Tin từ Viện KSND huyện Cư M’gar (tỉnh Đắk Lắk) ngày 28-6, cho biết vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với T.B.K (SN 1983, ngụ xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar) để điều tra làm rõ hành vi dâm ô đối với trẻ em.
Ảnh minh họa
Thông tin ban đầu cho biết, chiều 22-6, K. cùng bạn là anh Ph. C. ngồi nhậu tại nhà hàng xóm anh C. Đến khoảng 15 giờ cùng ngày, K đi qua nhà anh C để vệ sinh. Khi đi vào phòng khách, K thấy con gái anh C là cháu P.T.B. (SN 2014) đang nằm ngủ trên võng nên nảy sinh ý định dâm ô với cháu B.
K bế cháu B ra sau khu vực nhà bếp rồi thực hiện hành vi dâm ô với cháu B. Lúc này, cháu B tỉnh dậy và khóc nên K dừng lại rồi đi sang nhà hàng xóm nhậu tiếp.
Sau khi về nhà, thấy cháu B có biểu hiện bất thương nên anh C đã kiểm tra và phát hiện phần kín cháu B bị tổn thương. Nghi ngờ K thực hiện hành vi đồi bại với con mình nên anh C đã làm đơn tố cáo. Tại cơ quan điều tra, bước đầu K đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
Dân trí Để chống lại bệnh sốt rét, các nhân viên y tế phải thường xuyên đi bắt muỗi về để nghiên cứu. Cứ đều đặn mỗi tháng 2 lần, họ lại trắng đêm lấy thân mình làm “mồi” nhử muỗi.
Cả đêm ngồi bắt muỗi
Y sĩ Đặng Hoàng Thế lấy thân làm mồi nhử muỗi - Ảnh Vĩnh Thủy
Định kỳ, mỗi tháng y sĩ Đặng Hoàng Thế, Khoa Sốt rét - ký sinh trùng, côn trùng, Trung tâm Y tế (TTYT) dự phòng tỉnh Đồng Nai lại thực hiện công việc bắt muỗi để phục vụ nghiên cứu. Mỗi lần như vậy thường kéo dài 3 ngày 2 đêm. Trong 4 năm công tác tại TTYT dự phòng, anh Thế không nhớ nổi mình đã có bao nhiêu đêm thức trắng nhử muỗi như vậy.
Anh Thế kể, lúc mới về làm việc tại Khoa Sốt rét - ký sinh trùng, côn trùng vào năm 2011, nhân lực về lĩnh vực sốt rét còn ít nên hầu như tháng nào anh cũng phải đi săn muỗi vài lần. “Ngay lần đầu đi làm “mồi” cho muỗi ở khu rừng của huyện Vĩnh Cửu, tôi đã bị muỗi chích đến bị bệnh sốt rét. Có đêm làm việc, tôi bị cả hơn chục con muỗi Anopheles Dirus (loài muỗi truyền bệnh sốt rét hàng đầu) đốt” - Y sỹ Thế nhớ lại.
Theo chia sẻ của anh Thế, loại muỗi Anopheles rất thông minh, chúng không bị đánh lừa bởi bẫy ánh sáng, cách duy nhất để tìm hiểu chúng là lấy thân mình để nhử. Chúng chỉ hoạt động mạnh nhất vào buổi tối. Do vậy thời gian bắt muỗi của các nhân viên y tế thường bắt đầu từ 18h tối hôm trước đến sáng hôm sau. Trong thời gian phơi mình làm mồi cho muỗi, các nhân viên y tế không chỉ bị loài muỗi Anopheles “tích cực” đốt mà còn bị nhiều loài khác bu lại cắn, đốt...
Do chỉ chú trọng bắt muỗi gây bệnh sốt rét nên các loài muỗi khác chỉ có thể đuổi đi hoặc đập chết. Mỗi loài muỗi đều có khung giờ đốt người nhất định. Khi bắt muỗi Anopheles, cần phải xác định cấu trúc thành phần loài, ái tính, sự thay đổi véc tơ gây bệnh của muỗi. Có những loài muỗi truyền bệnh, năm trước bắt được nhưng năm sau lại không thấy xuất hiện.
“Bãi săn” của các thợ săn muỗi thường ở những nơi muỗi sinh sống nhiều như trong các cánh rừng, các chuồng gia súc (trâu, bò). Bởi vậy có không ít tình huống bi hài đã đến với những thợ săn này. “Ôi! Tôi bị bò đá hoài đấy. Lần đầu vào chuồng bò bắt muỗi, tôi không thể nào sờ vào được con bò để bắt muỗi. Đứng trước mặt nó, thấy nó cứ dúi đầu ra đằng trước nên tôi sợ nó húc. Thấy vậy, tôi chuyển xuống đứng ngay sau đuôi bò. Vậy là nó đá cho tôi một cái đau điếng, vỡ hết đồ nghề. Tối đó, kế hoạch bắt muỗi của tôi bị phá sản” – Y sĩ Thế hài hước kể.
Gây mê cho muỗi, mơ có loài muỗi mang tên... mình!
Sau khi bị bắt, muỗi được “gây mê” và nhốt vào các ống thủy tinh để phục vụ nghiên cứu - Ảnh Vĩnh Thủy
Làm công tác về phòng chống sốt rét từ năm 1985, điều dưỡng Nguyễn Đức Linh cũng đã gắn liền với công việc bắt muỗi từ nhiều năm. Tất cả các khu rừng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, điều dưỡng Linh đều đã từng đặt chân đến bắt muỗi. Theo điều dưỡng Linh, hầu như ai làm công việc đưa thân mình làm “mồi” cho muỗi đều bị bệnh sốt rét. Trước đây, mỗi lần vào rừng, nhân viên y tế, hay người dân đều phải uống thuốc phòng bệnh. Hiện nay, phương pháp này không còn hiệu quả, chỉ khi nào bắt đầu mắc bệnh mới uống thuốc điều trị.
“Nhiều lần ngồi ở bìa rừng, chúng tôi còn gặp cả thú rừng, gặp thú nhỏ thì đỡ, khi gặp thú lớn chúng tôi chỉ còn cách lánh nạn để chúng không làm hại đến mình. Trường hợp đi bắt muỗi ở chuồng gia súc thì bị trâu, bò đá như cơm bữa” - Điều dưỡng Linh kể.
Cũng theo anh Linh, để định loại được loài muỗi Anopheles (có đến 60 loài) phải giữ lại được chân, cánh và cánh phải xòe. Nếu để muỗi sống rồi di chuyển sẽ khiến muỗi không còn nguyên vẹn, khó xác định loài. Do đó sau khi bắt được muỗi, những thợ săn này phải gây mê cho muỗi nằm yên. Cứ làm việc 45 phút, họ phải ngừng lại để gây mê cho muỗi, “thuốc mê” của muỗi chính là… khói thuốc lá!.
Nhiều năm làm công tác bắt muỗi, điều dưỡng Linh cho rằng, chỉ yêu và đam mê với nghề thì mới làm được công việc này. Bởi việc bắt muỗi quá vất vả, đêm nào cũng phải thức đêm ngồi một mình giữa rừng hoặc vào chuồng gia súc. Ngoài ra, mỗi lần bị sốt rét, việc bị sút vài kg là bình thường.
Thế nhưng công việc “lạ đời” này cũng mang đến cho họ không ít niềm vui. “Một lần vào năm 2011, tôi bắt được một con muỗi hiếm. Sau khi phân tích, các bác sĩ của khoa cho biết, từ năm 2000 đến nay, đây là lần đầu thấy loài muỗi này xuất hiện lại. Nghe vậy, tôi vui mừng lắm, cứ như mình vừa bắt được một thứ quý giá. Tôi mơ ước một ngày nào đó sẽ có loài muỗi mang tên mình” – Y sĩ Thế nói.
Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng Khoa Sốt rét - ký sinh trùng, côn trùng TTYT dự phòng tỉnh Đồng Nai, khoảng 20 năm trở lại đây, bệnh sốt rét đã không còn là nỗi ám ảnh với người dân, ngành y tế nữa. Ngoài công sức phòng chống bệnh của ngành y tế, cộng đồng còn có sự góp sức không nhỏ của những nhân viên y tế chuyên đi làm “mồi” cho muỗi như y sĩ Thế, điều dưỡng Linh.
“Việc đi bắt muỗi là quy định về chuyên môn. Anh em làm công việc này khá vất vả do phải thức đêm để làm việc ở những nơi có mức độ lưu hành bệnh nhiều. Người làm “mồi” cho muỗi phải để trần, giơ chân ra cho muỗi đốt nên nguy cơ bị bệnh là rất cao… chỉ có thực tâm yêu cái nghề này mới gắn bó được” – Bác sĩ Tùng nhấn mạnh.
Trong nghiên cứu muỗi truyền bệnh sốt rét, các nhà khoa học về côn trùng đã thực hiện phương pháp điều tra bằng cách bắt muỗi ở chuồng gia súc, bìa rừng vào ban đêm để thu thập dữ liệu. Sau khi bắt muỗi, gây mê, họ sẽ phân tích để biết được: thành phần loài, đặc tính, ái tính (muỗi đốt người hoặc động vật hoặc cả 2), sự thay đổi của véc tơ truyền bệnh sốt rét,… Từ đó, họ sẽ có cách phòng bệnh sốt rét hiệu quả theo từng vùng nhất định.
Bất ngờ bị tên cướp xông vào nhà cướp tài sản, rồi dùng vũ lực để hãm hiếp nạn nhân. Tuy nhiên, sau đó nạn nhân lại đồng ý cho hung tủ làm “chuyện ấy”.
Bất ngờ bị tên cướp xông vào nhà cướp tài sản, rồi dùng vũ lực để hãm hiếp nạn nhân. Tuy nhiên, sau đó nạn nhân lại đồng ý cho hung tủ làm “chuyện ấy” và còn hướng dẫn kỹ lưỡng cho hung thủ biết cách mang bao cao su. Nạn nhân rút lại tố cáo hung thu hiếm dâm, chấp nhận “ khuyến mại” cho hung thủ làm “chuyện ấy”.
Thấy nạn nhân trẻ đẹp tên cướp đòi làm "chuyện ấy"
Mới đây, cơ quan điều tra công an quận Lê Chân, TP. Hải Phòng cho biết, vừa tiếp nhận một vụ tố cáo bị cướp tài sản và hãm hiếp ngay tại nhà.
Nạn nhân là chị Dương Thị Thu H. (sinh 1988, ở Đông Trà, phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân) đến cơ quan công an tố cáo mình bị một thanh niên vào tận nhà cưỡng hiếp và cướp mất chiếc máy tính, điện thoại di động và 3 triệu đồng.
Chị H. cho biết, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, chị học hành dang dở nên chẳng có nghề nghiệp gì trong tay. Rời quê Quảng Ninh, H. phiêu dạt về Hải Phòng làm ăn đã mấy năm nay.
Lúc đầu mới đến Hải Phòng, H. được người quen giới thiệu làm nhân viên phục vụ cho mấy quán karaoke trên đường Nguyễn Văn Linh. Đi làm được một thời gian, khi tích cóp được chút vốn liếng, H. không theo công việc tiếp viên nữa mà tự đứng ra mở một cửa hiệu trang điểm nho nhỏ. H. thuê một phòng trọ trên đường Đông Trà vừa làm chỗ ở vừa làm cửa hiệu, hàng ngày phục vụ chị em trong khu nhà trọ và những người xung quanh…
Công việc của H. mặc dù không cho thu nhập cao nhưng ổn định. Ngoài chi phí sinh hoạt hàng ngày, mỗi tháng H. cũng để ra được chút ít mua sắm, trang trải cuộc sống. Niềm mong mỏi của H. là có được chiếc máy tính để lên mạng tìm kiếm thông tin, giao lưu với bạn bè hoặc để giải trí những lúc vắng khách. Bởi vậy khi dành dụm được một số tiền, H. đã đi mua một chiếc máy tính xách tay về dùng.
Đối với H. có được chiếc laptop hiệu acer gần 10 triệu đồng là một tài sản lớn. Vì thế H. luôn cất rất cẩn thận, mỗi khi đi đâu là đều bỏ vào tủ khóa rất cẩn thận. Tuy nhiên, không ngờ cũng bị trộm vào nhà cạy tủ “cỗm”, nhưng rất may sau đó tên cướp này đã bị tóm, trả lại máy.
Hú hồn, sau khi tài sản tưởng chừng đã mất vẫn lấy lại được, H. lại kỹ lưỡng hơn. Mỗi khi đi đâu, ngoài cất máy tính vào tủ khóa kỹ, H. còn dặn hàng xóm trông dùm nhà , không để mất lần thứ 2. Vậy mà không ngờ cách đây khoảng 2 tháng, khi H. đang ngồi bên chiếc máy tính để online với một số bạn quen trên mạng. Bất ngờ, một thanh niên lạ mặt đột nhập vào nhà dùng vũ lực đe dọa cướp chiếc máy tính laptop, chiếc điện thoại di động và 3 triệu đồng. Điều đáng nói hơn, tên cướp này còn làm “ chuyện ấy” với H. một cách thỏa mái trước khi rời “ gót ngọc” ra đi.
Nạn nhân hướng dẫn tên cướp làm “chuyện ấy”
Cách đây 2 tháng, Dương Thị Thu H., đến công an phường Dư Hàng Kênh (quận Lê Chân, TP.Hải Phòng) trình báo sự việc trên.
Sau đó, bằng công tác nghiệp vụ, công an đã truy tìm ra được hung thủ. Thủ phạm được xác định là chàng trai trẻ Nguyễn Văn Thành (sinh 1996, ở xã Tân Phong, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng )
Sau đó, Thành được giữ khi đang lẩn trốn ở nhà cha đẻ cùng tang vật là chiếc máy tính xách tay hiệu Acer và 1 điện thoại di động.
Khác hẳn với sự hung hãn của kẻ cướp trước đó, Thành tỏ ra ngoan ngoãn và rất thành khẩn khai báo về hành vi phạm tội của mình và cả cho đến khi kể về số phận éo le của mình. Hiện tại Thành phải sống dựa vào 2 người chị gái trong lúc mẹ đi tù, còn bố sức khỏe yếu.
Số phận của Thành có lẽ chuyển sang ngã rẽ mịt mùng, từ khi hắn từ TP.HCM trở ra Hải Phòng.
Lúc này, sau khi đã học được nghề may, Thành định bụng sẽ cùng với chị gái mưu sinh. Tuy nhiên, khi biết chị gái cũng đang thất nghiệp, Thành tỏ ra buồn chán, đi thuê nhà trọ và vùi đầu vào các trò chơi trên mạng.
Đến khi không còn tiền ăn tiêu, Thành cùng đám bạn đi trộm cắp và bị công an bắt, xử lí hành chính, giao cho địa phương và gia đình quản lí, giáo dục. Tuy nhên, cũng chỉ được mấy ngày, sau đó Thành lại tiếp tục trộm cắp, cướp giật.
Trong một lần tình cờ, đi ngang qua phòng trọ của chị H., Thành phát hiện chị H. đang ngồi một mình lướt Web trên chiếc máy vi tính. Lúc này, Thành liền nhảy vào, bịt miệng chị H. rồi đè chị xuống ghế.
Chị H. vùng vẫy kêu cứu, Thành lấy chiếc kéo trên mặt bàn đe dọa “nếu kêu sẽ đâm chết”. Trong lúc giằng co, chiếc kéo văng ra, Thành đẩy chị H. vào nhà vệ sinh và lấy con dao treo tường tiếp tục đe dọa… Trong lúc giằng co, thân thể của Thành và chị H. va chạm với nhau. Nhìn thân thể chị H. trắng trẻo, nước da mịn màng và một thân hình cũng khá hấp dẫn, Thành lại không kiềm nổi cơn dục vọng của mình.
Sau một thời gian giằng co, chị H.thấy mệt mỏi và đành khuất phục. Lúc này, Thành liền đẩy nhẹ chị H. vào bên trong phòng ngủ và đòi làm “chuyện ấy”
Biết mình không thể nào chống cự trước sự hung hãng của Thành, chị H. liền nảy ra ý định đưa Thành một số tiền đi nơi khác kiếm gái quan hệ.
Tuy nhiên, sự ham muốn nhục dục của Thành đối với chị H. là điều không thể nào ngăn cản, Thành vẫn một mực muốn được làm “chuyện ấy” với chị H.
Lúc này chị H. đành chấp nhận yêu cầu của kẻ cướp cuồng dâm này. Nhưng trước khi làm chuyện ấy” , chị H. đề nghị Thành phải dùng bao cao su để tránh không lây bệnh truyền nhiễm.
Sau đó, chị H. vào phòng lấy bao cao su đưa cho Thành. Nhưng với một thanh niên mới lớn, chưa từng quan hệ lần nào, Thành tỏ ra khá bỡ ngỡ trong việc sử dụng bao, không biết cách sử dụng như thế nào. Buộc lòng chị H. phải hướng dẫn tỷ mỹ cho Thành cách mang bao cao su để quan hệ.
Theo các điều tra viên, trong diễn biến điều tra vụ án phát sinh nhiều tình tiết hết phức tạp. Nạn nhân bị hung thủ hãm hiếp bắt làm “ chuyện ấy”, nhưng khi cơ quan điều tra yêu cầu giám định pháp y để xác định thì nạn nhân lại từ chối. Lúc này, nạn nhân rút lại việc tố hung thủ hiếp dâm, chỉ tố về hành vi trộm cướp tài sản và cho biết “ khuyến mại” hành vi hiếm dâm trên.
Ngoài ra, nạn nhân bị cướp tài sản và hiếp dâm đã hơn 1 ngày sau mới đến trình báo cơ quan công an.
Theo chị H. lẽ ra chị đã không tố cáo hành vi của Thành, nếu như Thành chỉ làm “ chuyện ấy” với chị. Tuy nhiên, chị H. căm phẫn, sau khi đã làm “ chuyện ấy” xong với mình, Thành còn lấy cả Laptop, điện thoại di động và tiền bỏ trốn.
Một cô bé 16 tuổi đã bỏ trốn cùng người tình đã có vợ. Kết quả, cô gái bị chính người nhà giết hại rồi đốt xác.
Sự việc đau lòng này xảy ra hôm 14-5 tại làng Ametha ở quận Gaya, thuộc bang Bihar, Ấn Độ.
Theo thông tin từ Daily Mail, thiếu nữ 16 tuổi có tên Parvati Kumari đã đem lòng yêu người họ hàng là anh Jairam Manjhi, 25 tuổi. Éo le thay, Manjhi đã có vợ và 3 con.
Đương nhiên, mối tình của họ không được chấp nhận, vì vậy cả hai đã bỏ trốn. Tuy nhiên, những người dân làng đã phát hiện và bắt được họ ngay tại ga xe lửa Gaya.
"Họ bị đưa về làng, sau đó bị đánh đến chết rồi đốt xác" - ông Manu Maharaj, cảnh sát trưởng quận Gaya biết. Theo ông, khoảng 15 người đã trực tiếp tham gia hành hình đôi tình nhân trẻ trước sự chứng kiến của hơn 100 dân làng nhưng không ai phản đối hay can thiệp. Cảnh sát chỉ biết tin khi một người dân làng bên trình báo về vụ việc.
Hiện tại, một phụ nữ có liên quan đã bị bắt, bà là người nhà của Kumari. Cảnh sát cũng đang tìm kiếm 14 người khác, trong đó có một số là họ hàng của cô.
Phong tục "giết người vì danh dự" hiện vẫn còn phổ biến tại Nam Á như Pakistan, Afghanistan và một số vùng của Ấn Độ. Theo phong tục này, những người bị cho là làm "ô danh" gia đình và họ hàng sẽ bị mọi người đánh đến chết.
Theo một thống kê không chính thức, mỗi năm có hàng trăm người ở Ấn Độ bị giết do yêu hay kết hôn trái với mong muốn của gia đình. Chính quyền Ấn Độ đã cố gắng xóa bỏ tệ nạn này, cụ thể vào năm 2011, Tòa án tối cao của Ấn Độ tuyên bố những kẻ "giết người vì danh dự" sẽ đối mặt với án tử hình. Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa được cải thiện và các vụ giết người vẫn liên tục diễn ra.
Sau khi đi nhậu về, Em và bạn gái xảy ra mâu thuẫn. Không kiềm chế được bản thân, nghi can này dùng dao đâm trúng ngực thiếu nữ, khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.
Ngày 13/5, cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết, đã khởi tố, bắt tạm giam Trần Văn Lượm Em (30 tuổi, ngụ xã Cồn Thiên, huyện Chợ Lách, Bến Tre) để điều tra hành vi Giết người. Vụ án mạng xảy ra tại nhà trọ thuộc xã Thành Tâm, Chơn Thành.
Theo cơ quan điều tra, ngày 9/5, sau khi đi nhậu về, Em và chị Lê Thị Thanh Hải (23 tuổi, ngụ thị trấn Tri Tôn, tỉnh An Giang) xảy ra cãi nhau.
Trong lúc cự cãi, Em đã xông vào đánh bạn gái rồi dùng dao đâm trúng ngực chị Hải. Hậu quả, nạn nhân tử vong tại chỗ.
Gây án xong nghi can bỏ trốn, nhưng bị công an huyện và công an tỉnh Bình Phước phối hợp bắt giữ.
Qua khai nhận ban đầu, Em nghi ngờ bạn gái mình có tình cảm với người khác nên cả hai xảy ra mâu thuẫn. Do say rượu, hung thủ đã dùng dao đoạt mạng người yêu.
Làng Thành Tín - được xem như một tiểu sa mạc nhưng hàng trăm năm nay, cánh đồng làng vẫn xanh tốt như một biệt lệ của tự nhiên nhờ hai giếng cổ ở cuối làng.
Làng Thành Tín ở xã Phước Hải (Ninh Phước, Ninh Thuận) nằm kẹt giữa hai vùng hạ lưu con sông Cái và sông Lu, mùa nắng cũng như mùa lụt, những dòng nước từ hai con sông chủ lưu của xứ hoang mạc này chưa bao giờ chảy được về làng.
Một mặt nữa của làng lại giáp những động son (cát đỏ) cao như núi vây bọc.
Cùng với Nam Cương, Tuấn Tú, Từ Tâm... - những ngôi làng không ăn được nước từ hai con sông ấy, Thành Tín vẫn được coi là một tiểu sa mạc.
Mạch nước mát quanh năm
Men theo những trảng cát bỏng tôi về Thành Tín khi người Chăm ở đây đang vào vụ gặt. Phía xa là động cát, hơi nóng phả lên hừng hực nhưng cánh đồng làng Thành Tín vào vụ gặt vẫn vàng ươm, máy gặt đập liên hợp hối hả xả ra những bao lúa mẩy hạt.
Một phần trong những khoảnh ruộng đang gặt ấy được ăn nước từ hai giếng cổ quây bằng gỗ đã bạc màu thời gian.
Ông Kiều Ngọc Sinh, năm nay 91 tuổi, một ông giáo làng người Chăm là thế hệ thứ tư trong dòng tộc giữ giếng cổ, dẫn tôi ra thăm giếng. Giữa trưa hè, dòng nước chảy từ hai giếng cổ làm mát dịu cái nắng từ động cát phả vào.
Thật lạ, giữa một vùng khô cằn xung quanh không có con sông con suối, hồ đập nào nhưng trong lòng giếng mạch nước vẫn phun trào, nhìn rõ mặt nước đang sôi lên.
Lạ hơn nữa, cả hai giếng cổ cách nhau chừng 10m lại được đào rất nông, chỉ sâu chừng 2m nhưng nước chảy quanh năm.
Dưới đáy giếng là đá tảng và khác với các giếng nước thông thường có hình tròn được xây gạch phía ngoài, giếng cổ Thành Tín lại được quây theo hình vuông bằng gỗ da đá.
Cũng như bao công trình trị thủy khác của người Chăm, giếng cổ Thành Tín được chia làm hai: Giếng Đực và giếng Cái để phân biệt hai nơi lấy nước riêng biệt cho nam, nữ trong làng.
Phía ngoài miệng giếng, người Chăm đã đào một dòng mương nhỏ dẫn thẳng ra cánh đồng Thành Tín và dòng nước cứ thế chảy đều đặn ra đồng, mặt nước xanh thẫm thấy rõ cả những đàn cá bơi ngược từ đồng vào giếng rỉa rêu, từng bầy dê, cừu thong thả gặm cỏ bên dòng mương.
Ông Thành Ngọc Sinh kể từ thuở bé chăn trâu quanh giếng cổ cho đến khi được trao trọng trách giữ giếng cho làng ông chưa bao giờ thấy giếng cạn. Mùa nắng hay mùa mưa mạch giếng vẫn chậm rãi nhưng hào phóng cấp nước cho làng Thành Tín.
Chỉ tay về phía cánh đồng đang vào vụ gặt dưới chân động cát, ông Sinh nói không nhớ cánh đồng ấy rộng bao nhiêu nhưng chỉ biết thời ông còn mạnh tay mạnh chân thì mỗi vụ cả làng phải gieo đến 10 xe bò lúa giống mới đủ, tất cả đều ăn nước từ hai giếng cổ này.
Vỗ vào thành giếng có những dòng chữ Chăm được khắc nắn nót, ông Kiều Ngọc Sinh nói cứ 30 năm làng lại lên rừng cúng, xin chặt cây da đá để xẻ ván làm lại thành giếng một lần.
Bây giờ làng Thành Tín đã có nước máy, người Chăm dù không còn dùng nước giếng để sinh hoạt nhưng ông Kiều Ngọc Sinh nói mạch nước ấy với làng vẫn là mạch nước trong lành và linh thiêng nhất.
Tất thảy người Chăm trong làng khi có lễ lạt, thờ cúng của làng hay gia đình đều ra giếng múc nước đem về làm lễ.
Có thể đào thêm nhiều “giếng cổ”
Vốn là một ông giáo làng có chút chữ nghĩa, ông Thành Ngọc Sinh cho biết sử sách của người Chăm ghi lại giếng cổ Thành Tín có từ thời vua Poklongirai thế kỷ 12.
Thời đó vùng Thành Tín chưa có người ở, có lẽ vua Chăm xưa chỉ đào giếng để phục vụ một công việc tạm thời nào đó của quân lính.
Mãi sau này khi làng Thành Tín được khai lập, tộc họ của ông Kiều Văn Sinh là những người được sở hữu giếng cổ vì giếng nằm ngay trong khu rẫy của dòng tộc.
Nhưng do nước giếng quá nhiều, chảy quanh năm nên dần dần thành một giếng chung cho cả làng. Và ông Sinh là thế hệ thứ tư trong tộc họ lãnh trách nhiệm giữ giếng cho làng.
Câu chuyện về giếng cổ Thành Tín không chỉ dừng lại trong câu chuyện truyền miệng của người Thành Tín mà với một kỹ sư thủy nông đã hơn 30 năm gắn bó với xứ hoang mạc như ông Dương Tấn Ngọc, đó lại là một câu chuyện về kỹ thuật dẫn thủy nhập điền thú vị nữa của người Chăm.
Ông Ngọc kể năm 2005, trong cơn hạn hán lịch sử của Ninh Thuận, ông là trạm trưởng thủy nông Ninh Phước đã về Thành Tín và quyết định mở rộng đường mương dẫn nước từ hai giếng cổ, nhờ vậy cứu được hơn 20ha lúa của vùng Thành Tín và Hòa Thủy kề bên.
“Tôi đem câu chuyện này kể với nhiều đồng nghiệp tỉnh khác, ai cũng tròn mắt vì không thể tin hai giếng sâu 2m, bề rộng 1m lại cứu được cả cánh đồng. Nhưng tôi tin không chỉ hai giếng mà vùng đất này còn có thể đào được hàng chục giếng nữa” - ông Ngọc nói.
Ông Dương Tấn Ngọc giải thích chính ở vùng đất tứ bề là cát bỏng, không có con sông dòng suối nào lại chứa đựng nguồn tài nguyên nước phong phú.
Tổ tiên xưa của người Chăm đã rất khôn khéo đào những cái giếng ngay dưới chân động cát, đó là nơi những mạch nước dồn từ trên xuống, được cát giữ lại và quanh năm đều có thể phun trào.
“Người Chăm gọi những cánh đồng ăn nước từ giếng cổ là cánh đồng im (tiếng Chăm có nghĩa là những cánh đồng ăn nước quanh năm). Chuyện đó thật ra không có gì bí ẩn, thiên nhiên khắc nghiệt nhưng không lấy đi của ai tất cả bao giờ” - ông Dương Tấn Ngọc tâm đắc.
Không chỉ những con đập, những dòng kênh mà chính sự đối đãi với nhau của người dân xứ hoang mạc đã giúp họ tồn tại trong sự khốc liệt của tự nhiên.
Nhiều giếng cổ từng tồn tại ở Ninh Thuận
Ông Thập Liên Trưởng - trưởng phòng nghiên cứu sưu tầm Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận - cho biết giếng cổ Thành Tín không phải là cá biệt ở các làng Chăm tại Ninh Thuận.
Ở làng Thành Ý (paley Takang) thuộc TP Phan Rang - Tháp Chàm cũng từng có một giếng cổ cấp nước cho cả cánh đồng rộng hàng chục hecta.
Mới đây khi xây dựng Trung tâm Viettel Ninh Thuận cũng phát hiện một giếng cổ đã bị vùi lấp, các thanh gỗ quây thành giếng đã được Bảo tàng Ninh Thuận đem về lưu trữ.
Ông Thành May, một thầy paxe (chức sắc tôn giáo) ở làng Bỉnh Nghĩa, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, cũng cho biết cách đây hơn mười năm người Chăm ở Bỉnh Nghĩa vẫn ra hai giếng cổ bằng đá hình tam giác ở mé biển Mỹ Tường sát chân núi lấy nước về thờ cúng trong các nghi lễ tôn giáo. Sau đó quá trình canh tác đã bồi đắp hai giếng cổ này.
Nhưng mùa hạn năm nay, một người chăn cừu ở làng Bỉnh Nghĩa đã khơi lại một trong hai giếng cổ này để lấy nước và kỳ lạ là sau nhiều năm bị bồi lấp giếng vẫn cho mạch nước rất trong.
Những lão đại gia “chân đất” chơi ngông tặng hàng xóm 7 chiếc SH, lái ô tô đi thăm ruộng… khiến dư luận không khỏi thán phục về độ chịu chơi của họ.
Lão nông chăn bò mua 7 chiếc SH tặng hàng xóm
Người dân ven thành phố mới ở Bình Dương vẫn kể cho nhau nghe chuyện Tư Mọi bỗng dưng thành đại gia.
Vốn vợ chồng Tư Mọi không con, lang thang từ Bình Định vào Bình Dương làm nghề chăn bò thuê. Một hôm, Tư Mọi mua 3 tờ vé số, trúng độc đắc. Chỉ vài ngày sau, vợ chồng ông mua đứt luôn căn nhà của chủ.
Rồi vợ chồng Tư Mọi xách túi tiền lên Sài Gòn mua bảy chiếc SH, giá gần trăm triệu/chiếc, thuê xe tải chở nguyên kiện về tận nhà, tặng các đồng nghiệp chăn bò thuê một thời và láng giềng mỗi người một chiếc. Thời gian ngắn sau, Tư Mọi sắm ôtô tỷ rưỡi. Gần 2 năm sau khi trúng 3 tờ độc đắc, gia đình Tư Mọi tan tác, căn nhà cũng bị bán mất, rồi 2 vợ chồng đi đâu không ai biết.
Quần đùi, dép lê kéo nhau đi mua xế hộp
Dư luận Cà Mau đến nay vẫn còn xôn xao đến câu chuyện sắm xe ô tô của nhóm bốn lão nông ở miệt cuối đất này vào giai đoạn cách đây gần 2 năm. Số là dân miền Tây cứ sáng sáng xôm tụ rượu đế như uống trà. Phút chốc khi đã ngà ngà, bốn lão nông bàn luận đủ thứ chuyện từ chính trị nước Mỹ đến con tôm, con cá. Cuối cùng đến chuyện xe hơi, vậy là xảy ra cự cãi về cái chuyện xe nào đắt hơn xe nào. Thách đố nhau, bốn lão nông rủ nhau kéo lên Tây Đô… mua xe!
Bốn nông dân vẫn cứ quần cộc, dép Lào, xách ba lô, bắt xe đò lên phố thị. Thuê hẳn taxi chở đến salon lớn ở trung tâm Cần Thơ.
Thấy bốn lão nông ăn mặc xuề xòa, quần ống thấp ống cao, chân còn lấm phèn vào coi xe, những nhân viên salon miễn tiếp, mà sau một hồi thấy các vị khách chỉ trỏ thì có ý mời ra. Không ngờ bốn lão nông tức khí, quát nạt. Ban đầu, một lão nông chỉ đại một chiếc ô tô hỏi bao nhiêu. Gã nhân viên nói bâng quơ “tỷ tư”.
Lão nông này đặt ba lô trên bàn nhờ nhân viên phụ đếm từng cọc, lấy tỷ tư chung liền tại chỗ. Ba lão nông còn lại cũng bắt chước, chỉ đại xe ô tô rồi đưa ba lô lên bàn chung tiền, mua xe ngay tại chỗ. Bận ấy, bốn lão nông chi thêm vài chục triệu để thuê bốn nhân viên của salon lái ô tô vừa mua đưa về tận quê; còn chuyện thuê tài xế sau này tính tiếp.
Giờ thì họ vẫn sống có phần vương giả, dù không giàu có như xưa nhưng câu chuyện các lão nông đi sắm ô tô được kể lại như một giai thoại.
Đại gia lái xe hơi thăm ruộng
Làng hoa Vạn Thành nằm sâu trong thác Cam Ly, địa hình đồi dốc hiểm trở nhưng dọc các con đường xe hơi đời mới đậu san sát nhau như đang ở giữa những con phố trung tâm Đà Lạt.
Trước đây vùng dân cư này chỉ có trên 100 gia đình, chủ yếu sống với nghề trồng rau xanh. Khi Đà Lạt có những nhà đầu tư nước ngoài đến thuê đất trồng hoa xuất khẩu vào đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 thì người dân ấp Vạn Thành cũng chuyển đổi cây trồng từ rau sang hoa với kiểu “ăn theo” các công ty lớn và trở thành một trong 3 làng hoa của Đà Lạt.
Làm ăn khấm khá, dân làng Vạn Thành sống sung túc như những đại gia khi tất cả đều xây nhà lầu, cứ 2 gia đình thì có một xe hơi, nhiều nông dân của làng mỗi sáng đi làm vườn bằng ô tô.
Ở làng hoa Vạn Thành, người sở hữu nhiều nhất có 2 hecta hoa, người ít nhất diện nhập cư cũng được một sào. Đất trồng hoa ở đây giá chuyển nhượng một sào cũng phải 700 triệu đồng, nên hàng chục người đang có tổng tài sản trên chục tỷ đồng. Với thu nhập này thì chuyện sở hữu trên một biệt thự bạc tỷ là chuyện rất thường tình.
Cũng đầy rẫy xe hơi và thường lái xe đi thăm ruộng giống người dân Vạn Thành là những đại gia ở xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song (Đăk Nông). Hiện, thống kê trên địa bàn xã Thuận Hạnh có hơn 50 chiếc ô tô con, trong đó loại đắt tiền trên 1 tỷ có khoảng 10 chiếc. Những hộ mua xe thường xuống các công ty đặt hàng nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài đưa về, có những hộ có xe rồi mới đi học bằng lái.