Showing posts with label Giáo dục. Show all posts
Showing posts with label Giáo dục. Show all posts


Vừa tới cổng trường, bé trai 7 tuổi bị xe tải tông chết trước sự sửng sốt của ông nội.
Đoạn đường bé trai bị xe tải cán chết. Ảnh: An Nhơn

13h30 ngày 1/11, ông Nguyễn Văn Chuông (66 tuổi) dắt cháu trai Nguyễn Sơn Tùng, học sinh lớp 1 đến trường tiểu học ấp Cây Da (xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP HCM) cách nhà khoảng 300m.
Đến đường dẫn vào cổng trường, bất ngờ một chiếc xe buýt đưa đón học sinh từ bên trong trường tiểu học lao ra. Tùng hoảng sợ chạy ra phía đường Hồ Văn Tắng. "Chân tôi bị đau nên với tay theo không kịp cháu", ông Chuông rưng rưng nước mắt nói.
Cùng lúc đó, chiếc xe tải chạy trên đường Hồ Văn Tắng, hướng từ tỉnh lộ 15 đi quốc lộ 22, lao tới tông trực diện cháu Tùng khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.
Đến hơn 16h cùng ngày, hiện trường vụ tai nạn được xử lý xong. Thi thể bé trai xấu số được chuyển đi nhằm phục vụ công tác pháp y, trước khi bàn giao gia đình lo hậu sự.
An Nhơn


Chuyên trang thông tin về Dầu Dừa.  http://daudua.phattrien.netDầu Dừa Tinh Luyện www.NukevietCMS.com  Hệ thống quản trị website chuyên nghiệp, hiệu quả, bảo mật tốt. Thiết kế webHosting  Domain - Tên miền Web NukevietTrà Hà Thủ ÔModule NukevietTheme NukevietCMSMua Bán Đồ Cũ  Cửa Hàng Đồ Cũ Dịch vụTên miền quốc tếTên miền Việt NamWindow Web HostingLinux Web HostingTính năng chungJava Web HostingReseller Window HostingDV Email và tính năngEmail HostingEmail Server RiêngThuê máy chủ ảoThuê máy chủ riêngThuê chỗ đặt máy chủChứng chỉ số SSL là gìLựa chọn loại SSLBảng giá Global SignThiết kế Website
Sở GD – ĐT Hà Nội, Nam Định, Nghệ An đã quyết định cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn khi cơn bão Haiyan đổ bộ vào đất liền.
Sáng nay, trước những diễn biến bất thường của cơn bão Haiyan, Giám đốc Sở GD - ĐT Nam Định đã gửi công điện khẩn số 2 yêu cầu các trường học, trung tâm trên địa bàn toàn tỉnh cho học sinh nghỉ học ngày thứ hai (11/11) và chủ động có kế hoạch dạy bù sau. Sở GD - ĐT yêu cầu các trường học thông báo học sinh và phụ huynh biết để quản lý con em mình.
Người dân Quảng Nam xây hầm chống bão Haiyan - Ảnh: Bàn Thạch.
Người dân Quảng Nam xây hầm chống bão Haiyan - Ảnh: Bàn Thạch. 

Tại Nghệ An, Sở GD - ĐT đã yêu cầu các trường cho học sinh nghỉ học ngày 11-12/11. Đồng thời, Sở cũng yêu cầu các trường chủ động bảo vệ tài sản và người, bảo quản an toàn tuyệt đối thiết bị, tài liệu hồ sơ của các nhà trường. Có kế hoạch sơ tán tài sản và bảo vệ người khỏi khu vực nguy hiểm. Cuối giờ chiều nay 10/11, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng ra thông báo cho học sinh nghỉ học ngày mai 11/11. Theo đó, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học trên địa bàn Thủ đô Hà Nội cho học sinh nghỉ học ngày 11/11/2013 ( thứ hai ) những ngày tiếp theo Sở sẽ có thông tin chỉ đạo trên Website của Sở vào lúc 15h00 ngày 11/11/2013 và thông báo trên HTV và VTV1. Ngay sau khi nhận được thông báo này, các nhà trường bằng mọi biện pháp thông báo rộng rãi đến cha, mẹ học sinh về kế hoạch nghỉ học nêu trên. Trong trường hợp đặc biệt, nếu có học sinh nào chưa nhận được thông tin vẫn đến trường thì nhà trường cần phải bố trí lực lượng tổ chức tiếp nhận, quản lý và đưa các em vào nơi tránh bão an toàn, thông tin cho gia đình đến đón. Thủ trưởng các đơn vị, trường học, Ban chỉ đạo phòng chống tai nạn thương tích của cơ sở huy động mọi nguồn lực tại chỗ chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống lụt bão, úng ngập, phương án tìm kiếm cứu nạn phù hợp với tình hình đặc điểm của đơn vị. Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cũng chỉ đạo các đơn vị cần bố trí lực lượng ứng trực 24/24 giờ để kịp thời xử lý tình huống khi thiên tai xảy ra, đặc biệt chú ý đối với những địa bàn thuộc vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nơi gần ao hồ, sông, suối; có biện pháp bảo vệ tài sản của đơn vị khi xảy ra mưa lớn, bão, lụt. "Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, cán bộ, giáo viên và nhân viên", lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội nhấn mạnh. Các đơn vị trường học chủ động phối hợp với các cơ sở y tế tại địa phương lên phương án dọn dẹp vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo điều kiện giảng dạy và học tập bình thường tại nhà trường sau khi thiên tai xảy ra.
Phạm Thịnh


Chuyên trang thông tin về Dầu Dừa.  http://daudua.phattrien.netDầu Dừa Tinh Luyện www.NukevietCMS.com  Hệ thống quản trị website chuyên nghiệp, hiệu quả, bảo mật tốt. Thiết kế webHosting  Domain - Tên miền Web NukevietTrà Hà Thủ ÔModule NukevietTheme NukevietCMSMua Bán Đồ Cũ  Cửa Hàng Đồ Cũ Dịch vụTên miền quốc tếTên miền Việt NamWindow Web HostingLinux Web HostingTính năng chungJava Web HostingReseller Window HostingDV Email và tính năngEmail HostingEmail Server RiêngThuê máy chủ ảoThuê máy chủ riêngThuê chỗ đặt máy chủChứng chỉ số SSL là gìLựa chọn loại SSLBảng giá Global SignThiết kế Website
Hà Nội quyết định đầu tư 14 nhà vệ sinh công cộng với tổng mức đầu tư 15 tỷ đồng được lấy từ tiền ngân sách của thành phố.
Quyết định trên do Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Văn Khôi ký ngày 31/10.
Cung cấp thêm thông tin về vấn đề này, ông Phan Đăng Long - Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phát biểu tại buổi giao ban báo chí chiều 5/11: "Một tỷ một nhà vệ sinh thì cũng phải xem chất lượng nó như thế nào. Hà Nội là thủ đô của cả nước không thể có một nhà vệ sinh 'úi xùi' được. Ít nhất nó cũng phải được trang bị hiện đại, đảm bảo mỹ quan đô thị".
Nhà vệ sinh công cộng. (Ảnh minh họa) 
Theo ông Long trong thời buổi trượt giá như hiện nay thì con số đó không phải là nhiều.

Theo quyết định của UBND TP Hà Nội, Ban quản lý Chỉnh trang đô thị Hà Nội thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng. Trong đó có 10 nhà vệ sinh 2 buồng và 4 nhà vệ sinh loại 4 buồng. Thời gian thực hiện trong 2 năm từ cuối năm 2013 đến năm 2014.

Cũng liên quan tới việc xây dựng nhà vệ sinh, cách đây không lâu, dư luận xôn xao về việc xây nhà vệ sinh "dát vàng" ở Quảng Ngãi.

Cụ thể, từ tháng 6/2013 một số nhà vệ sinh thuộc những dự án mà tỉnh Quảng Ngãi triển khai ở 24 trường học trên địa bàn có chất lượng kém, chưa đi vào hoạt động hoặc hoạt động được một thời gian ngắn đã nhanh chóng xuống cấp. Trong khi vốn đầu tư xây một nhà vệ sinh cấp 4 như vậy lên đến khoảng 600 triệu đồng, tiêu biểu như trường THCS Long Hiệp thuộc huyện miền núi Minh Long.

Được biết,  Sở GD&ĐT Quảng Ngãi đang triển khai 13 dự án cấp nước và nhà vệ sinh theo mô hình trường Long Hiệp tiêu đốn hơn 5,7 tỷ đồng.

Ngày 21/10, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã công bố kết luận thanh tra các dự án, công trình nước sạch và nhà vệ sinh trường học do Sở GD&ĐT làm chủ đầu tư. Kết quả cho thấy, có sai phạm ở 24 công trình với số tiền gần 359 triệu đồng.

Một góc nhà vệ sinh 600 triệu ở Quảng Ngãi. 
Theo đó, đoàn thanh tra đã phát hiện khối lượng sai phạm do lập dự toán tính tăng khối lượng đắp cát nền móng công trình, xây tường, đổ bê tông lanh tô, trát tường và láng nền sàn của hạng mục nhà vệ sinh; tính tăng khối lượng ván khuôn, không thi công hạng mục ốp đá hoa cương, ống thép tráng kẽm, chênh lệch đơn giá nhân công, không thi công phễu thu nước, dây dẫn cấp điện vào máy bơm… với tổng trị giá gần 317 triệu đồng.

Bên cạnh đó, chi phí tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế, dự toán của 24 công trình cũng cao hơn quy định gần 42 triệu đồng.

 Hà Nội có nhà giá rẻ 310 triệu đồng

Hà Nội vừa ra mắt căn hộ mẫu nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp thuộc dự án nhà ở xã hội Đặng Xá 2 (H.Gia Lâm, Hà Nội). 

Các căn hộ có diện tích 35,8m2, 47,7m2, 56,6m2 và 57,6m2 . Đối với căn hộ diện tích 35,8m2, khách hàng được gợi ý 3 phương án biến đổi không gian để có được căn hộ 1 phòng ngủ, 2 phòng ngủ hoặc không gian sinh hoạt chung. Các căn hộ còn lại đều có hai phòng ngủ.

Điểm đáng chú ý của dự án này là mức giá đưa ra chỉ từ 8,68 triệu đồng/m2 (đã bao gồm thuế GTGT 5% và phí bảo trì), tương ứng với giá từ 310 triệu đồng trở lên cho mỗi căn hộ. 
Theo Đất Việt


Chuyên trang thông tin về Dầu Dừa.  http://daudua.phattrien.netDầu Dừa Tinh Luyện www.NukevietCMS.com  Hệ thống quản trị website chuyên nghiệp, hiệu quả, bảo mật tốt. Thiết kế webHosting  Domain - Tên miền Web NukevietTrà Hà Thủ ÔModule NukevietTheme NukevietCMSMua Bán Đồ Cũ  Cửa Hàng Đồ Cũ Dịch vụTên miền quốc tếTên miền Việt NamWindow Web HostingLinux Web HostingTính năng chungJava Web HostingReseller Window HostingDV Email và tính năngEmail HostingEmail Server RiêngThuê máy chủ ảoThuê máy chủ riêngThuê chỗ đặt máy chủChứng chỉ số SSL là gìLựa chọn loại SSLBảng giá Global SignThiết kế Website
Sáng nay, một đề kiểm tra Toán giải tích cho lớp 12 vô cùng độc đáo khiến người xem phải bật cười.
Điều đặc biệt ở đây là đề Toán được viết bằng một ngôn ngữ rất ‘xì –tin’ và không thể bắt gặp được ở đâu.

Đề Toán với ngôn ngữ ' xì tin' khiến dân mạng bật cười
Đề Toán với ngôn ngữ ' xì tin' khiến dân mạng bật cười 

Ngay phần đầu bài kiểm tra, giáo viên đã khiến mọi người phải bật cười: “Thời gian làm bài: 43 phút – không có thời gian nháp và trao đổi”.
Các từ ngữ được sử dụng trong đề kiểm tra này cũng rất đặc biệt như: “Tìm thật nhanh”, “Các con hãy cố tìm cho được x nhé”. “Các con hãy đi giải vài cái ‘ấy’ cực dễ sau” , yêu cầu của đề Toán khiến các học sinh thích thú.
Dòng “Thôi hết mất rồi” càng khẳng định sự hài hước của giáo viên ra đề.
Ngay sau khi được đưa lên mạng, đề Toán hài hước này đã nhận được hơn 30.000 lượt xem và hàng trăm lượt bình luận.
Đa số các bạn trẻ đều tỏ ra khá thích thú với ngôn ngữ hài hước của giáo viên ra đề. Bên cạnh đó, một số bạn lại tỏ ra hoài nghi và cho rằng đây chỉ là sản phẩm vui của một học sinh sáng tạo.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng trong thời gian tới, các thầy cô giáo nên cải tiến cách ra đề để học sinh cảm thấy không còn bị quá nhiều áp lực trong các bài thi, bài kiểm tra.
Hoàng Anh


Chuyên trang thông tin về Dầu Dừa.  http://daudua.phattrien.netDầu Dừa Tinh Luyện www.NukevietCMS.com  Hệ thống quản trị website chuyên nghiệp, hiệu quả, bảo mật tốt. Thiết kế webHosting  Domain - Tên miền Web NukevietTrà Hà Thủ ÔModule NukevietTheme NukevietCMSMua Bán Đồ Cũ  Cửa Hàng Đồ Cũ Dịch vụTên miền quốc tếTên miền Việt NamWindow Web HostingLinux Web HostingTính năng chungJava Web HostingReseller Window HostingDV Email và tính năngEmail HostingEmail Server RiêngThuê máy chủ ảoThuê máy chủ riêngThuê chỗ đặt máy chủChứng chỉ số SSL là gìLựa chọn loại SSLBảng giá Global SignThiết kế Website
Dòng suối lớn như sông chia cắt hàng trăm học sinh 6 bản hẻo lánh của xã An Lương với trường học. Khi cây cầu ước mơ chưa thành hiện thực, sợi thừng mỏng manh nối hai bờ là cách duy nhất giúp các thế hệ học sinh đến trường...
Dòng nước cuộn xoáy khi lớn khi nhỏ thách thức chiếc mảng ọp ẹp, lúc xoay ngang, lúc xoay dọc, chở theo hàng chục trẻ nhỏ đang trên đường đến lớp. Ngược với sức nước cuồn cuộn, một sợi thừng phất phơ giăng ngang dòng suối là điểm tựa để người chèo mảng nắm vào, vùng vẫy, giằng co vượt nước. Chiếc mảng chạm bờ, chờ cho những đứa trẻ hấp tấp nhảy lên mặt đất hết, người chèo mảng mới thở phào. Cứ thế, những chuyến đò chở học sinh đi học hàng ngày với 3 buổi sáng - trưa - chiều đều đặn đã giúp cho bao thế hệ học sinh có được cơ hội học tập, vượt khó.



Vượt sóng dữ, nuôi ước mơ con chữ trên sợi thừng mỏng manh
Mưa nhiều, nước lên to, con suối với chiều ngang rộng ngót trăm mét trở thành dòng sông dữ là trở ngại nguy hiểm cho các học sinh tiểu học của trường Dân tộc bán trú Tiểu học An Lương.Ba người lớn lần theo sợi dây dùng sức người di chuyển chiếc mảng ọp ẹp giữa hai bờ suối.
Ba người lớn lần theo sợi dây dùng sức người di chuyển chiếc mảng ọp ẹp giữa hai bờ suối.

Dòng suối lớn như sông ngẫu nhiên chia cắt hàng trăm học sinh 6 bản hẻo lánh của xã An Lương (Văn Chấn, Yên Bái) với trường Dân tộc bán trú Tiểu học An Lương. Việc đến trường đủ buổi trở nên khó khăn, cho cả các em và thầy cô. Nghỉ học chờ nắng lên xảy ra như cơm bữa vào mùa lũ. Năm ngoái, thầy giáo Đồng Thành Chung đã suýt bỏ mạng vì tuột dây thừng khi cố vượt suối vào lúc nước lên to để đến trường dạy học.

Khó khăn thì đương nhiên, nhưng sự an toàn trên những chuyến đò ngang nguy hiểm mà các học sinh phải chịu đã kéo dài qua nhiều thế hệ, mà đến nay nó hoàn toàn phó thác cho thiên nhiên và những tấm lòng. Trong khi cây cầu ước mơ chưa thành hiện thực, sợi thừng mỏng manh kết nối hai bờ vẫn là cách duy nhất để giúp các thế hệ học sinh đến trường học tập.


Ba người lớn lần theo sợi dây dùng sức người di chuyển chiếc mảng ọp ẹp giữa hai bờ suối.
Phía bên kia là 6 bản của xã An Lương gồm: Đá Đen; Khe Cam; Khe Quéo; Suối Dầm; Mảng 2; Khe Cảnh. Ngược lên thượng nguồn dòng suối khoảng 5km là đập thủy điện Văn Chấn.

6 bản nhỏ này có gần 150 học sinh tiểu học hàng ngày vượt suối bằng mảng để đến trường.
6 bản nhỏ này có gần 150 học sinh tiểu học hàng ngày vượt suối bằng mảng để đến trường.

Thầy giáo Lưu Tuấn Anh là 1 trong 9 giáo viên cắm bản của trường
Thầy giáo Lưu Tuấn Anh là 1 trong 9 giáo viên cắm bản của trường Dân tộc bán trú Tiểu học An Lương chuẩn bị đến trường dạy học.

Thầy giáo Lưu Tuấn Anh là 1 trong 9 giáo viên cắm bản của trường
Một cây cầu cho trẻ đi học là mong ước không chỉ của người dân, mà còn là nỗi niềm của các thầy cô trường
 Dân tộc bán trú Tiểu học An Lương.Thầy giáo Lưu Tuấn Anh là 1 trong 9 giáo viên cắm bản của trường
Nếu nước lên to, chảy xiết, học sinh phải nghỉ học vì sự an toàn, giao thông hai bờ tê liệt bởi không ai dám liều mạng vượt suối.
Thầy giáo Lưu Tuấn Anh là 1 trong 9 giáo viên cắm bản của trường
Ngay kể cả khi thời tiết khô ráo, lũ vẫn có thể đổ về bất thường cắt đứt buổi học bởi đập thủy điện xả lũ.

Thầy giáo Lưu Tuấn Anh là 1 trong 9 giáo viên cắm bản của trường
Vì không có cầu, người dân góp tiền làm cầu phao vào mùa cạn dùng tạm. Khi lũ về, cầu phao lại trôi đi mang theo cả những đồng tiền gom góp làm cầu của người dân.

Theo thầy hiệu trưởng trường
Theo thầy hiệu trưởng trường 
Dân tộc bán trú Tiểu học An Lương, chiếc mảng này đã tốt hơn rất nhiều so với chiếc mảng ngóc trước kia.Khi không có người kéo mảng, các học sinh lớn tự kéo mảng chở học sinh bé.
Khi không có người kéo mảng, các học sinh lớn tự kéo mảng chở học sinh bé.

Các em thường đi đất hoặc ủng để lội nước khi đến trường.
Các em thường đi đất hoặc ủng để lội nước khi đến trường.

Các em thường đi đất hoặc ủng để lội nước khi đến trường.
Năm nào người dân cũng góp vài triệu đồng để làm cầu phao cho trẻ đến trường, dù biết khi lũ về sẽ bị cuốn đi, nhưng bản thân họ không thể thay đổi được điều đó
.
Hữu Nghị


Chuyên trang thông tin về Dầu Dừa.  http://daudua.phattrien.netDầu Dừa Tinh Luyện www.NukevietCMS.com  Hệ thống quản trị website chuyên nghiệp, hiệu quả, bảo mật tốt. Thiết kế webHosting  Domain - Tên miền Web NukevietTrà Hà Thủ ÔModule NukevietTheme NukevietCMSMua Bán Đồ Cũ  Cửa Hàng Đồ Cũ Dịch vụTên miền quốc tếTên miền Việt NamWindow Web HostingLinux Web HostingTính năng chungJava Web HostingReseller Window HostingDV Email và tính năngEmail HostingEmail Server RiêngThuê máy chủ ảoThuê máy chủ riêngThuê chỗ đặt máy chủChứng chỉ số SSL là gìLựa chọn loại SSLBảng giá Global SignThiết kế Website
rưa 6-11, nhiều trường học ở quận 2, quận 9, Thủ Đức… tại TP.HCM đã thông báo phụ huynh đón con để đề phòng cơn bão số 13 dự kiến đổ bộ vào đất liền chiều tối 6-11.
Cụ thể, tại quận 9, từ 10g sáng, nhiều trường mầm non, tiểu học dán thông báo mời phụ huynh đón con về nhà trong buổi trưa ngày 6-11. Nếu phụ huynh không có điều kiện đón con thì nhà trường chịu trách nhiệm giữ và có phương án chăm lo cho học sinh tại trường.
Bà Lê Thị Minh Loan, trưởng phòng giáo dục quận 9, cho biết: “Chúng tôi cũng thông báo rõ với những phụ huynh chưa đón con trưa 6-11 rằng không nên đến đón con vào khoảng từ 15 đến 16g chiều. Các trường đã chuẩn bị các phương án về an toàn, thực phẩm, nhân sự… để có thể đảm bảo chăm lo cho học sinh ở trường trong thời gian có bão. Ngày mai 7-11 nếu trời vẫn dông và mưa thì đề nghị cho học sinh tiếp tục nghỉ học, nếu không mưa thì học sinh vẫn đến trường như bình thường”.
Tại các quận huyện khác, phụ huynh cũng đã được thông báo đến đón con sau khi kết thúc buổi học sáng.
Sáng 6-11, Sở GD - ĐT TP.HCM cũng đã có công văn gửi trưởng phòng giáo dục các quận huyện, hiệu trưởng các trường phổ thông về việc khẩn trương triển khai các phương án, biện pháp phòng, tránh, ứng phó với cơn bão số13.
Sở yêu cầu hiệu trưởng các trường phối hợp với phụ huynh học sinh lưu ý không cho học sinh ra đường trong tình huống bão xảy ra và nghiêm cấm học sinh di chuyển bằng đường sông từ nay cho đến khi bão đi qua. Nghiêm cấm việc tổ chức tham quan, sinh hoạt ngoại khóa tại Cần Giờ trong thời gian cơn bão số 13 đang hoạt động.
Về việc cho phép học sinh nghỉ học trong trường hợp không đảm bảo an toàn do bão, Sở đề nghị các cơ sở giáo dục báo cáo xin ý kiến giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM và chủ tịch UBND quận, huyện.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cho học sinh, sinh viên nghỉ học chiều 6-11
Lúc 10g15 sáng 6-11, ông Lê Thanh Dũng- phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã ký công văn “thượng khẩn” chỉ đạo cho Sở Giáo dục và đào tạo, UBND các huyện, thành phố, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh này, cho phép tất cả học sinh, sinh viên trên địa bàn nghỉ học vào chiều 6-11.
Một người dân cưa cây tràm trước cửa nhà để phòng cây gãy, đổ khi bão đến trên đường 30-4, phường 12, TP Vũng Tàu - Ảnh: Đông Hà
Đại tá Trương Văn Tài, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, từ chiều 5-11, các lực lượng biên phòng chốt ở cửa khẩu, cửa biển ra vào đã cấm tất cả các ghe, tàu xuất bến. Đồng thời, biên phòng đã tổ chức lực lượng xuống các địa bàn trọng điểm- nơi có ghe tàu đậu nhiều, bến cảng, âu thuyền phối hợp cùng với lực lượng tại chổ để neo giữ thuyền bè, giằng chắc nhà cửa, kho tàng,... 
“Tất cả các ghe tàu ở ngoài biển đều phải vào bờ hoặc phải cưỡng ép vào bờ. Đến đầu giờ chiều nay, công tác phòng, chống áp thấp nhiệt đới phải cơ bản xong”, đại tá Tài cho biết. Đại tá Đào Quang Hiển, tham mưu trưởng BĐBP tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết, đến 11g ngày 6-11, BĐBP tỉnh đã kêu gọi được 3.505 tàu cá/15.687 ngư dân vào bờ, còn lại hơn 1.500 tàu cá cùng hơn 10.000 ngư dân đánh bắt xa bờ và gần 400 tàu cá/hơn 1.600 ngư dân đánh bắt gần bờ chưa vào bờ. Không có tàu cá không liên lạc được. 
Tại UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, các cuộc họp vào chiều 6-11 cũng phải tạm hoãn để tập trung phòng, chống bão. Từ tối 5-11, các loa phóng thanh của các phường, xã cũng đã kêu gọi người dân cảnh giác với bão, có biện pháp giữ gìn tài sản, nhà cửa của mình.
Theo ghi nhận của PV TTO, nhiều người đã kiểm tra mái nhà, giằng nhà cửa và cưa những cây ở gần nhà.
Bến Tre: Thông báo cho gần 1.000 tàu thuyền tránh bão
Trưa 6-11, ông Nguyễn Khánh Hoan, chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai tỉnh Bến Tre, cho biết đến thời điểm này bộ đội biên phòng đã liên lạc thông báo cho 587 tàu thuyền hoạt động gần bờ và 333 tàu thuyền (với gần 3.000 người) biết vị trí, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng, tránh, trú bão an toàn.
Hiện Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã bố trí lực lượng với 400 cán bộ, chiến sĩ cùng các phương tiện chuyên dụng, xe cấp cứu sẵn sàng ứng phó, giúp dân khi bão đổ bộ vào đất liền…
Tỉnh Bến Tre cũng đang tích cực bố trí lực lượng hướng dẫn, sắp xếp lồng bè nuôi trồng thủy sản, tàu thuyền tại khu neo đậu đảm bảo an toàn; tuyệt đối không để người trên tàu thuyền, lồng bè, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản ven sông, ven biển. Ngoài ra, các địa phương thông báo cho người dân ở vùng ven biển, cửa sông, cồn bãi thuộc vùng nguy hiểm di chuyển đến nơi an toàn.
Các lực lượng khác cũng triển khai lực lượng chặt tỉa cành cây, hướng dẫn nhân dân chằng chống nhà cửa, công trình. Các địa phương tiến hành di chuyển phương tiện, vật tư tại chỗ gồm bao tải đất, cừ tràm… đến những địa điểm xung yếu để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra tràn, vỡ đê do mưa lớn kết hợp với đợt triều cường trong tỉnh đang tiếp tục lên cao.
Tiền Giang: Học sinh Gò Công Đông nghỉ học tránh bão
Ông Phạm Văn Bé - phó chủ tịch huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang - cho biết tất cả các trường học trên địa bàn huyện sẽ được nghỉ học chiều 6-11 để đề phòng bão số 13.
Chèn bao cát chống bão ở xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông - Ảnh: Sơn Lâm
Giữa trưa 6-11, hai huyện ven biển Tiền Giang gồm Gò Công Đông và Tân Phú Đông trời vẫn nắng ráo.
Vùng ven biển có đê bao bờ biển gồm thị trấn Vàm Láng, xã Tân Phước, Gia Thuận, Tân Đông, Tân Thành đang có hơn hai ngàn hộ dân đang sống ngoài vành đê bao. Tất cả đều đã được huy động sẵn sàng với tình trạng di dời khẩn cấp sang các điểm nhà trường, ủy ban,… phía trong đê bao nếu có lệnh di dời khẩn cấp.
Phía huyện Tân Phú Đông, ông Đoàn Văn Thơ - chủ tịch huyện Tân Phú Đông – cũng cho biết tất cả các người dân đều đã được thông tin về cơn áp thấp có thể biến thành bão số 13, và sẵn sàng di dời khẩn cấp.
Một số hộ dân sống cập bờ biển vẫn đang cố sức chèn chắn bao cát lên mái.
Tại trụ sở Ban quản lý các dự án nuôi trồng thủy sản, xã Phú Tân, Tân Phú Đông, các nhân viên đã chèn chắn được hơn 70 bao cát lên mái nhà.
Ông Trương Văn Hoanh - phó giám đốc Ban quản lý – cho biết từ sáng, các trưởng ấp đã đi thông tin các phương án sẵn sàng đối phó bão cho từng nhà.
“Năm 2006, bão đã vào đây một lần nên người dân ít nhiều cũng đã có kinh nghiệm rồi, họ sẵn sàng đi nếu có lệnh di tản của chính quyền.”, ông Hoanh nói.

L.TRANG V.TR. - Đ.HÀ - SƠN LÂM - T.GIANG


Chuyên trang thông tin về Dầu Dừa.  http://daudua.phattrien.netDầu Dừa Tinh Luyện www.NukevietCMS.com  Hệ thống quản trị website chuyên nghiệp, hiệu quả, bảo mật tốt. Thiết kế webHosting  Domain - Tên miền Web NukevietTrà Hà Thủ ÔModule NukevietTheme NukevietCMSMua Bán Đồ Cũ  Cửa Hàng Đồ Cũ Dịch vụTên miền quốc tếTên miền Việt NamWindow Web HostingLinux Web HostingTính năng chungJava Web HostingReseller Window HostingDV Email và tính năngEmail HostingEmail Server RiêngThuê máy chủ ảoThuê máy chủ riêngThuê chỗ đặt máy chủChứng chỉ số SSL là gìLựa chọn loại SSLBảng giá Global SignThiết kế Website
Khi cung không đủ đáp ứng Do cung cao, nhưng cầu không nhiều, rất nhiều giáo viên mầm non không có chuyên môn về sư phạm, nhất là ở các nhà trẻ tư thục. Thế nên, nhiều cô đã gây ra cho các phụ huynh tình cảnh dở khóc, dở cười; tuy không đến mức phải chuyển trường cho con, song cũng vô cùng khó chịu.
 Nhiều cô giáo hồn nhiên dùng tiếng địa phương để dạy trẻ (Ảnh minh họa).
Nhiều cô giáo hồn nhiên dùng tiếng địa phương để dạy trẻ (Ảnh minh họa). 
Sau khi con trai được gần 2 tuổi, chị Hải Yến ở Quận 2 mới gửi con vào nhà trẻ. Để tiện cho bà nội đưa đón, chị đã chọn trường mầm non tư thục gần nhà thay vì đưa đến các trường công và quốc tế. Sau một tuần nhõng nhẽo khóc lóc, Tiger cũng đã phần nào hòa nhập với bạn bè. Hôm đó, lúc cả nhà đang ăn cơm, đột nhiên Tiger ré lên: “Cho con ăn gau, ăn gau”. Mới nghe, mọi người chẳng hiểu gì, mới hỏi lại: “Tiger muốn ăn gì?”, cu cậu lại tiếp tục la lối và chỉ vào dĩa rau: “Gơ muốn ăn gau, ăn gau”. Tới lúc đó, cả nhà mới té ngửa ra, ai cũng thấy cảm thấy vừa tức cười vừa hơi sợ. Bà nội bình luận: “Ba hắn gốc Nghệ An, mẹ hắn gốc Hà Nội, đang sống ở Sài Gòn, giờ hắn lại nói giọng miền Tây”. Thì ra, cô giáo của Tiger là người miền Tây, nên cu cậu mới học theo. Chưa hết, sáng thức dậy, thấy mẹ chuẩn bị đi làm, Tiger tiếp tục mếu máo: “Má đi mần hả? Cho Gơ đi với, Gơ không thích đi học”.
Nhiều cô giáo ở các trường tư thục không hề có bằng cấp sư phạm (Ảnh minh họa).
 Nhiều cô giáo ở các trường tư thục không hề có bằng cấp sư phạm (Ảnh minh họa).
“Chẳng lẽ vì chuyện này mà đổi trường. Ngoài chuyện cô giáo nói giọng miền Tây ra, thì trường này tương đối ổn. Thôi thì chú ý sửa từ từ mỗi khi con về nhà. Hy vọng khi lên lớp mới, học cô khác con sẽ không nói vậy nữa”, chị Yến tâm sự. Nỗi ấm ức khó nên lời Cũng như chị Yến, chị Hiền ở Gò Vấp cũng được một phen giật mình với cô giáo của bé Susu 2 tuổi. Vừa tan sở, chị Hiền ba chân bốn cẳng chạy đến trường mầm non vì đây là buổi học đầu tiên của bé Susu. Vừa thấy mẹ, cô giáo của bé Susu hằm hằm chạy ra rồi dúi vào tay một túi to: “Chị mang chăn về mà giặt. Sau khi Susu ăn xong đã ói ra cả chăn rồi”. Dù khá ngạc nhiên, song chị Hiền không nói gì, cầm chiếc chăn về nhà. Sau khi nghe vợ kể xong, chồng chị Hiền khá tức giận: “Ở đâu có cái kiểu bé ói ra chăn thì ba mẹ phải mang về nhà giặt. Chứ mỗi tháng đóng một đống tiền để làm gì. Mai anh sẽ tới nói với hiệu trưởng”. Vì sợ con bị cô giáo đối xử không tốt, chị Hiền cản lại, mang nổi ấm ức đi giặt chăn. Nhưng, khi đi giặt chăn chị lại không thấy áo của con dính đồ ói ra đâu hết mới đến hỏi cô giáo. Cô giáo ráo hoảnh: “Áo hả, trong kia”, rồi chỉ vào nhà tắm. Đã thế, lúc đón Susu, cô giáo chưa bao giờ cười lấy một cái, khiến chị Hiền cũng hết sức căng thẳng. “Tôi không biết phải làm sao nữa. Đúng là con mình còn chưa ngoan, nhưng sao cô giáo lại đối xử lạnh lùng với học trò như vậy?” chị Hiền bình luận.
 Trẻ con thường nhạy cảm với sự bất công (Ảnh minh họa).
Con không bị cô giáo ghét bỏ, vì Tí cũng khá ngoan, song chị chị Loan, ở Tân Bình lại có nổi băn khoăn khác. Một hôm, như mọi lần, cu Tí 5 tuổi cứ bi bô liên hồi khi ngồi trên xe từ trường về nhà. Đột nhiên, cu Tí hỏi: “Mẹ, sao mẹ không đưa bì thư cho cô giáo con?”, vì không hiểu con muốn nói gì, chị Loan hỏi lại: “Bì thư gì hả Tí”, cu Tí giải thích: “Bì thư như mẹ của bạn Kem đưa cho cô giáo ấy”. Sau một hồi tìm hiểu, hỏi han, cuối cùng chị Loan cũng biết vì sao đứa con trai bé bỏng lại có đề nghị kỳ cục thế. Số là, hôm qua, cu Tí thấy mẹ của bạn Kem đưa một bì thư cho cô giáo. Hôm nay, cu Tí với bạn Kem tranh giành đồ chơi của nhau, thì cô giáo đến bênh Kem rồi la cu Tí chứ không như mọi lần là la cả hai. “Tại mẹ không chịu đưa bì thư cho cô giáo nên con mới bị la một mình đó”, cu Tí kết luận. Nghe con kể xong, chị Loan cũng không biết nói sao, chỉ thấy buồn cho con khi mới tí tuổi đầu đã phải chứng kiến những điều không hay. “Văn hóa phong bì đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt, ngay từ khi bé tí, trẻ đã thấy "ma lực" của phong bì, thì sau này lớn hẳn tụi nhỏ sẽ coi đó là điều tất nhiên”, chị Loan bức xúc. Khi cô giáo có "sáng kiến" Vì con có vẻ thụ động, không hoạt bát, nên dù có bà nội chăm, chị Liên ở Quận 7 vẫn nhất quyết cho cu Bin 3 tuổi đi học, với suy nghĩ: con sẽ vui vẻ, cởi mở hơn khi thường xuyên tiếp xúc và vui chơi với các bạn cùng tuổi.Tuy nhiên, sau 2 tuần đi học, tình trạng của cu Bin không những chẳng được cải thiện mà còn tệ hơn. Đi học về nhà là cu Bin cứ lân la tới cái ti vi, rồi ai xem gì cũng xem cùng. Thậm chí nếu ti vi không mở, cu cậu còn yêu cầu bà nội mở lên để xem. Khi mẹ nói là sẽ dẫn đi chơi, cu Bin cũng không hào hứng như mọi lần.Tưởng, đây chỉ là cơn nhõng nhẽo nhất thời của con, chị Liên cũng không quan tâm lắm. Nhưng, một tuần trôi qua, cơn nghiện ti vi của cu Bin ngày càng nặng. Cu Bin liên tục chỉ vào ti vi và nói Ngộ Không, Tom Jerry… nếu mẹ hoặc bà không làm theo yêu cầu thì sẽ khóc ré lên. Nhận thấy mọi chuyện có vẻ không ổn, chị Liên liền xin nghỉ nửa ngày để đến lớp xem vì sao mọi chuyện lại trở nên xấu như thế. Lúc chị Liên bất thình lình vào lớp của cu Bin thì không thấy cô giáo đâu, mà chỉ có các nhóc đang chăm chú dán mắt vào màn hình tivi. Vì chỉ có 2 cô, mà lớp có tới mười mấy cháu, nên các cô đã nghĩ ra cách bật tivi để dỗ các cháu, đỡ vất vả. Nhận thấy, cứ hễ coi phim là các cháu lại ngồi im, không chạy nhảy la hét nữa, nên các cô cứ thế mà "phát huy".
Theo Đất Việt


Chuyên trang thông tin về Dầu Dừa.  http://daudua.phattrien.netDầu Dừa Tinh Luyện www.NukevietCMS.com  Hệ thống quản trị website chuyên nghiệp, hiệu quả, bảo mật tốt. Thiết kế webHosting  Domain - Tên miền Web NukevietTrà Hà Thủ ÔModule NukevietTheme NukevietCMSMua Bán Đồ Cũ  Cửa Hàng Đồ Cũ Dịch vụTên miền quốc tếTên miền Việt NamWindow Web HostingLinux Web HostingTính năng chungJava Web HostingReseller Window HostingDV Email và tính năngEmail HostingEmail Server RiêngThuê máy chủ ảoThuê máy chủ riêngThuê chỗ đặt máy chủChứng chỉ số SSL là gìLựa chọn loại SSLBảng giá Global SignThiết kế Website
Nhiều trò mạo hiểm khiến dân mạng “rợn tóc gáy”
Thời gian gần đây liên tục xuất hiện nhiều hình ảnh về những trò đùa của học sinh khiến cộng đồng mạng xôn xao. Những hình ảnh này hầu hết đều là những trò đùa mạo hiểm, dễ gây những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng của những người tham gia.
Mới đây nhất những hình ảnh về trò xếp ghế nhựa thành tầng cao rồi ngồi lên của một số bạn học sinh THPT được lan truyền trên cộng cộng đồng mạng. Những hình ảnh này ngay lập tức khiến dân mạng chú ý bởi độ nguy hiểm và những tai nạn dễ xảy đến với người tham gia.
Những chồng ghế được xếp cao từ 1m đến 2m, không hề chắc chắn và có thể xô đổ bất cứ lúc nào nhưng vẫn được nhiều bạn học sinh trưng dụng để ngồi lên và xem đó như một trò tiêu khiển thú vị giữa giờ học.
trò chơi mạo hiểm
 
Điều đáng nói là tham gia trò chơi này, không chỉ có những bạn trai “sức dài vai rộng” mà còn có cả những bạn nữ “chân yếu tay mềm” cũng rất hào hứng tham gia. Những hình ảnh khiến dân mạng chỉ còn biết lắc đầu ngán ngẩm trước sự ‘”nghịch dại” và thiếu ý thức về hậu quả nghiêm trọng mà nó có thể mang lại.
Trước trò ngồi trên chồng ghế nhựa này, dân mạng cũng được nhiều phen hú vía với những trò đùa có một không hai của học sinh Việt. Đáng lên án nhất phải kể đến trò đùa thả bạn gái ra ban công của một số học sinh nam từng gây phẫn nộ trên cộng đồng mạng vào tháng 4/2013 vừa qua. Trong trò đùa này, 5 nam sinh đã kéo và thả một bạn gái cùng lớp ra ngoài ban công tầng 3 của trường học. Không ý thức được hành động nguy hiểm của mình, các nam sinh này còn cười đùa rất vui vẻ và lấy điện thoại ghi lại hình ảnh.
Những trò đùa rất nguy hiểm.
Những trò đùa rất nguy hiểm. 
Ngoài ra, còn có trường hợp gần chục học sinh mặc áo đồng phục, cùng nhau giăng tấm chăn rộng để tung một nam sinh khác lên trần nhà.
Được sự hỗ trợ nhịp nhàng của nhóm bạn kết hợp với sự đàn hồi của tấm vải, nam sinh này liên tục được hất lên không trung. Cậu bạn này còn liên tục cố bám trụ vào dầm nhà sau mỗi lần được hất lên như kiểu người nhện.
Ngoài ra dân mạng cũng ghi nhận rất nhiều hình ảnh phản cảm và đáng lên án về nhiều trò đùa tai hại của học sinh các cấp như trò kéo và đẩy vào cột bê tông, bế và chọc vào chỗ hiểm,… Các trò đùa này xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều với những biến tướng khác nhau, khiến nhiều người to ra lo lắng và bức xúc bởi nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng không lường trước.
Nhiều vấn đề đặt ra
Rõ ràng sẽ có nhiều người biện hộ cho rằng tinh nghịch, quỉ quái là đặc điểm của học sinh và rằng “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Tuy nhiên có thể nhận thấy đây là một sự bào chữa thiếu thuyết phục bởi thời học sinh vẫn còn rất nhiều trò đùa bổ ích, trong sáng và lành mạnh khác chứ không nhất thiết phải có những những trò “nghịch dại” như trên.
Vẫn biết tinh nghịch là nét đặc trưng của học trò nhưng hãy chơi lành mạnh và bổ ích.
Vẫn biết tinh nghịch là nét đặc trưng của học trò nhưng hãy chơi lành mạnh và bổ ích. 
Rõ ràng nhiều bạn học sinh vẫn chưa thể lường hết được hậu quả nghiêm trọng mà nó có thể mang lại. Đơn cử trong trò thả bạn gái ra ngoài ban công của các nam sinh đã nêu trêu, chỉ cần lỡ tay hoặc do “nạn nhân” quá sợ hãi mà vùng vẫy, thì chắc chắn một hậu quả thực sự đau lòng sẽ xảy ra với bạn gái này, bởi ban công tầng 3 là khá cao và bạn gái kia cũng không hề được bảo vệ bằng bất cứ hình thức nào.
Hay như trong trò tung bạn lên trần nhà đã nêu ở phần trước, chỉ cần những bạn tung quá tay một chút là có thể mang lại những vết thương nặng cho “nạn nhân” đang làm xiếc.
Thời học sinh vẫn được biết đến với sự tinh nghịch, hồn nhiên, song đôi khi sự quá trớn trong những trò đùa này có thể mang lại những hậu quả nghiêm trọng. Tâm lý thoải mái, cả nể bạn bè có thể khiến nhiều học sinh dễ dàng tặc lưỡi “thôi thì tham gia cho vui” mà không hề lo nghĩ đến những hệ lụy có thể xảy ra. Đặc biệt là những hậu quả về sức khỏe có thể khiến nhiều học sinh, nhà trường và thầy cô giáo phải trả giả đắt.
Hơn ai hết, các bạn teen phải ý thức được hậu quả và sự nguy hiểm mà những trò đùa này mang lại, hãy vui chơi và tham gia những trò vui trong chừng mực nhất định.
Theo Đất Việt


Chuyên trang thông tin về Dầu Dừa.  http://daudua.phattrien.netDầu Dừa Tinh Luyện www.NukevietCMS.com  Hệ thống quản trị website chuyên nghiệp, hiệu quả, bảo mật tốt. Thiết kế webHosting  Domain - Tên miền Web NukevietTrà Hà Thủ ÔModule NukevietTheme NukevietCMSMua Bán Đồ Cũ  Cửa Hàng Đồ Cũ Dịch vụTên miền quốc tếTên miền Việt NamWindow Web HostingLinux Web HostingTính năng chungJava Web HostingReseller Window HostingDV Email và tính năngEmail HostingEmail Server RiêngThuê máy chủ ảoThuê máy chủ riêngThuê chỗ đặt máy chủChứng chỉ số SSL là gìLựa chọn loại SSLBảng giá Global SignThiết kế Website

DỊCH VỤ

Liên hệ nhanh

DANH MỤC CHÍNH

Xã hội Thời sự kinh doanh Đời sống Công nghệ Quốc tế Website Cảm nang việc làm Thiên tai Phần mềm Sức khoẻ Lối sống Siêu bão Lễ hội Văn hoá Kiến thức Giáo dục 20/10 Doanh nghiệp Tình yêu - Giới tính Lễ Phật Đản Thủ thuật Giao thông Pháp luật Công dụng của đầu dừa Chuyện lạ Giải trí Thiết kế web Sản phẩm mới Y tế Công dụng Kinh tế Bảo mật Khuyến mãi - Giảm giá Võ Nguyên Giáp Ô tô 20/11 Giới tính Mưa lũ Ngày Nhà giáo Việt Nam Xe máy hosting Khoa học Sinh viên Blogger Du lịch Dịch vụ Người mẫu Seo web Facebook Hướng dẫn sử dụng Làm đẹp Thị trường Bất động sản Hack Hướng dẫn làm dầu dừa Khám phá Ngày của Mẹ Thời trang Video Dinh dưỡng Dầu dừa nguyên chất Kinh nghiệm Ngày Phụ nữ Việt Nam NukeViet Triều cường máy chủ Chăm sóc tóc Dân chơi Google Khuyến mãi Kinh nghiệp Lễ Vu Lan Tên miền Viễn Thông Hướng dẫn Kỹ năng bán hàng Nhân vật SEO Windows WordPress Themes Điện thoại Backlink CSS3 Cây lược vàng Dịch vụ vệ sinh HTML5 Hoa hau Hội thảo Mẹ và bé Mã màu Mỹ phẩm từ dầu dừa Themes Thể thao WordPress hà thủ ô Dầu dừa trắng da Giảm cân với dầu dừa Hoa hậu Hà Nội Hướng dẫn nâng cấp Khắc phục lỗi Mua dầu dừa ở đâu Nứt gót chân Template Thông tin về dầu dừa Tin tức Trị mụn trứng cá Tuyển dụng - Việc làm

Thống kê

Translate

Quan tâm nhiều

Theo thời gian

Contact Form

Name

Email *

Message *