Làm thế nào để phân biệt dầu dừa tinh khiết với các loại dầu dừa khác có trên thị trường? Thế nào là dầu dừa tinh khiết và thế nào là dầu dừa tinh luyện? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Thế nào là dầu dừa tinh khiết?
Ta có thể chia dầu dừa làm 2 loại đó là dầu dừa tinh khiết (hay dầu dừa nguyên chất) và dầu dừa tinh luyện (loại dầu dừa đã được qua xử lý). Hai loại dầu dừa này được cho ra bởi 2 quy trình chế biến khác nhau. 


Để có được dầu dừa tinh khiết hay dầu dừa nguyên chất thì những trái dừa được chọn đó là những trái dừa già (hay còn gọi là dừa khô) nguyên trái mới hái, nghĩa là không phải những quả dừa để mốc meo, dầm mưa dãi nắng hàng tháng trời, cũng không phải là những xác dừa khô sau khi đã vắt kiệt nước cốt. Các cơm dừa sau khi được lấy ra từ trái dừa già này phải không được đem xử lý hóa chất. Từ tinh khiết, nguyên chất ở đây mang ý nghĩ là lấy từ thiên nhiên, tuyệt đối không dùng hóa chất, không pha chế và hạn chế chế biến, để đảm bảo các chất dinh dưỡng còn nguyên vẹn. Nhờ vậy, chất dầu được tạo ra sẽ có màu vàng nhạt, mùi vị thơm lừng và dìu dịu của kẹo dừa.


Việc nấu dừa quá nhiệt, hay gọi là nấu dầu dừa bị cháy sẽ làm cho dầu dừa có màu vàng sẫm, và mùi vị hơi khét thì không được coi là dầu dừa nguyên chất hay dầu dừa dừa tinh khiết. Vì nhiệt quá nhiều đã làm biến chất, không bảo đảm các chất dinh dưỡng sẵn có của dừa.


Dầu dừa có màu trắng trong mới đạt được chất lượng tốt nhất. Đó là nguyên nhân tại sao dầu dừa tinh luyện hay sản xuất công nghiệp luôn có khâu xử lý dầu với hóa chất khử màu.


Thế nào là dầu dừa tinh luyện?
Qua việc tìm hiểu dầu dừa tinh khiết ở trên ta cũng có thể hiểu một phần nào về dầu dừa tinh luyện. Dầu dừa tinh luyện được trải qua một quy trình chế biến, pha hóa chất, khử màu, khử mùi.

Vì do sản xuất công nghiệp nên đa phần các công ty thu mua dừa với số lượng lớn và để tiện trong việc vận chuyển cũng như bảo quản nên dừa thu mua là dừa đã được nạo ra thành từng miếng và được phơi nắng hoặc sấy, do đó chất lượng đã không còn được bảo đảm nữa. Thêm nữa, trong quá trình xử lý đã dùng một lượng hóa chất để khử trùng và làm sạch, loại bỏ các chất ô nhiễm.

Trong quá trình tinh luyện, để có được dầu dừa đẹp, màu trong suốt, mùi vị thơm, thì cần tác động của một lượng chất khử để khử màu, khử mùi. Dầu tinh luyện này cũng chia ra nhiều loại theo mức độ hoàn hảo của nó. Loại tốt nhất là loại đã được khử hoàn toàn, là một chất trắng trong, có mùi vị thơm của dừa. Loại thứ hai là có màu hơi vàng nhạt. Loại kém hơn nữa có màu vàng sẫm và nặng mùi dừa, khi ngửi sẽ cảm thấy hơi hắt, khó chịu, uống vào sẽ thấy gắt cổ. Màu vàng sẫm này là do nấu quá nhiệt và do các chất ô nhiễm đóng cặn lại chưa được khử hết.

Ngoài mùi và vị, còn một cách khác để kiểm chứng dầu kém chất lượng, hoặc dầu đã trở mùi, là ở cảm giác bạn có ở trong họng. Nếu dầu kém chất lượng, bạn sẽ có cảm giác hơi nóng hoặc hơi ngứa trong cuống họng, như muốn nghèn nghẹn ở cổ. Cảm giác này dễ nhận ra khi chỉ ăn dầu dừa không, chứ không phải lúc ăn chung với thức ăn. Loại dầu tốt thì không để lại cảm giác này.

Đặc điểm chung của dầu dừa tinh khiết và dầu dừa tinh luyện:

Mỗi loại dầu dừa đều chứa chất Acid béo chuỗi trung bình MCFA có ích và đều mang lại lợi ích tương tự nhau.
Nhưng khuyên dùng loại dầu dừa tinh khiết (dầu dừa nguyên chất) vì khâu chế biến ngắn gọn, không bị tác động bởi hóa chất, chất khử, nên còn giữ lại hầu hết các Acid béo này, chất chống oxy hóa, chất khử trùng... hiệu quả của dầu dừa tinh khiết cao hơn nhiều so với dầu dừa tinh luyện.

Một đặc điểm chung của cả hai loại dầu dừa này nữa là đều có độ nóng chảy cao. Dầu dừa nóng chảy ở nhiệt độ 76 độ F (24 độ C). Khi dầu ở nhiệt độ trên 24 độ C, nó ở dưới dạng chất lỏng trong suốt và mùi dìu dịu đặc trưng của mùi kẹo dừa. Nhưng dưới 24 độ C, thì nó trở nên đông đặc thành một chất màu trắng đục như sáp. Lưu ý là lúc này dầu dừa vẫn tốt như khi ở dưới dạng lỏng, không phải bị hư hay có trục trặc gì hết. Khi dùng chỉ cần múc ra bằng muỗng hoặc con dao và ở nhiệt độ ấm một chút, dầu sẽ tự tan ra và dùng được. Dầu dừa khi đông lại, giữ ở nhiệt độ thấp sẽ dùng được lâu hơn. Đó là lý do vì sao dầu dừa khi bảo quản trong tủ lạnh sẽ dùng được trên 5 năm, trong khi dầu dừa để lỏng chỉ kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm.

Dầu dừa tinh khiết được xem là loại thực phẩm dinh dưỡng hảo hạng. Một loại dầu dừa tinh khiết có phẩm chất tốt có mùi dìu dịu. Nó có thể dùng trong nấu ăn hoặc làm thức ăn, mà không nặng mùi.

Khi dùng dầu dừa với chức năng làm đẹp thì nên dùng loại dầu dừa nguyên chất (dầu dừa tinh khiết) vì tính hiệu quả cao như đã phân tích ở trên.
Nguồn tin: VuaDauDua.com

Sản phẩm dầu dừa nguyên chất - làm thủ công tại nhà.


 Đơn giá: Chai 1.000ml giá 70.000 Đồng
(Có hủ lớn theo yêu cầu)
Mua từ 2 hủ giao hàng tân nơi


Hotline: 0903880905






0 comments :

Post a Comment

DỊCH VỤ

Liên hệ nhanh

DANH MỤC CHÍNH

Xã hội Thời sự kinh doanh Đời sống Công nghệ Quốc tế Website Cảm nang việc làm Thiên tai Phần mềm Sức khoẻ Lối sống Siêu bão Lễ hội Văn hoá Kiến thức Giáo dục 20/10 Doanh nghiệp Tình yêu - Giới tính Lễ Phật Đản Thủ thuật Giao thông Pháp luật Công dụng của đầu dừa Chuyện lạ Giải trí Thiết kế web Sản phẩm mới Y tế Công dụng Kinh tế Bảo mật Khuyến mãi - Giảm giá Võ Nguyên Giáp Ô tô 20/11 Giới tính Mưa lũ Ngày Nhà giáo Việt Nam Xe máy hosting Khoa học Sinh viên Blogger Du lịch Dịch vụ Người mẫu Seo web Facebook Hướng dẫn sử dụng Làm đẹp Thị trường Bất động sản Hack Hướng dẫn làm dầu dừa Khám phá Ngày của Mẹ Thời trang Video Dinh dưỡng Dầu dừa nguyên chất Kinh nghiệm Ngày Phụ nữ Việt Nam NukeViet Triều cường máy chủ Chăm sóc tóc Dân chơi Google Khuyến mãi Kinh nghiệp Lễ Vu Lan Tên miền Viễn Thông Hướng dẫn Kỹ năng bán hàng Nhân vật SEO Windows WordPress Themes Điện thoại Backlink CSS3 Cây lược vàng Dịch vụ vệ sinh HTML5 Hoa hau Hội thảo Mẹ và bé Mã màu Mỹ phẩm từ dầu dừa Themes Thể thao WordPress hà thủ ô Dầu dừa trắng da Giảm cân với dầu dừa Hoa hậu Hà Nội Hướng dẫn nâng cấp Khắc phục lỗi Mua dầu dừa ở đâu Nứt gót chân Template Thông tin về dầu dừa Tin tức Trị mụn trứng cá Tuyển dụng - Việc làm

Thống kê

Translate

Quan tâm nhiều

Theo thời gian

Contact Form

Name

Email *

Message *