Qua mỗi bức ảnh, người xem như cảm nhận rõ nét hơn cuộc sống vất vả mưu sinh in hằn lên từng khuôn mặt của những người vô gia cư.
Lee Jeffries từng là một nhiếp ảnh gia chụp ảnh thể thao có tiếng trên thế giới. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ định mệnh với một cô gái vô gia cư trên đường phố London đã khiến nghệ sĩ này thay đổi phong cách sáng tác hoàn toàn.
Anh đi khắp nơi từ châu Âu tới Mỹ. Ở bất cứ đâu, anh cũng tìm kiếm những người vô gia cư, chia sẻ câu chuyện về cuộc đời từng nhân vật sau đó chụp ảnh chân dung họ.
Dưới đây chính là những bức ảnh được anh chắt lọc trong quá trình sáng tác nghệ thuật của mình. Những tấm ảnh này dường như "biết nói", đủ khiến bất cứ ai nhìn vào đều cảm thấy day dứt, hằn học mãi không thôi về tình trạng người vô gia cư đáng báo động trên thế giới hiện nay.
Anh đi khắp nơi từ châu Âu tới Mỹ. Ở bất cứ đâu, anh cũng tìm kiếm những người vô gia cư, chia sẻ câu chuyện về cuộc đời từng nhân vật sau đó chụp ảnh chân dung họ.
Dưới đây chính là những bức ảnh được anh chắt lọc trong quá trình sáng tác nghệ thuật của mình. Những tấm ảnh này dường như "biết nói", đủ khiến bất cứ ai nhìn vào đều cảm thấy day dứt, hằn học mãi không thôi về tình trạng người vô gia cư đáng báo động trên thế giới hiện nay.
Theo ước tính gần đây nhất năm 2005 của Liên Hợp Quốc, có khoảng 100 triệu người vô gia cư trên thế giới. Cũng theo định nghĩa của tổ chức này, người vô gia cư là những người không có bất cứ ngôi nhà nào để sinh sống một cách cố định.
Cho tới nay, vẫn chưa có thêm thống kê nào uy tín về tình trạng vô gia cư toàn cầu bởi lẽ tồn tại quá nhiều định nghĩa khác nhau về hiện tượng trên.
Nếu tính cả những người sống trong các khu vực tồi tàn như nhà bỏ hoang, xe cộ, lều tạm bợ thì tổng số người vô gia cư trên Trái đất có thể lên tới 200 triệu.
Cho tới nay, vẫn chưa có thêm thống kê nào uy tín về tình trạng vô gia cư toàn cầu bởi lẽ tồn tại quá nhiều định nghĩa khác nhau về hiện tượng trên.
Nếu tính cả những người sống trong các khu vực tồi tàn như nhà bỏ hoang, xe cộ, lều tạm bợ thì tổng số người vô gia cư trên Trái đất có thể lên tới 200 triệu.
Liên minh các quốc gia chống tình trạng vô gia cư (National Alliance to End Homelessness) cho biết, trong số 100 triệu người vô gia cư có tới 23% được đánh giá là vô gia cư kinh niên.
Đó là những đối tượng không có nhà ở thường xuyên trong hơn một năm hoặc bốn lần bị xếp vào diện vô gia cư trong vòng ba năm. Trong đó, những người Mỹ gốc Phi là nạn nhân nhiều nhất tình trạng kể trên, chiếm hơn 42% các trường hợp.
Đó là những đối tượng không có nhà ở thường xuyên trong hơn một năm hoặc bốn lần bị xếp vào diện vô gia cư trong vòng ba năm. Trong đó, những người Mỹ gốc Phi là nạn nhân nhiều nhất tình trạng kể trên, chiếm hơn 42% các trường hợp.
Tổ chức Người vô gia cư quốc tế (Homeless International) thống kê rằng, thành phố Manila, Philippines được coi là nơi có mật độ trẻ em vô gia cư cao bậc nhất thế giới.
Tại đây có khoảng 1,2 triệu đứa trẻ phải sống trong cảnh “màn trời chiếu đất”. Hàng ngày, công việc mưu sinh của chúng chủ yếu là bán hàng rong và đi ăn xin.
Tại đây có khoảng 1,2 triệu đứa trẻ phải sống trong cảnh “màn trời chiếu đất”. Hàng ngày, công việc mưu sinh của chúng chủ yếu là bán hàng rong và đi ăn xin.
Một điều đáng buồn hơn, 40% những người đàn ông vô gia cư trên thế giới là các cựu chiến binh. Họ đều từng tham gia những cuộc chiến phục vụ đất nước mình trong quá khứ nhưng khi trở lại với đời sống bình thường đã không có được việc làm hay đãi ngộ ổn định.
Hậu quả là phần đời còn lại, những người lính này phải sống trong cô độc trong các ga tàu điện ngầm, lều tạm ở các khu ổ chuột…
Hậu quả là phần đời còn lại, những người lính này phải sống trong cô độc trong các ga tàu điện ngầm, lều tạm ở các khu ổ chuột…
Chưa dừng lại ở đó, những người phải đối mặt lớn nhất với nguy cơ sống ngoài đường phố chính là phụ nữ và trẻ em. Ước tính, có tới 600 triệu người vô gia cư hiện nay thuộc hai đối tượng kể trên.
Nguyên nhân là bởi tại nhiều quốc gia, tình trạng bất bình đẳng giới vẫn diễn ra rất gay gắt. Hệ quả là phụ nữ không được học tập, đi làm, không được hưởng quyền thừa kế. Họ sống trong cảnh hắt hủi của xã hội xung quanh và trở thành những người vô gia cư lúc nào không hay.
Nguyên nhân là bởi tại nhiều quốc gia, tình trạng bất bình đẳng giới vẫn diễn ra rất gay gắt. Hệ quả là phụ nữ không được học tập, đi làm, không được hưởng quyền thừa kế. Họ sống trong cảnh hắt hủi của xã hội xung quanh và trở thành những người vô gia cư lúc nào không hay.
Đáng kinh ngạc hơn, ngay cả tại New York - một trong những đô thị sầm uất nhất thế giới, có tới hơn 60.000 người phải tới ngủ nhờ tại hệ thống nhà ở cho người vô gia cư của thành phố mỗi đêm.
Theo một nghiên cứu năm 2008, nguyên nhân chính của tình trạng vô gia cư đáng báo động này xuất phát từ sự nghèo đói, nạn thất nghiệp cũng như việc thiếu nhà ở xã hội ở đây.
Theo một nghiên cứu năm 2008, nguyên nhân chính của tình trạng vô gia cư đáng báo động này xuất phát từ sự nghèo đói, nạn thất nghiệp cũng như việc thiếu nhà ở xã hội ở đây.
Nghèo đói, bệnh tật và các tệ nạn xã hội chính là những hệ quả tiêu cực xuất phát từ tình trạng vô gia cư. 66% các trường hợp người vô gia cư gặp phải các vấn đề liên quan tới sức khỏe tâm thần, 46% mắc các bệnh mãn tính như huyết áp cao, tiểu đường…
Đối với người phụ nữ trong ảnh, dẫu có dùng bàn tay che phần lớn khuôn mặt thì đôi mắt cũng đã nói lên tất cả về những gì mà bà đã phải chịu trong cuộc đời đau khổ của mình.
Thậm chí, vô gia cư còn là nguyên nhân chính dẫn tới những cái chết thương tâm. Ít ai biết rằng, mỗi ngày, hơn 50.000 phụ nữ và trẻ em qua đời do sống quá lâu trong cảnh không nhà, không cửa và ăn uống mất vệ sinh. Nguyên nhân sâu xa, cũng chính vì họ không có một mái nhà giản dị để sinh sống.
Theo:
0 comments :
Post a Comment