Chiều nay 8/10, Việt Nam sẽ quan sát được nguyệt thực toàn phần – Mặt trăng máu. Việt Nam sắp quan sát được nguyệt thực nửa tối

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần hay trăng máu ngày 8/10 có thể được xem tại Bắc Mỹ và quần đảo Hawaii (trăng máu sẽ xuất hiện ngay trước khi mặt trời mọc), New Zealand, Úc và Đông Á (có thể nhìn thấy trăng máu sau khi mặt trời lặn). Như vậy, Việt Nam – thuộc Đông Nam Á có thể quan sát được hiện tượng này.
Ảnh minh họa
Theo lời khuyên của chuyên gia, để quan sát Mặt trăng máu, mọi người nên chọn những khu vực tối, thoáng, cách xa ánh đèn đô thị. Với lịch trình xảy ra hiện tượng Mặt trăng máu hôm nay 8/10, những địa điểm ở các khu vực hướng Đông sẽ thuận tiện cho việc xem hơn như cầu Vĩnh Tuy ở Hà Nội hay khu vực cầu Khánh Hội ở TP.HCM.
Thời tiết cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc này. Và theo tin của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn TƯ, Thủ đô Hà Nội và vùng đồng bằng hôm nay nhiệt độ trung bình khoảng 19-22 độ.
Đến trưa, nhiệt 29-32 độ, trời mát nhờ có gió đông bắc.
Chiều tối nay miền Bắc ít mây, rất thuận lợi để quan sát hiện tượng thiên văn kỳ thú – nguyệt thực toàn phần. Lúc gần 18h Mặt Trăng sẽ nhuộm rõ màu đỏ và đẹp nhất.
Với thời tiết này, mọi người có thể quan sát hiện tượng bằng mắt thường. Tuy nhiên, một vài dụng cụ hỗ trợ như ống nhòm, kính thiên văn sẽ khiến việc chiêm ngưỡng được trọn vẹn hơn.
Lịch trình xảy ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần ngày 08/10 (giờ Việt Nam).
- Bắt đầu pha nửa tối: 15h15′
- Bắt đầu pha một phần: 16h15′
- Bắt đầu toàn phần: 17h25′
- Cực đại: 17h54′
- Kết thúc pha toàn phần: 18h24′
- Kết thúc pha một phần: 19h34′
- Kết thúc pha nửa tối (kết thúc hoàn toàn): 20h34′
Tại Việt Nam, giờ Mặt trăng mọc trong ngày này là 17h25′, có nghĩa là giai đoạn trước giờ này chúng ta không thể theo dõi hiện tượng. Ngoài ra, việc quan sát Mặt trăng ngay ở chân trời chỉ có thể thực hiện với người ở vùng ven biển.
Như vậy, đối với đa số người sống tại Việt Nam, thời điểm bắt đầu quan sát được hiện tượng sẽ bắt đầu từ 17h45′ hoặc 18h00′ (khi đã diễn ra được một phàn pha toàn phần) và có thể quan sát toàn bộ cho tới khi nguyệt thực kết thúc.
(Theo Đặng Vũ Tuấn Sơn – Hội thiên văn học Việt Nam)



0 comments :

Post a Comment

DỊCH VỤ

Liên hệ nhanh

DANH MỤC CHÍNH

Xã hội Thời sự kinh doanh Đời sống Công nghệ Quốc tế Website Cảm nang việc làm Thiên tai Phần mềm Sức khoẻ Lối sống Siêu bão Lễ hội Văn hoá Kiến thức Giáo dục 20/10 Doanh nghiệp Tình yêu - Giới tính Lễ Phật Đản Thủ thuật Giao thông Pháp luật Công dụng của đầu dừa Chuyện lạ Giải trí Thiết kế web Sản phẩm mới Y tế Công dụng Kinh tế Bảo mật Khuyến mãi - Giảm giá Võ Nguyên Giáp Ô tô 20/11 Giới tính Mưa lũ Ngày Nhà giáo Việt Nam Xe máy hosting Khoa học Sinh viên Blogger Du lịch Dịch vụ Người mẫu Seo web Facebook Hướng dẫn sử dụng Làm đẹp Thị trường Bất động sản Hack Hướng dẫn làm dầu dừa Khám phá Ngày của Mẹ Thời trang Video Dinh dưỡng Dầu dừa nguyên chất Kinh nghiệm Ngày Phụ nữ Việt Nam NukeViet Triều cường máy chủ Chăm sóc tóc Dân chơi Google Khuyến mãi Kinh nghiệp Lễ Vu Lan Tên miền Viễn Thông Hướng dẫn Kỹ năng bán hàng Nhân vật SEO Windows WordPress Themes Điện thoại Backlink CSS3 Cây lược vàng Dịch vụ vệ sinh HTML5 Hoa hau Hội thảo Mẹ và bé Mã màu Mỹ phẩm từ dầu dừa Themes Thể thao WordPress hà thủ ô Dầu dừa trắng da Giảm cân với dầu dừa Hoa hậu Hà Nội Hướng dẫn nâng cấp Khắc phục lỗi Mua dầu dừa ở đâu Nứt gót chân Template Thông tin về dầu dừa Tin tức Trị mụn trứng cá Tuyển dụng - Việc làm

Thống kê

Translate

Quan tâm nhiều

Theo thời gian

Contact Form

Name

Email *

Message *