Showing posts with label Cảm nang việc làm. Show all posts
Showing posts with label Cảm nang việc làm. Show all posts
HireRight, một công ty chuyên về việc thẩm định ứng cử viên trước khi tuyển dụng và hiện tại đang hợp tác với nhiều công ty ở Mỹ, đã đưa ra 12 ứng dụng bổ ích cho việc kiểm tra thông tin của những người đi xin việc.
1. Thiết lập quy tắc kiểm tra lý lịch.
2. Chứng thực thời gian làm việc và quá trình học tập của ứng viên.
3. Kiểm tra lý lịch tư pháp.
4. Xác minh bằng cấp.
5. Thẩm định lại lý lịch sau khi tuyển dụng.
6. Kiểm tra lý lịch trên phạm vi quốc tế.
7. Xác nhận bằng chứng về các khoản thu nhập.
8. Quan sát ứng viên.
9. Xem xét hồ sơ bằng lái xe.
10. Thẩm tra từng ứng viên.
11. Loại bỏ các quá trình thủ công.
12. Tìm hiểu các điểm yếu của ứng viên.  
Các cố vấn tìm người làm vừa đưa ra một lời khuyên thiết thực cho những ai đang muốn một chỗ làm. Chú ý đừng bao giờ dùng từ “không bao giờ” (never) mà luôn đề cập đến “thành tích” (achievement) của bạn trong các đơn xin việc.

Ngoài ra hết sức tránh dùng 8 từ sau trong đơn xin việc: “ghét” (hate), “tuyệt nhiên không” (nothing), luôn luôn (always), tệ (bad), khuyết điểm (fault), sai phạm (mistake), hoang mang (panic) và khó khăn (problems).

Thay vì những từ này người xin việc nên dùng các từ: hoạt động (active), tiến bộ (developed), kinh nghiệm (experience), lập kế hoạch (planning)...
HireRight, một công ty chuyên về việc thẩm định ứng cử viên trước khi tuyển dụng và hiện tại đang hợp tác với nhiều công ty ở Mỹ, đã đưa ra 12 ứng dụng bổ ích cho việc kiểm tra thông tin của những người đi xin việc.
1. Thiết lập quy tắc kiểm tra lý lịch.
2. Chứng thực thời gian làm việc và quá trình học tập của ứng viên.
3. Kiểm tra lý lịch tư pháp.
4. Xác minh bằng cấp.
5. Thẩm định lại lý lịch sau khi tuyển dụng.
6. Kiểm tra lý lịch trên phạm vi quốc tế.
7. Xác nhận bằng chứng về các khoản thu nhập.
8. Quan sát ứng viên.
9. Xem xét hồ sơ bằng lái xe.
10. Thẩm tra từng ứng viên.
11. Loại bỏ các quá trình thủ công.
12. Tìm hiểu các điểm yếu của ứng viên.  
Các cố vấn tìm người làm vừa đưa ra một lời khuyên thiết thực cho những ai đang muốn một chỗ làm. Chú ý đừng bao giờ dùng từ “không bao giờ” (never) mà luôn đề cập đến “thành tích” (achievement) của bạn trong các đơn xin việc.

Ngoài ra hết sức tránh dùng 8 từ sau trong đơn xin việc: “ghét” (hate), “tuyệt nhiên không” (nothing), luôn luôn (always), tệ (bad), khuyết điểm (fault), sai phạm (mistake), hoang mang (panic) và khó khăn (problems).

Thay vì những từ này người xin việc nên dùng các từ: hoạt động (active), tiến bộ (developed), kinh nghiệm (experience), lập kế hoạch (planning)...
1. Thái độ nhiệt tình

Một người thực sự thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ của người đó. Sự khác biệt giữa người thành công và người thất bại nằm ở chỗ: người thành công luôn có những suy nghĩ tích cực, có thái độ nhiệt tình với công việc và có tinh thần lạc quan, luôn tin vào những điều tốt đẹp ở phía trước. Còn người thất bại thì hoàn toàn ngược lại. Chính thái độ quyết định sự nghiệp của chúng ta. Hãy nhớ rằng:

- Chúng ta đối xử với cuộc sống thế nào thì cuộc sống sẽ đối xử với chúng ta như thế.

- Chúng ta đối xử với người khác thế nào thì người ta cũng đối xử lại với chúng ta như thế.

- Thái độ đối với công việc quyết định phần lớn sự thành bại sau này của công việc đó.

2. Đặt mục tiêu rõ ràng và thực hiện mục tiêu đó

Nếu bạn không đặt mục tiêu cho mình thì bạn sẽ không làm được việc gì. Mục tiêu chính là những viên gạch để xây nên “bức tường” thành công. Có mục tiêu công việc, bạn sẽ trở nên tích cực hơn. Mục tiêu công việc rõ ràng sẽ mang lại hai lợi ích:

- Có động lực để làm việc

- Có chiến lược để làm việc

Rất nhiều người đặt ra mục tiêu cho mình nhưng không rõ ràng khiến sự tích cực trong công việc bị giảm đi đáng kể. Bạn nên chia mục tiêu lớn của mình thành các mục tiêu nhỏ. Hãy coi mục tiêu của mình như một chiếc “kim tự tháp”. Đỉnh tháp là mục tiêu cao nhất - mục tiêu của cả cuộc đời. Những mục tiêu bạn đề ra và những việc làm của bạn để thực hiện mục tiêu đó nhất thiết đều hướng về nơi đỉnh “kim tự tháp”- mục tiêu cao nhất.

3. Làm việc chăm chỉ

Có câu “có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”. Lao động một cách chăm chỉ, bạn có thể hoàn thành tốt công việc của mình.

4. Chủ động quản lý thời gian

Thời gian là vàng. Hãy quản lý thời gian của bạn một cách hiệu quả, đừng lãng phí.

5. Coi trọng sức khoẻ

Nhiều người khi bị cuốn vào công việc thì không còn để ý đến sức khoẻ của mình nữa, điều này quả là sai lầm lớn. Sức khoẻ chính là vốn quý nhất của con người, phải chăm lo cho sức khỏe của mình thì mới đủ năng lực và tinh thần để thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra.

6. Khống chế những suy nghĩ không tích cực

Những suy nghĩ không tích cực sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần làm việc của bạn. Nên nghĩ về những điều tích cực, lạc quan để mọi việc trở nên tốt đẹp hơn. Hãy thực hiện những lời khuyên dưới đây:

- Khi bạn tức giận, đừng nên chỉ im lặng và chiụ đựng.

- Đừng suy nghĩ lan man trước khi làm bất kỳ một công việc nào đó.

- Đừng để tình cảm khống chế lý trí.

7. Học hỏi không ngừng

Khi muốn tìm hiểu 1 thông tin hay học hỏi kiến thức mới, bạn sẽ tìm ở đâu? Một người thành công thường nắm bắt thông tin ở mọi chỗ, mọi nơi. Hãy tận dụng mọi cơ hội để học tập.

8. Tạo những mối quan hệ tốt

Không ai có thể thành công khi chỉ có một mình. Những mối quan hệ tốt sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc.

9. Luôn có lòng tin đối với sự lựa chọn của mình

Nếu không có lòng tin đối với chính sự lựa chọn của mình thì không ai có thể tin bạn được. Hãy luôn tin vào chính mình.

10. Lập tức hành động

Nếu đã hội đủ những yếu tố trên thì bạn còn chần chừ gì mà không bắt tay ngay vào công việc của mình?
Theo VietNamNet
Trong buổi phỏng vấn, cách bạn trả lời các câu hỏi rất quan trọng. Vì vậy bạn cần một cái đầu luôn tỉnh táo, nhanh nhạy với các câu hỏi của nhà tuyển dụng.

Dưới đây là 10 câu hỏi “hóc búa” mà nhà tuyển dụng thường hỏi cùng một số gợi ý giúp bạn "ghi điểm":

Bạn có thể nói cho tôi biết một chút về bản thân biết được không? (hoặc: Bạn nghĩ mình là người như thế nào và tại sao bạn lại chọn công việc này?)

Đây là cơ hội để bạn chứng tỏ khả năng giao tiếp của mình để nói về cuộc sống, công việc của mình một cách hợp lý, tránh huyên thuyên.

Ví dụ: Nếu bạn tốt nghiệp ngành mỹ thuật nhưng lại xin làm việc ở một hiệu sách, bạn có thể trả lời rằng: “Tôi là người yêu thích văn học, mặc dù tôi tốt nghiệp trường mỹ thuật nhưng tôi cũng có kiến thức về các nhà văn cổ điển và đương đại. Tôi tuy không là người đọc sách thường xuyên nhưng tôi lại là người dễ gần và có duyên khi tiếp xúc với người mới".

Tại sao bạn lại bỏ công việc hiện tại của mình? 

Bạn không nên nói bất cứ điều gì không tốt về sếp, đồng nghiệp hay những quy cách làm việc của công ty cũ. Đó là điều tối kỵ. Bạn nên trả lời rằng: Bạn muốn mở mang kiến thức về công việc của bạn hay muốn cọ sát với những thử thách mới.

Tại sao công ty nên chọn bạn mà không phải bất kỳ ai khác? (hoặc: Bạn có thể đóng góp gì cho sự phát triển của công ty?)

Đây là cơ hội bạn cho họ thấy những lợi ích bạn có thể đem lại cho công ty khi bạn được tuyển dụng. Hãy nói về những lợi ích, ảnh hưởng của bạn đối với công ty chứ không phải những khả năng đặc trưng của bạn.

Ví dụ: “Tôi có những ý tưởng mới lạ, cải thiện bộ mặt công ty bằng cách tăng hiệu quả của bộ phận lễ tân, sử dụng kỹ năng giao tiếp của mình để tạo ấn tượng và sự tin tưởng với khách hàng".

Theo bạn nghĩ đâu là khiếm khuyết lớn nhất của mình? 

Nếu bạn thiếu kỹ năng, điều kiện nào đó mà nhà tuyển dụng đưa ra thì đây là lúc bạn tự tin nói về nó. Bạn có thể nói: “Tôi chưa có kinh nghiệm trong việc trực tiếp bán hàng nhưng với bằng marketing này của mình, tôi tin mình sẽ học hỏi một cách nhanh chóng".

Bạn phản ứng thế nào với những lời phê bình? 

Câu trả lời ưng ý nhất mà nhà tuyển dụng mong chờ là người được hỏi đưa ra được ví dụ minh hoạ kèm theo. Hãy kể về một trường hợp bạn bị ông chủ cũ khiển trách và kinh nghiệm bạn học được từ đó và kết thúc bằng câu: “Tôi nghĩ phê bình là bài học cần thiết và cần có trong quá trình làm việc để cải thiện nó ngày một tốt hơn".

Bạn nghĩ sao nếu phải làm thêm giờ? 

Khi đó bạn nên hỏi ngược lại rằng: “Vậy tôi sẽ phải làm thêm khoảng bao nhiêu giờ?. Nếu làm thêm giờ tôi sẽ được trả lương theo số giờ đó phải không?”. Hoặc bạn có thể nói thẳng rằng: “Tôi không bận tâm đến việc làm thêm giờ nhưng tôi sợ nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, một yếu tố quan trọng để duy trì chất lượng làm việc".

Bạn thấy mình ở đâu sau khoảng thời gian 10 năm? 

Mẹo ở đây là bạn không nên trả lời quá thông minh hay quá kém cỏi so với khả năng thực của mình. Bạn nên nói rằng: “Tôi hy vọng công việc này sẽ cho tôi một chỗ để có thể phát huy hết khả năng của mình".

Bạn đã lập gia đình hay có ý định lập gia đình chưa? 

Bạn không nên trả lời thẳng những câu hỏi này vì đôi khi nó sẽ quyết định bạn có được nhận hay không. Bạn nên lái sang một chủ đề khác: “Tôi nghĩ ông/bà đang băn khoăn liệu tôi có là nhân viên đáng tin cậy hay không? Tôi nghĩ bài giới thiệu của tôi là bằng chứng về khả năng làm việc của tôi và nếu ông/bà gọi về cơ quan cũ của tôi, họ cũng sẽ vui vẻ cho ông/bà biết về những gì tôi đã cống hiến cho công ty cũ".

Mức lương bạn mong chờ là bao nhiêu? 

Bạn nên tìm hiểu mức lương của những người cùng ngành với bạn trước khi đi phỏng vấn để có thể đưa ra một mức lương hợp lý. Nếu có sự chênh lệch giữa hai bên và bạn chưa thể quyết định ngay lúc đó, bạn hãy đề nghị họ cho bạn suy nghĩ 1, 2 hôm và sau đó sẽ trả lời.

Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không? 

Lúc này bạn có thể hỏi một số câu như: “Bạn có thể cho tôi biết những mục tiêu của công ty?”; “Bạn sẽ có được cơ hội thăng chức sau 3 năm làm việc phải không?”; “Nếu tôi được tuyển dụng thì làm sao để tôi hoà hợp với đồng nghiệp nhanh nhất?”... để họ thấy rằng bạn có ý muốn tìm hiểu về công ty.

Theo Tuổi trẻ
1. Thái độ nhiệt tình

Một người thực sự thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ của người đó. Sự khác biệt giữa người thành công và người thất bại nằm ở chỗ: người thành công luôn có những suy nghĩ tích cực, có thái độ nhiệt tình với công việc và có tinh thần lạc quan, luôn tin vào những điều tốt đẹp ở phía trước. Còn người thất bại thì hoàn toàn ngược lại. Chính thái độ quyết định sự nghiệp của chúng ta. Hãy nhớ rằng:

- Chúng ta đối xử với cuộc sống thế nào thì cuộc sống sẽ đối xử với chúng ta như thế.

- Chúng ta đối xử với người khác thế nào thì người ta cũng đối xử lại với chúng ta như thế.

- Thái độ đối với công việc quyết định phần lớn sự thành bại sau này của công việc đó.

2. Đặt mục tiêu rõ ràng và thực hiện mục tiêu đó

Nếu bạn không đặt mục tiêu cho mình thì bạn sẽ không làm được việc gì. Mục tiêu chính là những viên gạch để xây nên “bức tường” thành công. Có mục tiêu công việc, bạn sẽ trở nên tích cực hơn. Mục tiêu công việc rõ ràng sẽ mang lại hai lợi ích:

- Có động lực để làm việc

- Có chiến lược để làm việc

Rất nhiều người đặt ra mục tiêu cho mình nhưng không rõ ràng khiến sự tích cực trong công việc bị giảm đi đáng kể. Bạn nên chia mục tiêu lớn của mình thành các mục tiêu nhỏ. Hãy coi mục tiêu của mình như một chiếc “kim tự tháp”. Đỉnh tháp là mục tiêu cao nhất - mục tiêu của cả cuộc đời. Những mục tiêu bạn đề ra và những việc làm của bạn để thực hiện mục tiêu đó nhất thiết đều hướng về nơi đỉnh “kim tự tháp”- mục tiêu cao nhất.

3. Làm việc chăm chỉ

Có câu “có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”. Lao động một cách chăm chỉ, bạn có thể hoàn thành tốt công việc của mình.

4. Chủ động quản lý thời gian

Thời gian là vàng. Hãy quản lý thời gian của bạn một cách hiệu quả, đừng lãng phí.

5. Coi trọng sức khoẻ

Nhiều người khi bị cuốn vào công việc thì không còn để ý đến sức khoẻ của mình nữa, điều này quả là sai lầm lớn. Sức khoẻ chính là vốn quý nhất của con người, phải chăm lo cho sức khỏe của mình thì mới đủ năng lực và tinh thần để thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra.

6. Khống chế những suy nghĩ không tích cực

Những suy nghĩ không tích cực sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần làm việc của bạn. Nên nghĩ về những điều tích cực, lạc quan để mọi việc trở nên tốt đẹp hơn. Hãy thực hiện những lời khuyên dưới đây:

- Khi bạn tức giận, đừng nên chỉ im lặng và chiụ đựng.

- Đừng suy nghĩ lan man trước khi làm bất kỳ một công việc nào đó.

- Đừng để tình cảm khống chế lý trí.

7. Học hỏi không ngừng

Khi muốn tìm hiểu 1 thông tin hay học hỏi kiến thức mới, bạn sẽ tìm ở đâu? Một người thành công thường nắm bắt thông tin ở mọi chỗ, mọi nơi. Hãy tận dụng mọi cơ hội để học tập.

8. Tạo những mối quan hệ tốt

Không ai có thể thành công khi chỉ có một mình. Những mối quan hệ tốt sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc.

9. Luôn có lòng tin đối với sự lựa chọn của mình

Nếu không có lòng tin đối với chính sự lựa chọn của mình thì không ai có thể tin bạn được. Hãy luôn tin vào chính mình.

10. Lập tức hành động

Nếu đã hội đủ những yếu tố trên thì bạn còn chần chừ gì mà không bắt tay ngay vào công việc của mình?
Theo VietNamNet
Trong buổi phỏng vấn, cách bạn trả lời các câu hỏi rất quan trọng. Vì vậy bạn cần một cái đầu luôn tỉnh táo, nhanh nhạy với các câu hỏi của nhà tuyển dụng.

Dưới đây là 10 câu hỏi “hóc búa” mà nhà tuyển dụng thường hỏi cùng một số gợi ý giúp bạn "ghi điểm":

Bạn có thể nói cho tôi biết một chút về bản thân biết được không? (hoặc: Bạn nghĩ mình là người như thế nào và tại sao bạn lại chọn công việc này?)

Đây là cơ hội để bạn chứng tỏ khả năng giao tiếp của mình để nói về cuộc sống, công việc của mình một cách hợp lý, tránh huyên thuyên.

Ví dụ: Nếu bạn tốt nghiệp ngành mỹ thuật nhưng lại xin làm việc ở một hiệu sách, bạn có thể trả lời rằng: “Tôi là người yêu thích văn học, mặc dù tôi tốt nghiệp trường mỹ thuật nhưng tôi cũng có kiến thức về các nhà văn cổ điển và đương đại. Tôi tuy không là người đọc sách thường xuyên nhưng tôi lại là người dễ gần và có duyên khi tiếp xúc với người mới".

Tại sao bạn lại bỏ công việc hiện tại của mình? 

Bạn không nên nói bất cứ điều gì không tốt về sếp, đồng nghiệp hay những quy cách làm việc của công ty cũ. Đó là điều tối kỵ. Bạn nên trả lời rằng: Bạn muốn mở mang kiến thức về công việc của bạn hay muốn cọ sát với những thử thách mới.

Tại sao công ty nên chọn bạn mà không phải bất kỳ ai khác? (hoặc: Bạn có thể đóng góp gì cho sự phát triển của công ty?)

Đây là cơ hội bạn cho họ thấy những lợi ích bạn có thể đem lại cho công ty khi bạn được tuyển dụng. Hãy nói về những lợi ích, ảnh hưởng của bạn đối với công ty chứ không phải những khả năng đặc trưng của bạn.

Ví dụ: “Tôi có những ý tưởng mới lạ, cải thiện bộ mặt công ty bằng cách tăng hiệu quả của bộ phận lễ tân, sử dụng kỹ năng giao tiếp của mình để tạo ấn tượng và sự tin tưởng với khách hàng".

Theo bạn nghĩ đâu là khiếm khuyết lớn nhất của mình? 

Nếu bạn thiếu kỹ năng, điều kiện nào đó mà nhà tuyển dụng đưa ra thì đây là lúc bạn tự tin nói về nó. Bạn có thể nói: “Tôi chưa có kinh nghiệm trong việc trực tiếp bán hàng nhưng với bằng marketing này của mình, tôi tin mình sẽ học hỏi một cách nhanh chóng".

Bạn phản ứng thế nào với những lời phê bình? 

Câu trả lời ưng ý nhất mà nhà tuyển dụng mong chờ là người được hỏi đưa ra được ví dụ minh hoạ kèm theo. Hãy kể về một trường hợp bạn bị ông chủ cũ khiển trách và kinh nghiệm bạn học được từ đó và kết thúc bằng câu: “Tôi nghĩ phê bình là bài học cần thiết và cần có trong quá trình làm việc để cải thiện nó ngày một tốt hơn".

Bạn nghĩ sao nếu phải làm thêm giờ? 

Khi đó bạn nên hỏi ngược lại rằng: “Vậy tôi sẽ phải làm thêm khoảng bao nhiêu giờ?. Nếu làm thêm giờ tôi sẽ được trả lương theo số giờ đó phải không?”. Hoặc bạn có thể nói thẳng rằng: “Tôi không bận tâm đến việc làm thêm giờ nhưng tôi sợ nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, một yếu tố quan trọng để duy trì chất lượng làm việc".

Bạn thấy mình ở đâu sau khoảng thời gian 10 năm? 

Mẹo ở đây là bạn không nên trả lời quá thông minh hay quá kém cỏi so với khả năng thực của mình. Bạn nên nói rằng: “Tôi hy vọng công việc này sẽ cho tôi một chỗ để có thể phát huy hết khả năng của mình".

Bạn đã lập gia đình hay có ý định lập gia đình chưa? 

Bạn không nên trả lời thẳng những câu hỏi này vì đôi khi nó sẽ quyết định bạn có được nhận hay không. Bạn nên lái sang một chủ đề khác: “Tôi nghĩ ông/bà đang băn khoăn liệu tôi có là nhân viên đáng tin cậy hay không? Tôi nghĩ bài giới thiệu của tôi là bằng chứng về khả năng làm việc của tôi và nếu ông/bà gọi về cơ quan cũ của tôi, họ cũng sẽ vui vẻ cho ông/bà biết về những gì tôi đã cống hiến cho công ty cũ".

Mức lương bạn mong chờ là bao nhiêu? 

Bạn nên tìm hiểu mức lương của những người cùng ngành với bạn trước khi đi phỏng vấn để có thể đưa ra một mức lương hợp lý. Nếu có sự chênh lệch giữa hai bên và bạn chưa thể quyết định ngay lúc đó, bạn hãy đề nghị họ cho bạn suy nghĩ 1, 2 hôm và sau đó sẽ trả lời.

Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không? 

Lúc này bạn có thể hỏi một số câu như: “Bạn có thể cho tôi biết những mục tiêu của công ty?”; “Bạn sẽ có được cơ hội thăng chức sau 3 năm làm việc phải không?”; “Nếu tôi được tuyển dụng thì làm sao để tôi hoà hợp với đồng nghiệp nhanh nhất?”... để họ thấy rằng bạn có ý muốn tìm hiểu về công ty.

Theo Tuổi trẻ
Muôn đời nay, người đi xin việc bao giờ cũng phải viết những lá đơn xin việc quá quen thuộc, song vẫn còn rất nhiều điều về lá đơn này mà chưa chắc bạn đã biết.

Gửi hồ sơ xin việc mà thiếu đơn xin việc thì cũng chả sao? 

Sai. Trừ khi bạn muốn “số phân” của hồ sơ xin việc bị lãng quên, bị ném vào thùng rác, còn không thì đừng quên gửi kèm một lá đơn xin việc ấn tượng.

Đơn xin việc chính là một bản tóm tắt hồ sơ xin việc? 

Sai. Đơn xin việc nên trình bày, tạo điểm nhấn về thế mạnh của bạn mà hồ sơ xin việc chưa nói rõ. Đây chính là những điều tạo nên sự khác biệt giữa bạn và đối thủ.

Đơn xin việc chỉ đóng vai trò phụ trong hồ sơ xin việc? 

Sai. Đơn xin việc không phải là một bản liệt kê những gì có trong hồ sơ xin việc. Một số nhà tuyển dụng cho rằng đơn xin việc đôi khi còn quan trọng hơn cả hồ sơ xin việc khi họ quyết định nhận ai vào làm.

Trong đơn xin việc chỉ cần viết “Kính gửi…” chung chung? 

Sai. Thật ấn tượng khi bạn tìm hiểu kĩ về công ty, về người sẽ phỏng vấn bạn và sẽ tiếp nhận hồ sơ của bạn. Một dòng kính gửi hướng về một người cụ thể sẽ ấn tượng hơn rất nhiều một lời kính gửi chung chung.

Đơn xin việc càng ngắn càng tốt, chỉ cần như một đoạn văn thôi? 

Sai. Không có một tiêu chí chung nào về độ dài của đơn xin việc, nó phụ thuộc vào nội dung bạn muốn trình bày. Nếu như đơn xin việc gửi kèm theo hồ sơ xin việc, có thể trình bày trong một trang giấy, chia làm các đoạn nhỏ. Còn nếu như chỉ gửi độc lập đơn xin việc, 2-3 trang là đủ.

Tốt nhất là viết đơn xin việc chứ không đánh máy? 

Sai. Trừ khi công ty đó yêu cầu, hoặc có mẫu viết tay cụ thể, nếu không bạn có thể đánh máy.

Lá đơn này không đóng vai trò giúp tôi xin việc thành công? 

Sai. Cho dù bạn có giỏi đến mấy, nhưng bạn chưa “xuất đầu lộ diện” thì sao nhà tuyển dụng biết được. Lúc này chỉ có đơn xin việc “thân chinh” làm cầu nối cho bạn đến với nhà tuyển dụng. Nếu nó không hay, không hiệu quả, thì sao nhà tuyển dụng nghĩ bạn có thể làm tốt những việc khác được. Bạn hãy thật chú ý nhé!

Theo Vietnamgateway
09 điều ghi nhớ khi viết lý lịch 
Bạn nên lưu ý những điều sau để viết một bản lý lịch hoàn hảo

Xác định mục tiêu tìm kiếm công việc trước khi viết resume. 

Khi đã xác định mục tiêu, bạn có thể cơ cấu nội dung của resume xung quanh mục tiêu đó. Hãy nghĩ đến mục tiêu như là một trọng tâm của resume. Nếu viết mà không có mục tiêu rõ ràng trong đầu, resume của bạn sẽ không thu hút sự tập trung của người đọc. Hãy dành thời gian để hình thành một mục tiêu rõ ràng.

Resume của bạn như là một công cụ tiếp thị. 

Hãy nghĩ về bản thân mình như một sản phẩm, những người tuyển dụng tiềm năng của bạn là khách hàng và resume như là một bản giới thiệu về bạn. Hãy tiếp thị mình thông qua resume. Những nét đặc trưng và lợi ích mà bạn đem tới là gì? Cái gì làm bạn trở thành độc đáo?

Dùng resume để đạt được một cuộc phỏng vấn 

Bạn không cần phải mô tả chi tiết về các thành tựu của bạn, mà viết rõ ràng, ngắn gọn. Mục đích là tạo sự quan tâm vừa đủ nơi nhà tuyển dụng để họ liên hệ với bạn và thu xếp một cuộc phỏng vấn. Khi được mời phỏng vấn bạn có thể giải thích chi tiết hơn về những thành tựu của mình.

Dùng những câu có gạch đầu dòng 

Nên dùng những câu ngắn và có gạch đầu dòng để thay thế những đoạn văn dài lê thê. Resume thường được đọc một cách nhanh chóng. Dạng câu có gạch đầu dòng sẽ giúp có thể đọc nhanh.

Dùng động từ hành động và thuật ngữ 

Những từ hành động khiến resume của bạn sống động hơn. Còn những thuật ngữ cho thấy khả năng của bạn trong một lĩnh vực nào đó.
Những điểm cần và không cần đưa vào resume 

Nếu bạn cảm thấy một số "chứng chỉ" của bạn không liên quan gì đến công việc thì không cần thiết phải đưa vào, vì có thể bị cho rằng học lung tung. Các thông tin không liên quan như chiều cao và trọng lượng của bạn cũng không nên đưa vào,…

Cho thấy những gì bạn biết 

Thay vì đi sâu vào một lĩnh vực, nên làm nổi bật vốn kiến thức rộng lớn của bạn. Cũng nên trình bày những nhân vật quan trọng mà bạn quen biết để cho người đọc thấy bạn là quan trọng.

Nhờ người khác xem lại resume của bạn 

Nên nhờ người khác xem lại và khuyến khích họ đặt câu hỏi vì đôi khi những thắc mắc của họ giúp bạn nhìn ra những thông tin bạn bỏ sót hoặc có thể khiến người đọc không hiểu.

Hãy nộp resume cho những nhà tuyển dụng tiềm năng 

Hãy vận dụng phương pháp 3 tầng như sau: (1) hãy xin việc dưới trình độ của bạn để tìm thêm những cơ hội mới; (2) xin những việc "ngang sức" vì bạn có thể được mời phỏng vấn nhiều nơi và nhờ vậy bạn có sự so sánh, chọn lựa công việc thích hợp; và (3) xin những việc hơi quá tầm bạn một chút để có cơ hội phát triển, nhiều rủi ro đấy nhưng bạn sẽ trưởng thành.
Theo Kỹ Năng quản lý
Muôn đời nay, người đi xin việc bao giờ cũng phải viết những lá đơn xin việc quá quen thuộc, song vẫn còn rất nhiều điều về lá đơn này mà chưa chắc bạn đã biết.

Gửi hồ sơ xin việc mà thiếu đơn xin việc thì cũng chả sao? 

Sai. Trừ khi bạn muốn “số phân” của hồ sơ xin việc bị lãng quên, bị ném vào thùng rác, còn không thì đừng quên gửi kèm một lá đơn xin việc ấn tượng.

Đơn xin việc chính là một bản tóm tắt hồ sơ xin việc? 

Sai. Đơn xin việc nên trình bày, tạo điểm nhấn về thế mạnh của bạn mà hồ sơ xin việc chưa nói rõ. Đây chính là những điều tạo nên sự khác biệt giữa bạn và đối thủ.

Đơn xin việc chỉ đóng vai trò phụ trong hồ sơ xin việc? 

Sai. Đơn xin việc không phải là một bản liệt kê những gì có trong hồ sơ xin việc. Một số nhà tuyển dụng cho rằng đơn xin việc đôi khi còn quan trọng hơn cả hồ sơ xin việc khi họ quyết định nhận ai vào làm.

Trong đơn xin việc chỉ cần viết “Kính gửi…” chung chung? 

Sai. Thật ấn tượng khi bạn tìm hiểu kĩ về công ty, về người sẽ phỏng vấn bạn và sẽ tiếp nhận hồ sơ của bạn. Một dòng kính gửi hướng về một người cụ thể sẽ ấn tượng hơn rất nhiều một lời kính gửi chung chung.

Đơn xin việc càng ngắn càng tốt, chỉ cần như một đoạn văn thôi? 

Sai. Không có một tiêu chí chung nào về độ dài của đơn xin việc, nó phụ thuộc vào nội dung bạn muốn trình bày. Nếu như đơn xin việc gửi kèm theo hồ sơ xin việc, có thể trình bày trong một trang giấy, chia làm các đoạn nhỏ. Còn nếu như chỉ gửi độc lập đơn xin việc, 2-3 trang là đủ.

Tốt nhất là viết đơn xin việc chứ không đánh máy? 

Sai. Trừ khi công ty đó yêu cầu, hoặc có mẫu viết tay cụ thể, nếu không bạn có thể đánh máy.

Lá đơn này không đóng vai trò giúp tôi xin việc thành công? 

Sai. Cho dù bạn có giỏi đến mấy, nhưng bạn chưa “xuất đầu lộ diện” thì sao nhà tuyển dụng biết được. Lúc này chỉ có đơn xin việc “thân chinh” làm cầu nối cho bạn đến với nhà tuyển dụng. Nếu nó không hay, không hiệu quả, thì sao nhà tuyển dụng nghĩ bạn có thể làm tốt những việc khác được. Bạn hãy thật chú ý nhé!

Theo Vietnamgateway
09 điều ghi nhớ khi viết lý lịch 
Bạn nên lưu ý những điều sau để viết một bản lý lịch hoàn hảo

Xác định mục tiêu tìm kiếm công việc trước khi viết resume. 

Khi đã xác định mục tiêu, bạn có thể cơ cấu nội dung của resume xung quanh mục tiêu đó. Hãy nghĩ đến mục tiêu như là một trọng tâm của resume. Nếu viết mà không có mục tiêu rõ ràng trong đầu, resume của bạn sẽ không thu hút sự tập trung của người đọc. Hãy dành thời gian để hình thành một mục tiêu rõ ràng.

Resume của bạn như là một công cụ tiếp thị. 

Hãy nghĩ về bản thân mình như một sản phẩm, những người tuyển dụng tiềm năng của bạn là khách hàng và resume như là một bản giới thiệu về bạn. Hãy tiếp thị mình thông qua resume. Những nét đặc trưng và lợi ích mà bạn đem tới là gì? Cái gì làm bạn trở thành độc đáo?

Dùng resume để đạt được một cuộc phỏng vấn 

Bạn không cần phải mô tả chi tiết về các thành tựu của bạn, mà viết rõ ràng, ngắn gọn. Mục đích là tạo sự quan tâm vừa đủ nơi nhà tuyển dụng để họ liên hệ với bạn và thu xếp một cuộc phỏng vấn. Khi được mời phỏng vấn bạn có thể giải thích chi tiết hơn về những thành tựu của mình.

Dùng những câu có gạch đầu dòng 

Nên dùng những câu ngắn và có gạch đầu dòng để thay thế những đoạn văn dài lê thê. Resume thường được đọc một cách nhanh chóng. Dạng câu có gạch đầu dòng sẽ giúp có thể đọc nhanh.

Dùng động từ hành động và thuật ngữ 

Những từ hành động khiến resume của bạn sống động hơn. Còn những thuật ngữ cho thấy khả năng của bạn trong một lĩnh vực nào đó.
Những điểm cần và không cần đưa vào resume 

Nếu bạn cảm thấy một số "chứng chỉ" của bạn không liên quan gì đến công việc thì không cần thiết phải đưa vào, vì có thể bị cho rằng học lung tung. Các thông tin không liên quan như chiều cao và trọng lượng của bạn cũng không nên đưa vào,…

Cho thấy những gì bạn biết 

Thay vì đi sâu vào một lĩnh vực, nên làm nổi bật vốn kiến thức rộng lớn của bạn. Cũng nên trình bày những nhân vật quan trọng mà bạn quen biết để cho người đọc thấy bạn là quan trọng.

Nhờ người khác xem lại resume của bạn 

Nên nhờ người khác xem lại và khuyến khích họ đặt câu hỏi vì đôi khi những thắc mắc của họ giúp bạn nhìn ra những thông tin bạn bỏ sót hoặc có thể khiến người đọc không hiểu.

Hãy nộp resume cho những nhà tuyển dụng tiềm năng 

Hãy vận dụng phương pháp 3 tầng như sau: (1) hãy xin việc dưới trình độ của bạn để tìm thêm những cơ hội mới; (2) xin những việc "ngang sức" vì bạn có thể được mời phỏng vấn nhiều nơi và nhờ vậy bạn có sự so sánh, chọn lựa công việc thích hợp; và (3) xin những việc hơi quá tầm bạn một chút để có cơ hội phát triển, nhiều rủi ro đấy nhưng bạn sẽ trưởng thành.
Theo Kỹ Năng quản lý

DỊCH VỤ

Liên hệ nhanh

DANH MỤC CHÍNH

Xã hội Thời sự kinh doanh Đời sống Công nghệ Quốc tế Website Cảm nang việc làm Thiên tai Phần mềm Sức khoẻ Lối sống Siêu bão Lễ hội Văn hoá Kiến thức Giáo dục 20/10 Doanh nghiệp Tình yêu - Giới tính Lễ Phật Đản Thủ thuật Giao thông Pháp luật Công dụng của đầu dừa Chuyện lạ Giải trí Thiết kế web Sản phẩm mới Y tế Công dụng Kinh tế Bảo mật Khuyến mãi - Giảm giá Võ Nguyên Giáp Ô tô 20/11 Giới tính Mưa lũ Ngày Nhà giáo Việt Nam Xe máy hosting Khoa học Sinh viên Blogger Du lịch Dịch vụ Người mẫu Seo web Facebook Hướng dẫn sử dụng Làm đẹp Thị trường Bất động sản Hack Hướng dẫn làm dầu dừa Khám phá Ngày của Mẹ Thời trang Video Dinh dưỡng Dầu dừa nguyên chất Kinh nghiệm Ngày Phụ nữ Việt Nam NukeViet Triều cường máy chủ Chăm sóc tóc Dân chơi Google Khuyến mãi Kinh nghiệp Lễ Vu Lan Tên miền Viễn Thông Hướng dẫn Kỹ năng bán hàng Nhân vật SEO Windows WordPress Themes Điện thoại Backlink CSS3 Cây lược vàng Dịch vụ vệ sinh HTML5 Hoa hau Hội thảo Mẹ và bé Mã màu Mỹ phẩm từ dầu dừa Themes Thể thao WordPress hà thủ ô Dầu dừa trắng da Giảm cân với dầu dừa Hoa hậu Hà Nội Hướng dẫn nâng cấp Khắc phục lỗi Mua dầu dừa ở đâu Nứt gót chân Template Thông tin về dầu dừa Tin tức Trị mụn trứng cá Tuyển dụng - Việc làm

Thống kê

Translate

Quan tâm nhiều

Theo thời gian

Contact Form

Name

Email *

Message *