cái đám tang khóc lóc hết năm ngày trời. Nói xong một câu, cả nhà nhìn nhau hết nguyên một tập. Chàng dỗi nàng, nàng vùng vẫy sang đường thì bị xe đâm. Bắt đầu hành trình "tìm về dấu yêu", mất hết năm tập. Có mỗi cảnh ăn cơm hết ba tập. Một đoạn cãi nhau kéo dài 30 phút. Phim dài một tiếng thì slow motion (quay chậm biểu cảm của mỗi nhân vật) hết nửa tiếng, lườm nhau nửa tiếng...
Mà cũng không hiểu phim kiểu gì… Nhân vật chính cũng khóc, phụ cũng khóc. Chửi nhau là khóc, cãi nhau thì cũng nhòe nước mắt. Người oan cũng khóc, mà người vu oan thấy tội cho người bị oan cũng lăn ra khóc. Trẻ con, người lớn, trung niên, người già trong phim ít nhất một lần phải khóc. Cả nhà vừa đón được cô dâu về nhà câu trước câu sau là khóc. Đến cả nhà ngồi ăn cơm cũng chuẩn bị mắt trước mắt sau mà cùng lăn ra khóc. Rồi đến nhiều khi trong phim cả nhà vừa ngưng khóc, không hiểu lòi đâu ra đứa ô sin lao vào khóc hôi, thế là cả nhà được thể lại lăn ra khóc”.
Khán giả phát hoảng với bộ phim ‘Cô dâu 8 tuổi’ dài gần 2000 tập 3 Dân mạng ngán ngẩm vì bộ phim quá dài dòng - Ảnh chụp màn hình Facebook
Ví dụ trong tập 216, đoạn Anandi (nhân vật cô dâu) bắt gặp chồng mình là Jagdish bị bố dọa đánh (23:16 - 23:29), cô bé đã chạy đến bênh chồng. Tuy nhiên, với nước mắt ngắn dài kèm theo những cái lắc đầu lia lịa, Anandi làm khán giả không hiểu được cô bé làm vậy là với mục đích gì. Những người nhà đứng xung quanh cũng nước mắt ngắn dài khóc lóc theo Anandi và đương nhiên máy quay cũng không quên quay cận những gương mặt này.
Chưa dừng lại ở đó, những giây tiếp theo (23:43 - 24:40) trong sự việc Jagdish nhận lỗi về bảng điểm, máy quay lại quay cận đến từng nhân vật một trên nền nhạc kịch tính cho từng người rồi mới quay đến Jagdish nói xin lỗi. Lúc này cả nhà lại tiếp tục khóc.
Có thể thấy, một phân đoạn không có gì quá đặc biệt nhưng lại tốn rất nhiều thời gian và quá chi tiết đến mức khiến khán giả nhàm chán bởi nước mắt của diễn viên và các cảnh quay “siêu chậm”.
Khán giả phát hoảng với bộ phim 'Cô dâu 8 tuổi' dài gần 2.000 tập - ảnh 3 Cảnh khóc bao trùm gần như toàn bộ phim - Ảnh chụp từ YouTube

Mặc dù vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ từ giới trẻ, nhưng Cô dâu 8 tuổi vẫn thu hút được nhiều khán giả, đặc biệt là các bà nội trợ và khán giả tuổi trung niên vì hướng tới văn hóa Á Đông và các vấn đề trong cuộc sống gia đình. Vậy nên, bộ phim nhận được sự đồng cảm từ nhiều người xem vì họ thấy được chính mình trong từng tập phim.
Khác với phim truyền hình của các quốc gia khác, phim truyền hình Ấn Độ thường muốn người xem tiếp cận đầy đủ và chi tiết từ toàn cảnh đến cận cảnh để hiểu rõ diễn biến tâm trạng và sắc thái biểu cảm của tất cả các nhân vật trong phim. Vậy nên từng chi tiết được đầu tư kỹ lưỡng và rất chậm.
Máy quay hướng vào cận mặt các nhân vật nhằm mục đích gây ấn tượng với khán giả, bên cạnh đó hành động lắc đầu của các diễn viên cũng nằm trong ngụ ý ngôn ngữ cơ thể của đạo diễn.
Chính vì từng tình tiết trong phim được kéo dài nên nếu lỡ không theo dõi được một vài tập, khán giả cũng có thể dễ dàng theo kịp nội dung phim.
Cô dâu 8 tuổi dựa trên câu chuyện có thật tại một làng quê Ấn Độ, đề cập tới vấn đề thời sự nóng bóng tại đất nước này là nạn tảo hôn. Chính vì vậy, đã có một thời gian bộ phim bị ngưng phát sóng, nhưng được sự ủng hộ của khán giả bộ phim tiếp tục lên sóng trở lại.
Bộ phim xoay quanh cuộc sống của “người vợ” trẻ trong gia đình chồng với những nghi lễ áp đặt.
Theo thông tin ban đầu, bộ phim có độ dài gần 2.000 tập và vẫn đang tiếp tục sản xuất. Tuy nhiên, theo đại diện của kênh truyền hình Today TV thì khi chiếu tại Ấn Độ phim dài 22 phút/tập nhưng về Việt Nam đã được ghép hai tập thành một tập 45 phút để phát sóng, đồng thời cũng cắt bỏ những tình tiết dài dòng. Vậy nên bộ phim sẽ đến với khán giả Việt Nam chính xác là 900 tập.
Cô dâu 8 tuổi được phát sóng mỗi ngày một tập từ thứ hai đến thứ sáu hằng tuần trên kênh Today TV. Tuy nhiên, đáp ứng theo yêu cầu của đông đảo khán giả xem truyền hình, từ 27.6, Cô dâu 8 tuổi sẽ phát sóng lên thành mỗi ngày hai tập từ thứ hai đến thứ sáu hằng tuần.

Nguồn tin:   


Diễn viên Kiều Trinh luôn được khán giả nhớ tới bởi những hình ảnh nóng bỏng trên phim. Nhưng câu chuyện ngoài đời thật của nữ diễn viên này còn ly kỳ hơn cả phim ảnh.

Cuộc đời thăng trầm của nữ diễn viên đóng cảnh nóng nổi tiếng Việt Nam - ảnh 3
Năm 2011, Kiều Trinh bất ngờ được mời làm gương mặt đại diện cho game Ngọa kiếm - Ảnh chụp màn hình
Nói đến Kiều Trinh, khán giả luôn nhớ đến diễn viên chuyên đóng các cảnh nóng. Nổi tiếng khi đảm nhận các vai khó trong những bộ phim như Mùa len trâu, Rừng đen, Bi, đừng sợ!... Kiều Trinh được gắn mác “nữ diễn viên chuyên trị cảnh nóng trên màn ảnh Việt” khi những bộ phim này luôn vấp phải những ý kiến trái chiều khi có quá nhiều cảnh nóng táo bạo.
Thậm chí, có nhiều người ác cảm khi cho rằng đó là con người thật của chị. Nhưng đằng sau những vai diễn thành công đó, nữ diễn viên này có một cuộc đời lắm truân chuyên cùng nhiều lần “chết đi sống lại”.
Hai lần đò ngang
Nghỉ học năm lớp 9 vì nhà nghèo, Kiều Trinh theo học may rồi trôi dạt xuống Sài Gòn. Lấy chồng năm 18 tuổi, nữ diễn viên cùng gia đình cứ tưởng cuộc sống sẽ sung túc hơn nhưng mọi thứ không êm đềm như thế.
Với cuộc tình chóng vánh, hôn nhân vội vã, chồng Kiều Trinh nhanh chóng thay đổi. “Tôi thường xuyên bị chồng đánh. Anh hay say xỉn rồi giao du với đám người xấu. Mình tôi lo chuyện cơm áo gạo tiền, con nhỏ cùng sự dòm ngó, soi mói của gia đình chồng”, Kiều Trinh chia sẻ.
Dẫu vậy, Kiều Trinh vẫn lặng lẽ cam chịu cuộc sống bí bách như một chiếc bóng. Đến khi đứa con gái đầu lòng bi bô hỏi “Tại sao ba đánh mẹ?” thì nữ diễn viên mới bừng tỉnh.
Không muốn tuổi thơ con sống cùng những trận cãi vã, những trận đòn roi như cơm bữa của chồng dành cho mình, Kiều Trinh quyết ly hôn và giành lấy phần nuôi con. Tám năm sau, Kiều Trinh gặp gỡ và dọn về với một người đàn ông khác. Sau một thời gian ở chung và có thêm một cậu con trai, Kiều Trinh mới nhận ra đó là quyết định sai lầm.
Cuộc đời thăng trầm của nữ diễn viên đóng cảnh nóng nổi tiếng Việt Nam - ảnh 2 Kiều Trinh từng gây ấn tượng mạnh khi tham gia Bi, đừng sợ! - Ảnh chụp màn hình
Không những ham chơi, bê tha như người chồng trước, Kiều Trinh còn bị chính chồng ngược đãi đến nỗi chấn thương hộp sọ và đứng trước nguy cơ mất trí nhớ. Hôn nhân của nữ diễn viên cũng tan vỡ từ đó.
Kiều Trinh cho biết sở dĩ cuộc đời chị luôn vấp phải những sai lầm đến nỗi không thể đứng dậy được bởi chị yếu đuối chứ không cứng rắn và quyết đoán như các vai diễn trong phim.
“Đạo diễn Lê Hoàng từng không thể tin được khi hôn nhân của tôi tan vỡ lần thứ hai”, Kiều Trinh chia sẻ. Bởi lẽ, người từng một lần tan vỡ hôn nhân sẽ thận trọng hơn rất nhiều khi bước đến cuộc hôn nhân thứ hai. Nhưng Kiều Trinh lại vấp ngã hai lần với sự lựa chọn của mình. Nam đạo diễn cho rằng đó là do con người chứ không tại duyên phận.
Nhưng điều đáng nói, những cú ngã trong hai cuộc hôn nhân của chị chỉ là một phần trong mảng tối cuộc đời Kiều Trinh. Chị là một trong số ít những diễn viên có một cuộc đời ly kỳ hơn cả phim ảnh.
Mỗi bộ phim là một bi kịch
Một mình nuôi hai con giữa đất Sài Gòn chật vật, Kiều Trinh không thể nhớ đã dọn nhà, trốn nợ trong đêm bao nhiên lần và có bao nhiêu ngày nữ diễn viên phải nghĩ đến việc ngày mai các con sẽ lấy gì để ăn.
Nhưng dẫu vậy, cuộc đời của Kiều Trinh vẫn có những điều hạnh phúc nhất định. Giữa lúc cô gian nan nhất khi vừa làm công nhân, vừa làm nhân viên của một quán bar để kiếm tiền nuôi con, Kiều Trinh lại lọt vào mắt xanh của đạo diễn Nghiêm Minh và bén duyên với nghiệp diễn từ đó.
“Khi đó, trong khi các con quấy khóc đòi đồ chơi thì tôi tìm mọi cách để lẩn tránh. Bởi lẽ, một bữa no còn chưa có được thì lấy gì để tôi có thể mua những thứ đồ chơi đắt đỏ ấy cho con. Trên trang báo lúc đó lại có dòng chữ họp mặt người hâm mộ ca sĩ Long Nhật, tôi bèn dụ ngọt sẽ đưa con đến chơi”, Kiều Trinh kể lại.
Đến buổi họp mặt, cô tình cờ gặp diễn viên Lê Quang (vai Tư Tòng trong phim Đất Phương Nam). Kiều Trinh đánh bạo xin chữ ký rồi hai anh em thân nhau từ đó.
Diễn viên Lê Quang cũng chính là người giới thiệu Kiều Trinh vào vai chính bộ phim Mùa len trâu của đạo diễn Nghiêm Minh. Đây cũng là bộ phim đầu tiên cô góp mặt và là bước đệm lớn đánh dấu tên tuổi của cô cho đến ngày hôm nay. Nhưng cũng chính từ bộ phim này, cuộc đời Kiều Trinh xảy ra những biến cố to lớn khác.
Cách một tuần quay bộ phim Mùa len trâu, nữ diễn viên nhận được tin ba cô đột quỵ tại quê nhà Bình Phước. Nhìn những đau khổ tình duyên, khó khăn của việc chỉ quẩn quanh cơm áo gạo tiền khiến Kiều Trinh ngã gục. Cô dự định bỏ vai để về chăm sóc cho ba. Nhưng mẹ Kiều Trinh không cho phép cô làm điều đó. “Lúc đó mẹ nói tôi cứ đi đóng phim, chuyện nhà để mẹ lo vì bỏ cơ hội lần này thì cuộc đời khó mà lên được”, nữ diễn viên chia sẻ.
Sau thành công của bộ phim, tên tuổi Kiều Trinh có chút khởi sắc. Nhưng bi kịch cuộc sống cũng chưa dừng ở đó, cô liên tục vấp phải nỗi đau tình cảm cho đến bị lừa tiền, nợ nần chồng chất.
Ít lâu sau, mẹ Kiều Trinh phát chứng ung thư. Đó cũng là thời điểm cô mang thai đứa con thứ hai và vừa quay xong bộ phimCuộc phiêu lưu mùa hè. Ngày cô lâm bồn cũng là lúc mẹ Kiều Trinh hấp hối trên gường bệnh.
Ngay sau khi sinh con, Kiều Trinh tự ký giấy bảo đảm sức khỏe để về nhà chịu tang mẹ. Khó có thể diễn tả được nỗi khổ của phụ nữ mới sinh vừa bồng con còn đỏ hỏn để lo hậu sự cho mẹ.
Cuộc đời thăng trầm của nữ diễn viên đóng cảnh nóng nổi tiếng Việt Nam - ảnh 4Kiều Trinh (trái) và con gái (phải) giờ đây đã có cuộc sống ổn định hơn 
Có thể nói, dù con đường đi đến điện ảnh của Kiều Trinh gặp nhiều trắc trở nhưng không thể phủ nhận thành công cô gặt hái được qua từng vai diễn. Từ một diễn viên tay ngang, Kiều Trinh dần khẳng định hình ảnh dù đó là hướng đi nhiều diễn viên không dám thử. “Tôi trở thành diễn viên nhẹ tênh, không báo trước. Nhưng dù sự nghiệp thành công thì cuộc đời của tôi vẫn đầy đau khổ”, nữ diễn viên chia sẻ.
Dù sức khỏe suy kiệt do những biến cố đã qua nhưng cuộc sống của cô giờ đây đã hạnh phúc hơn rất nhiều, cô không còn ở nhà thuê và trốn nợ như trước. Gần đây nhất, con gái Thanh Tú của nữ diễn viên bất ngờ nhận giải Nữ diễn viên xuất sắc nhấttại lễ trao giải Viet Film Fest 2015 - Đại hội điện ảnh quốc tế diễn ra tại Mỹ với vai Linh trong phim Dịu dàng của đạo diễn Lê Văn Kiệt. Chính điều này đã tạo nên nhiều động lực hơn cho bà mẹ hai con này.
Nguyên Nguyễn

Nguồn tin:   


DỊCH VỤ

Liên hệ nhanh

DANH MỤC CHÍNH

Xã hội Thời sự kinh doanh Đời sống Công nghệ Quốc tế Website Cảm nang việc làm Thiên tai Phần mềm Sức khoẻ Lối sống Siêu bão Lễ hội Văn hoá Kiến thức Giáo dục 20/10 Doanh nghiệp Tình yêu - Giới tính Lễ Phật Đản Thủ thuật Giao thông Pháp luật Công dụng của đầu dừa Chuyện lạ Giải trí Thiết kế web Sản phẩm mới Y tế Công dụng Kinh tế Bảo mật Khuyến mãi - Giảm giá Võ Nguyên Giáp Ô tô 20/11 Giới tính Mưa lũ Ngày Nhà giáo Việt Nam Xe máy hosting Khoa học Sinh viên Blogger Du lịch Dịch vụ Người mẫu Seo web Facebook Hướng dẫn sử dụng Làm đẹp Thị trường Bất động sản Hack Hướng dẫn làm dầu dừa Khám phá Ngày của Mẹ Thời trang Video Dinh dưỡng Dầu dừa nguyên chất Kinh nghiệm Ngày Phụ nữ Việt Nam NukeViet Triều cường máy chủ Chăm sóc tóc Dân chơi Google Khuyến mãi Kinh nghiệp Lễ Vu Lan Tên miền Viễn Thông Hướng dẫn Kỹ năng bán hàng Nhân vật SEO Windows WordPress Themes Điện thoại Backlink CSS3 Cây lược vàng Dịch vụ vệ sinh HTML5 Hoa hau Hội thảo Mẹ và bé Mã màu Mỹ phẩm từ dầu dừa Themes Thể thao WordPress hà thủ ô Dầu dừa trắng da Giảm cân với dầu dừa Hoa hậu Hà Nội Hướng dẫn nâng cấp Khắc phục lỗi Mua dầu dừa ở đâu Nứt gót chân Template Thông tin về dầu dừa Tin tức Trị mụn trứng cá Tuyển dụng - Việc làm

Thống kê

Translate

Quan tâm nhiều

Theo thời gian

Contact Form

Name

Email *

Message *