Lương không đủ mua vé xe buýt
Những dịch vụ công cộng cơ bản ở Zimbabwe đã suy yếu trong những năm gần đây và đang bị bỏ bẵng do hàng chục ngàn giáo viên, y tá, người thu gom rác… bỏ việc vì tiền lương của họ không đủ trả tiền vé xe bus để đi làm. Theo bà Tendai Chikowore, Chủ tịch Hiệp hội Giáo viên Zimbabwe, lương tháng của giáo viên ở nước này thậm chí không đủ để mua hai chai dầu ăn. “Đây là sự sụp đổ hệ thống, không chỉ đối với ngành giáo dục. Ở các bệnh viện, chẳng có y tá mà cũng không có thuốc”, bà cho biết.

Những người còn bám trụ với nghề thì làm thêm đủ việc để kiếm sống. Giáo viên thì bán bánh, kẹo cho học sinh, hoặc nhận học phí từ phụ huynh bằng thực phẩm hoặc dầu ăn.

Người Zimbabwe đã chứng tỏ khả năng kỳ diệu trong việc đương đầu với gian khó. Đồng thời, lượng kiều hối của hàng triệu người Zimbabwe ra nước ngoài để làm việc nhằm tránh những áp lực chính trị và tình hình kinh tế suy sụp tiếp tục là một nguồn tài chính quan trọng đối với gia đình họ ở trong nước.

Tuy nhiên, sự hỗn độn kinh tế mỗi lúc tăng thêm đang đẩy mạnh làn sóng bỏ việc. Fortunate Nyabinde, một y tá làm ở bệnh viện công Parirenyatwa Hospital đang tính chuyện thôi việc vì mức lương 3.600 Đô la Zimbabwe mỗi tháng hiện nay của cô (tương đương 36 tỷ đôla Zimbabwe trước khi Chính phủ bỏ 10 chữ số 0 trên đồng tiền vào tháng 8 vừa qua) không đủ để cô mua vé xe bus đi làm trong 4 ngày.

Tại phần lớn các khu vực của thủ đô Harare, thậm chí còn không có nước vì chính quyền không chi trả cho các hóa đơn vận chuyển hóa chất xử lý nước. Rác rưởi chất thành từng đống lớn. Tình trạng thiếu thức ăn, nước sạch và vệ sinh quá tệ đã khiến không ít người dân ở đây chết đói hoặc chết vì bệnh tật.

Nhiều người dân đổ lỗi cho tình trạng kinh tế hiện nay của Zimbabwe lên chương trình cải cách đất đai của Chính phủ nước này. Chương trình nói trên đã trục xuất các chủ nông trại da trắng từng giúp Zimbabwe trở thành một quốc gia sản xuất nhiều lương thực ở châu Phi, cũng như các nhà tài trợ phương Tây từng giúp cứu sống hàng triệu người Zimbabwe khỏi cảnh chết đói trong nhiều năm.

Trên thực tế, kinh tế của Zimbabwe xấu đi nhanh chóng kể từ năm 2000, khi những người ủng hộ Tổng thống Mugabe dùng bạo lực để tấn công vào các trang trại của người da trắng ở nước này và đuổi họ đi. Các trang trại lớn ở Zimbabwe hiện chỉ có sản lượng ngô - loại lương thực chính ở Zimbabwe - bằng 1/10 so với thời kỳ 1990.


Zimbabwe phát hành giấy bạc mệnh giá 100 tỷ đô la

Ngân hàng trung ương Zimbabwe vừa cho phát hành loại giấy bạc có mệnh giá 100 tỷ đô la Zimbabwe.

Sự nỗ lực một cách tuyệt vọng này nhằm làm giảm tình trạng thiếu hụt tiền mặt định kì bởi nền kinh tế Zimbabwe có mức lạm phát cao nhất thế giới.

Những tờ giấy bạc mới này sẽ chính thức lưu hành từ thứ Hai tuần tới mặc dù chúng đã được các tay buôn bán ngoại tệ nước này tung ra thị trường vào hôm qua 19/7.

Mặc dù có mệnh giá rất cao nhưng với tờ bạc 100 tỷ đô mới này vẫn không đủ cho bạn mua 1 ổ bánh mỳ. Chúng chỉ có thể mua được 4 trái cam mà thôi. Nếu đem quy đổi ra ngoại tệ, 100 tỷ đô la Zimbabwe chỉ tương đương vỏn vẹn… 1 đô la Mỹ.

Từ khi giành được độc lập năm 1980, Zimbabwe có một nền kinh tế thịnh vượng hiếm thấy. Giờ đây, lạm phát nước này đã lên tới con số 2,2 triệu % - cao nhất thế giới.

Gono Gideon, thống đốc Ngân hàng dự trữ quốc gia Zimbabwe nói rằng loại giấy bạc mới này “tiện lợi đối với công chúng ngân hàng và khu vực doanh nghiệp” trong khả năng giá cả tiếp tục leo thang hiện nay.

Ông nói: “Zimbabwe đã nhận thấy sự liên quan tổng quát trong việc giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng không ngừng. Vì vậy, RBZ khẩn thiết đề nghị cộng đồng doanh nghiệp hãy kinh doanh có “đạo đức” cũng như quan tâm đến nỗi thống khổ của dân chúng”.

Zimbabwe bắt đầu phát hành những loại giấy bạc mệnh giá cao từ tháng 12 năm ngoái, bắt đầu với mệnh giá 250.000 đô la Zimbabwe.

Hồi tháng 1, chính phủ Zimbabwe đã phát hành những tờ tiền có mệnh giá 1 triệu đô, 5 triệu đô và 10 triệu đô. Sau đó 4 tháng, vào tháng 5, họ phát hành giấy bạc loại 25 triệu, 50 triệu, tiếp theo tăng lên 25 tỷ rồi 50 tỷ đô la.

Loại tiền mới này là những hóa đơn chi trả bằng séc và sẽ hết hạn vào ngày 31/12 năm nay. Từ năm 2003 Zimbabwe đã không còn in và sử dụng tiền trong giao dịch, thay vào đó dân chúng sử dụng những tờ séc do Ngân hàng trung ương phát hành.

Nhà kinh tế học John Robertson ở thủ đô Harare của nước này cho biết: “Ngân hàng dự trữ quốc gia Zimbabwe đang chiến đấu trong một cuộc chiến mà biết chắc sẽ thua. Chừng nào lạm phát còn duy trì ở mức cao thì khi đó tình trạng thiếu hụt tiền mặt sẽ còn tái diễn. Muốn khắc phục, Zimbabwe cần đẩy mạnh sản xuất để tạo ra nhiều hàng hóa “rẻ” hơn”.


Theo:   


0 comments :

Post a Comment

DỊCH VỤ

Liên hệ nhanh

DANH MỤC CHÍNH

Xã hội Thời sự kinh doanh Đời sống Công nghệ Quốc tế Website Cảm nang việc làm Thiên tai Phần mềm Sức khoẻ Lối sống Siêu bão Lễ hội Văn hoá Kiến thức Giáo dục 20/10 Doanh nghiệp Tình yêu - Giới tính Lễ Phật Đản Thủ thuật Giao thông Pháp luật Công dụng của đầu dừa Chuyện lạ Giải trí Thiết kế web Sản phẩm mới Y tế Công dụng Kinh tế Bảo mật Khuyến mãi - Giảm giá Võ Nguyên Giáp Ô tô 20/11 Giới tính Mưa lũ Ngày Nhà giáo Việt Nam Xe máy hosting Khoa học Sinh viên Blogger Du lịch Dịch vụ Người mẫu Seo web Facebook Hướng dẫn sử dụng Làm đẹp Thị trường Bất động sản Hack Hướng dẫn làm dầu dừa Khám phá Ngày của Mẹ Thời trang Video Dinh dưỡng Dầu dừa nguyên chất Kinh nghiệm Ngày Phụ nữ Việt Nam NukeViet Triều cường máy chủ Chăm sóc tóc Dân chơi Google Khuyến mãi Kinh nghiệp Lễ Vu Lan Tên miền Viễn Thông Hướng dẫn Kỹ năng bán hàng Nhân vật SEO Windows WordPress Themes Điện thoại Backlink CSS3 Cây lược vàng Dịch vụ vệ sinh HTML5 Hoa hau Hội thảo Mẹ và bé Mã màu Mỹ phẩm từ dầu dừa Themes Thể thao WordPress hà thủ ô Dầu dừa trắng da Giảm cân với dầu dừa Hoa hậu Hà Nội Hướng dẫn nâng cấp Khắc phục lỗi Mua dầu dừa ở đâu Nứt gót chân Template Thông tin về dầu dừa Tin tức Trị mụn trứng cá Tuyển dụng - Việc làm

Thống kê

Translate

Quan tâm nhiều

Theo thời gian

Contact Form

Name

Email *

Message *