Showing posts with label Hack. Show all posts
Showing posts with label Hack. Show all posts
 30 triệu người Việt lướt Facebook mỗi tháng và trung bình dùng 2,5 giờ mỗi ngày, gấp đôi thời gian xem tivi, hầu hết trên di động.
Người Việt thường xuyên lướt mạng xã hội mỗi ngày - Ảnh minh họa: Internet
Người Việt thường xuyên lướt mạng xã hội mỗi ngày - Ảnh minh họa: Internet
Theo thống kê được Facebook công bố, mạng xã hội này hiện có đến 30 triệu người Việt dùng mỗi tháng, đáng chú ý, đến 27 triệu người dùng Facebook trên thiết bị di động như smartphone hay tablet. Độ tuổi 18-34 chiếm 3/4.
Như vậy, con số này đã tăng gấp ba lần 10,6 triệu người Việt dùng Facebook kể từ cuối năm 2012, theo số liệu của InternetWorldStats.
Mỗi ngày, có đến 20 triệu người Việt dùng Facebook và 17 triệu người lướt Facebook trên di động. Trung bình mỗi người dành đến 2,5 giờ cho các hoạt động chủ yếu gồm trò chuyện với bạn bè, truy cập vào các trang thương hiệu, cửa hàng trên Facebook. Tăng so với thời gian trung bình 2,4 giờ sử dụng mạng xã hội vào đầu năm 2014 do WeAreSocial công bố.
Theo Allin1Social, đàn ông Việt sử dụng Facebook nhiều hơn phụ nữ, tỉ lệ 54,4% - 45,6%.
Infographic thông tin cơ bản về lượng người dùng VN trên mạng xã hội Facebook - Nguồn: Facebook công bố ngày 16-6
Infographic thông tin cơ bản về lượng người dùng VN trên mạng xã hội Facebook - Nguồn: Facebook công bố ngày 16-6
* Bạn tự thấy mình có nghiện FB không? Bạn sử dụng FB của mình như thế nào? Đâu là những sai lầm cần tránh của những người dùng FB? Hãy chia sẻ cùng TTO qua email tto@tuoitre.com.vn hoặc phần Ý kiến bạn đọc ngay dưới bài viết.
THANH TRỰC

Theo:http://nhipsongso.tuoitre.vn/   


Ứng dụng Kaspersky Phound sẽ hỗ trợ tối đa người dùng trong việc tìm lại thiết bị di động đang thất lạc hay bị kẻ gian đánh cắp.

Tìm điện thoại bị mất bằng Kaspersky Phound - 1
Giao diện ứng dụng Phound trên Android. 

Kaspersky Lab vừa ra mắt ứng dụng miễn phí dành cho Android mang tên Kaspersky Phound. Ứng dụng Phound bắt nguồn từ cụm từ Phone và Hound - giúp tìm thiết bị thất lạc một cách nhanh chóng và bảo vệ mọi thông tin giá trị được lưu trữ trên đó khỏi những con mắt tò mò.
Nếu một thiết bị bị mất hoặc bị đánh cắp, người dùng có thể nhanh chóng khóa nó lại để ngăn chặn các truy cập trái phép, cũng như sử dụng định vị GPS, GSM hoặc mạng Wi-Fi để tìm vị trí của nó trên bản đồ. Để tìm kiếm các thiết bị dễ dàng hơn, người dùng cũng có thể chụp ảnh với camera trước hoặc cho xuất hiện một tin nhắn lên màn hình của thiết bị.
Nếu điện thoại hoặc máy tính bảng đã mất tại nhà hoặc tại văn phòng, thiết bị có thể được tìm thấy với sự giúp đỡ của tính năng Alarm - tạo ra một âm thanh lớn và vang liên tục, chỉ dừng lại khi chủ sở hữu nhập vào một mã số bí mật.
Tìm điện thoại bị mất bằng Kaspersky Phound - 2
Phound sẽ hỗ trợ tối đa người dùng trong việc tìm lại thiết bị bị mất.

Giải pháp cuối cùng nếu không tìm thấy thiết bị, chủ sở hữu có thể sử dụng Phound để loại bỏ tất cả các dữ liệu cá nhân từ điện thoại và thẻ nhớ SD từ xa bao gồm danh bạ, tin nhắn, hình ảnh... cũng như yêu cầu  thực hiện một số thiết lập trên thiết bị.
Theo khảo sát Consumer Security Risks 2014 được thực hiện bởi Kaspersky đối với người dùng internet trong hơn một năm qua, cứ 20 người được hỏi thì có 1 người bị mất điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng do sự bất cẩn hoặc bị trộm.
Đồng thời, 38% người dùng thừa nhận rằng, thiết bị của họ có chứa dữ liệu bí mật mà họ không muốn bị rơi vào tay kẻ xấu. Kaspersky Phound đã được phát triển để ngăn chặn những tình huống này.
Kaspersky Phound hiện đã có sẵn để tài về từ Google Play dành cho Android với 8 thứ tiếng.
Trước đó, Kaspersky Lab đã cung cấp nhiều ứng dụng miễn phí dành cho di động cũng như người dùng gia đình, như Kaspersky Safe Browser (dành cho iOS và Windows Phone), Kaspersky QR Scan, Kaspersky Threat Scan, Kaspersky Internet Security (dành cho Android) và Kaspersky Password Manager (dành cho iOS và Androi).


Theo: Danviet.vn   


Lizard Squad không chỉ đánh sập trang Google Việt Nam mà còn tự tin công khai danh tính những thành viên tham gia và địa điểm thực hiện vụ tấn công. Vậy Lizard Squad là ai?

Vào trưa ngày 23/2, khi người dùng internet Việt Nam truy nhập vào địa chỉ google.com.vn, trình duyệt đã trả về hình ảnh một thanh niên đang selfie cùng chiếc iPhone đi kèm dòng chữ "Hacked by Lizard Squad, greetz frome antichrist, Brian Krebs, sp3c, Komodo, ryan, HTP & Rory Andrew Godfrey (holding it down in Texas)" thay vì khung tìm kiếm quen thuộc. Theo nhiều nhận định, đã có một số tác động vào hệ thống máy chủ DNS khiến cho khả năng tự động chuyển hướng hoạt động không được chính xác và sự cố ngày đươc gây ra bởi Lizard Squad, một nhóm hacker khá đình đám trên toàn cầu. Ngay bản thân nhóm cũng đã có những status mang nhiều hàm ý về sự việc này trên trang Twitter chính thức của mình.
Lizard Squad là ai?
Lizard Squad đã bắt đầu được biết đến với một loạt những cuộc tấn công DDoS (tấn công từ chối dịch vụ) vào các hệ thống mạng nổi tiếng trên toàn cầu. Bản thân Lizard Squad là một nhóm hacker được gây dựng bắt đâu từ hai thanh niên với tuổi đời còn rất trẻ.

Thành viên thứ nhất không cho biết tên thật, mà chỉ tiết lộ biệt danh là Ryan. Theo nhiều nguồn tin trên thế giới, thành viên này là một thiết niên người Phần Lan có tên là Julius Kivimäki, sử dụng nhiều biệt danh khác nhau bao gồm Zee, Zeekill và Ryan. Có tin cho biết Kivimäki đã bị cảnh sát Helsinki (Phần Lan) bắt hồi tháng 10.2013 vì nghi ngờ điều hành vụ botnet lớn gồm hơn 60.000 máy chủ web bị tấn công trên toàn thế giới. Báo chí Phần Lan đã từng đưa tin về vụ bắt giữ này, nhưng không nêu rõ tên thủ phạm.
Lizard Squad (tạm dịch là biệt đội thằn lằn). Ảnh: Internet

Thành viên thứ hai của Lizard Squad được cho là thanh niên 22 tuổi đến từ Anh với tên gọi Vinnie Omari. Tuy nhiên, đây cũng không phải là tên thật của hacker này. Theo BBC, một hacker 22 tuổi tuyên bố thuộc nhóm Lizard Squad và xưng tên là Number Two, cho biết nhóm hacker này đã tấn công các trang web “bởi vì chúng tôi có thể làm”. Anh ta cũng hé lộ động lực tấn công Microsoft hồi Giáng sinh vừa qua là nhằm chứng minh sự yếu kém trong các hệ thống của Microsoft và Sony.

Lizard Squad hoạt động một cách khá công khai và thường để lại chữ ký, địa điểm thực hiện cuộc tấn công cho mỗi phi vụ, thậm chí, nhóm cũng đăng những status chế giễu trên Twitter cá nhân của mình. Nhóm hacker này thường xuất hiện với hình ảnh Thằn lằn tượng trưng cho cái tên của mình.

Cuối tháng 12-2014, nhóm Lizard Squad đã mở một dịch vụ Lizard Stresser cho thuê công cụ "dội bom" DDoS để tấn công website mục tiêu "ngủm" trong 100 giây với giá từ 2,99 USD và 69,99 USD cho 8 giờ "không hoạt động nổi". Theo đó, bất kỳ ai cũng có thể bỏ ra chi phí rẻ mạt để thuê Lizard Stresser hạ gục hay làm tắc nghẽn website "không ưa", hay website của đối thủ.
Danh sách khách hàng của dịch vụ Lizard Stresser được công khai. Ảnh: Internet
Tuy nhiên, dịch vụ Lizard Stresser lại bị một hacker ẩn danh tấn công vào giữa tháng 1-2015, đánh cắp danh sách khách hàng của nhóm Lizard Squad. Tài khoản và mật khẩu khách hàng hoàn toàn không được bảo vệ bằng mã hóa, chỉ được lưu trữ theo dạng văn bản thô. Theo đó, nhóm Lizard Squad đã kiếm được hơn 11.000 USD trong thời gian ngắn qua những giao dịch bằng tiền kỹ thuật số Bitcoin từ 14.000 khách hàng thuê dịch vụ tấn công website Lizard Stresser.
Lizard Squad và những cuộc tấn công đình đám
Ngoài cuộc tấn công vào tên miền gooogle.com.vn vào ngày 23/2 vừa qua, Lizard Squad cũng thực hiện nhiều phi vụ đình đám khác trong thời điểm cuối 2014 và đầu năm 2015.

Từ đầu tháng 12.2014, Lizard Squad đã công bố các mục tiêu mà họ sẽ nhắm đến bao gồm các game của EA, Destiny, Xbox Live. Bên cạnh vụ đánh sập website của Malaysia Airlines và làm Facebook gặp sự trên toàn cầu hôm (27.1), Lizard Squad tuyên bố đứng sau vụ tấn công vào mạng lưới game của Sony và Microsoft hồi Giáng sinh vừa qua. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nghi ngờ về tính chính xác từ các thành viên của nhóm hacker này.
Công chúa nhạc đồng quê Taylor Swift cũng từng là nạn nhân của Lizard Squad. Ảnh: Internet


Thậm chí, ngày 27/1, Lizard Squad đã tấn công tài khoản Twitter của ca sỹ nổi tiếng Taylor Swift và sau đó dọa tung ảnh nude của cô. Song, Công chúa nhạc đồng quê đã lên tiếng khẳng định không có ảnh nude và nếu có thì đó là những bức ảnh giả mạo hoặc đã qua chỉnh sửa.

Rõ ràng, Lizard Squad đang thực sự là một mối nguy hiểm tiềm ẩn với các hệ thống an ninh mạng trên toàn thế giới. Nhiều nhận định cho rằng nhóm hacker này đang hành động một cách khá "trẻ con" để được nổi tiếng và kiếm tiền. Song, một trong hai thành viên của nhóm khẳng định họ không tấn công vì tiền mà nhằm mục đích chỉ ra điểm yếu kém của an ninh mạng, ngoại trừ dịch vụ "đâm thuê, chém mướn" website ở phần đầu.

Theo: http://xahoithongtin.com.vn/ 


Theo ông Nguyễn Thế Tân, Phó Tổng Giám đốc VCcorp, có nhiều dấu hiệu cho thấy Sinh Tử Lệnh là nhóm đã tấn công vào hệ thống của VCCorp thời gian gần đây. Ước tính khoảng 500.000 USD đã được đầu tư vào “chiến dịch” tấn công này.
Chiều tối nay, 5/11/2014, ông Nguyễn Thế Tân, Phó Tổng Giám đốc VCcorp vừa chia sẻ những thông tin mới nhất về kết quả truy tìm thủ phạm tấn công vào trung tâm dữ liệu (data center) của VCcorp mới đây khiến cho toàn bộ các sản phẩm của VCcorp và các báo điện tử mà công ty này đang vận hành kỹ thuật như Dân Trí, Người Lao Động, Gia đình và Xã hội…đã không thể truy cập được; tổng thiệt hại tới nay ước tính khoảng 20 – 30 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Thế Tân khẳng định phần mềm độc hại cài cắm vào hệ thống của VCcorp không phải phần mềm viết tay bởi một nhóm nghiệp dư hoặc một cá nhân thích học hỏi công nghệ, mà là một phần mềm chuyên nghiệp. Phần mềm kiểu này trên thế giới có trị giá khoảng 200.000 – 1 triệu USD. Bên cạnh khoản đầu tư phần mềm độc hại này, nhóm tấn công còn dành khoảng 3 – 5 người theo dõi hệ thống của VCcorp trong vòng 6 tháng. Ước tính tổng chi phí đầu tư cho “chiến dịch” tấn công vào VCcorp trung tuần tháng 10/2014 lên tới 500.000 USD.
Phó Tổng Giám đốc VCcorp nhiều lần nhấn mạnh thủ phạm tấn công VCcorp không phải là một vài cá nhân có mục đích phá hoại đơn thuần mà mà một tổ chức tội phạm chuyên nghiệp, thực hiện tấn công theo đơn đặt hàng. Mục tiêu tấn công chưa chắc đã là VCcorp mà có thể là các đối tác của VCcorp, hoặc cũng có thể đây là một cuộc tổng diễn tập của tội phạm mạng. Cơ quan an ninh đang tiếp tục điều tra xem tổ chức đứng sau vụ tấn công này là ai.
Thủ phạm tấn công VCcorp có thể là nhóm Sinh Tử Lệnh - Ảnh 1
Ông Nguyễn Thế Tân, Phó Tổng Giám đốc VCcorp chia sẻ thông tin với báo giới chiều 5/11/2014.
“Xâu chuỗi các hoạt động tấn công của nhóm thủ phạm gây thiệt hại cho hệ thống của VCcorp thì thấy có nhiều dấu hiệu thể hiện đây là nhóm Sinh Tử Lệnh, nhóm đã từng tấn công báo điện tử VietnamNet khoảng 4 năm trước, đến năm ngoái lại tấn công mở rộng ra 3 báo điện tử gồm Dân Trí,VietnamNet, Tuổi Trẻ, và năm nay đánh vào hệ thống hơn 20 tờ báo và trang thông tin điện tử… Có thể khẳng định các vụ tấn công này đều do một nhóm thực hiện vì có nhiều điểm tương đồng về cách thức tấn công, phong cách viết code (mã), có một số công cụ (tool) trùng nhau. Việt Nam không có nhiều nhóm hoạt động tinh vi như vậy. Trình độ tấn công của nhóm Sinh Tử Lệnh đã phát triển mạnh trong vài năm gần đây. Độ nguy hiểm, liều lĩnh cũng ngày càng cao. Chưa thể hình dung trong những năm tới sẽ có những đợt tấn công gây hại như thế nào”, ông Nguyễn Thế Tân nói.
Về người thực hiện các cuộc tấn công, lãnh đạo VCcorp khẳng định đã khoanh vùng được một vài đối tượng có tên tuổi, địa chỉ cụ thể. “Số người có khả năng thực hiện các cuộc tấn công thì nhiều, nhưng những người vừa biết tấn công vừa có khả năng viết bài, viết blog tốt thì rất ít. Trong các bài viết trên blog nói xấu VCcorp vô tình đã có những thông tin mà ít người biết. Đây cũng là dấu hiệu làm lộ tung tích của thủ phạm. Thông tin ban đầu cho thấy người này đang làm cho một công ty tại Việt Nam”, Phó Tổng Giám đốc VCcorp chia sẻ.
Lãnh đạo VCCorp nhấn mạnh rằng cuộc tấn công vào VCcorp có tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Nguy cơ và phạm vi lây nhiễm phần mềm gián điệpkhông chỉ dừng ở VCcorp mà có thể tác động tới mọi máy tính ở Việt Nam. Bởi vậy, lãnh đạo VCcorp đã quyết định theo đuổi vụ việc đến cùng để tiêu diệt tổ chức tấn công vào hệ thống để không còn gây hại cho cộng đồng trong thời gian tới.
Hiện VCcorp đã xây dựng được công cụ tiêu diệt phần mềm độc hại được cài cắm vào hệ thống của mình, sẽ công bố trên website của VCcorp để những người dùng máy tính tại Việt Nam nếu lo ngại máy tính của mình bị lây nhiễm thì có thể tải về để đảm bảo an toàn an ninh mạng.
Ông Nguyễn Thế Tân cũng thông tin thêm rằng phần mềm gián điệp tấn công vào hệ thống của VCCorp đã từng được trưởng nhóm điều tra củaGoogle công bố trên một bài báo quốc tế, trong đó cũng kết luận tổ chức sử dụng phần mềm này có liên quan tới nhóm Sinh Tử Lệnh.
Được biết, vụ tấn công vào VCcorp bắt đầu xảy ra ngày 13/10/2014. Tại thời điểm đó, trả lời ICTnews, đại diện VCcorp cho biết đây là sự cố trung tâm dữ liệu, chứ không thấy dấu hiệu của cuộc tấn công DDOS. Đến 15/10, sự cố có dấu hiệu được khắc phục, nhưng đến chiều 16/10 và sáng 17/10, một lần nữa, toàn bộ các trang trên lại không thể truy cập được. Trả lời ICTnews vào ngày 17/10, ông Nguyễn Thế Tân cho biết, có sự phá hoại trong sự cố xảy ra với công ty. Đến chiều ngày 18/10, các báo điện tử, các trang nội dung và một số dự án về thương mại điện tử của VCcorp mới hoạt động trở lại, tuy nhiên các dự án nhỏ khác và mạng xã hội như linkhay vẫn chưa thể khôi phục được. Đến hôm nay, 5/11/2014, ông Nguyễn Thế Tân khẳng định cơ sở dữ liệu của các báo điện tử đã được phục hồi 100%, hệ thống tên miền đã vận hành đầy đủ.

Theo:   


TTO - Ngày 26-10, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50), Công an Hà Nội, cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm có hành vi “kinh doanh trái phép” trên mạng Internet.

Nhóm nghi phạm này bị xác định đã sử dụng các key bản quyền (mã kích hoạt phần mềm có bản quyền) có mục đích phi lợi nhuận để bán cho các tổ chức cá nhân sử dụng, thu lời bất chính gần 570 triệu đồng và gây thiệt hại cho Microsoft Việt Nam gần 10 tỉ đồng.

Các nghi phạm bị bắt gồm Vũ Minh Quân (26 tuổi, trú tại Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên); Vũ Tuấn Anh (28 tuổi, trú tại đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội); Trần Tích Huy (24 tuổi, trú tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội) và Nguyễn Tiến Dũng (27 tuổi, trú tại Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội).

Trung tá Ngô Minh Quang, Đội trưởng Đội thương mại điện tử, PC50 Hà Nội, cho biết vào tháng 6-2013, Vũ Minh Quân đã tạo lập và quản trị trang web keybanquyen.org để rao bán, kinh doanh các key bản quyền phần mềm.

Trước đó, tháng 3-2013, Vũ Tuấn Anh cũng đã tạo lập trang web keybanquyen.info để quản trị và rao bán kinh doanh các key bản quyền.

Khi khách hàng có nhu cầu đặt mua và cài đặt bản quyền cho các phần mềm của Microsoft, Tuấn Anh và Quân sẽ tiến hành cài đặt và lấy tiền với chi phí rẻ hơn nhiều so với giá mua chính hãng hoặc từ đại lý.

Cả hai đều lấy lại key bản quyền này từ Nguyễn Tiến Dũng và Trần Tích Huy.

Trong thời gian từ khi tạo lập trang web để kinh doanh đến khi bị bắt giữ, cả hai đã kinh doanh, thu lợi được gần 570 triệu đồng.

Theo PC50 Hà Nội, qua xác minh nguồn gốc số key bản quyền tại Microsoft Việt Nam, cơ quan công an xác định hầu hết số key bản quyền này được cung cấp miễn phí cho các dự án phi lợi nhuận của nước ngoài.

Đồng thời mỗi key phải đi kèm một License, người kinh doanh không có License là vi phạm quyền kinh doanh của Microsoft.

Qua đối chiếu với mã key mà Microsoft cung cấp với số key các cá nhân trên đã bán, giá trị thực tế được xác định trên 9,9 tỉ đồng. Đây cũng chính là thiệt hại của Microsoft Việt Nam bị các nghi phạm trên gây ra.

Theo trung tá Ngô Minh Quang, sau khi bắt giữ, các nghi phạm trên đã khai nhận đầy đủ nội dung như trên và thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật. Vụ việc sau đó được chuyển sang cơ quan điều tra để tiếp tục điều tra vụ án theo quy định của pháp luật.

Ông Quang cũng khuyến cáo người sử dụng máy tính cần sử dụng các phần mềm có bản quyền chính thống để đảm bảo quyền lợi của mình trước sự xâm nhập của tội phạm công nghệ cao hiện nay.

Theo: nhipsongso.tuoitre.vn


Từ sáng sớm 13.10, một loạt các website lớn của VCCorp như Kenh14, Gamek, Genk, CafeF, và một số báo điện tử do VCCorp hợp tác vận hành kỹ thuật như báo Dân Trí, Soha… bị “chết cứng” không thể truy cập được. “Đây được coi là sự cố về hệ thống nghiêm trọng nhất từng xảy ra với VCCorp từ trước tới nay” -ông Nguyễn Thế Tân, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam (VCCorp) nói.

Như chúng ta biết, hệ thống của VCCorp là một hệ thống lớn, được bảo mật nghiêm ngặt, chuyện bị hack là khó xảy ra. Thế nên, không loại trừ khả năng, sự cố này bắt nguồn từ nguyên nhân bên trong (con người). Theo blog “VCCorp Tự truyện” tiết lộ thì chuyện này có thể do đấu đá nội bộ hoặc có nội gián phá hoại?.
Hệ thống của VCCorp là một hệ thống lớn, được bảo mật nghiêm ngặt, chuyện bị hack là khó xảy ra. Thế nên, không loại trừ khả năng, sự cố này bắt nguồn từ nguyên nhân bên trong (con người)?
Hệ thống của VCCorp là một hệ thống lớn, được bảo mật nghiêm ngặt, chuyện bị hack là khó xảy ra. Thế nên, không loại trừ khả năng, sự cố này bắt nguồn từ nguyên nhân bên trong (con người)?
Thậm chí, còn có tin cho rằng VCCorp bị chơi xấu, có kẻ phá hoại đã lấy cắp dữ liệu?. Vì xung đột quyền lợi nhóm, vì miếng cơm manh áo nên có nhiều kẻ sẵn sàng làm liều và vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Nếu thông tin được tiết lộ trong blog trên là đúng thì quả thật không thể chấp nhận được. VCCorp lớn như vậy mà bị nội bộ đá nhau như thế thì nguy hại quá, tổ chức càng lớn thì càng bị lỏng về tổ chức. 

Yêu cầu các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc điều tra xử lý nghiêm. Không để xảy ra vụ việc tương tự trong tương lai nhằm bảm bảo an ninh an toàn thông tin cho đất nước!



DỊCH VỤ

Liên hệ nhanh

DANH MỤC CHÍNH

Xã hội Thời sự kinh doanh Đời sống Công nghệ Quốc tế Website Cảm nang việc làm Thiên tai Phần mềm Sức khoẻ Lối sống Siêu bão Lễ hội Văn hoá Kiến thức Giáo dục 20/10 Doanh nghiệp Tình yêu - Giới tính Lễ Phật Đản Thủ thuật Giao thông Pháp luật Công dụng của đầu dừa Chuyện lạ Giải trí Thiết kế web Sản phẩm mới Y tế Công dụng Kinh tế Bảo mật Khuyến mãi - Giảm giá Võ Nguyên Giáp Ô tô 20/11 Giới tính Mưa lũ Ngày Nhà giáo Việt Nam Xe máy hosting Khoa học Sinh viên Blogger Du lịch Dịch vụ Người mẫu Seo web Facebook Hướng dẫn sử dụng Làm đẹp Thị trường Bất động sản Hack Hướng dẫn làm dầu dừa Khám phá Ngày của Mẹ Thời trang Video Dinh dưỡng Dầu dừa nguyên chất Kinh nghiệm Ngày Phụ nữ Việt Nam NukeViet Triều cường máy chủ Chăm sóc tóc Dân chơi Google Khuyến mãi Kinh nghiệp Lễ Vu Lan Tên miền Viễn Thông Hướng dẫn Kỹ năng bán hàng Nhân vật SEO Windows WordPress Themes Điện thoại Backlink CSS3 Cây lược vàng Dịch vụ vệ sinh HTML5 Hoa hau Hội thảo Mẹ và bé Mã màu Mỹ phẩm từ dầu dừa Themes Thể thao WordPress hà thủ ô Dầu dừa trắng da Giảm cân với dầu dừa Hoa hậu Hà Nội Hướng dẫn nâng cấp Khắc phục lỗi Mua dầu dừa ở đâu Nứt gót chân Template Thông tin về dầu dừa Tin tức Trị mụn trứng cá Tuyển dụng - Việc làm

Thống kê

Translate

Quan tâm nhiều

Theo thời gian

Contact Form

Name

Email *

Message *