Showing posts with label Ngày Nhà giáo Việt Nam. Show all posts
Showing posts with label Ngày Nhà giáo Việt Nam. Show all posts
TTO - Đừng để ngày Hiến chương nhà giáo bị méo mó nghĩa "tôn sư, trọng đạo" là những chia sẻ của bạn đọc với hai bài viết Tâm sự của cô giáo nhân ngày 20-11 và Khi thầy cô "sợ" ngày 20-11.
Chuẩn bị cho Ngày nhà giáo VN (20-11), lớp 4A Trường tiểu học Phan Bội Châu (xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil) say sưa luyện tập để chuẩn bị dâng tặng thầy cô giáo tiết mục văn nghệ đặc sắc nhất. Ảnh tư liệu trong bài Bài ca dâng tặng cô giáo.

TTO xin trích đăng:
- Không hiểu vì sao cái tình thầy trò giờ không còn ấm áp vô tư như xưa nữa? Xã hội thay đổi nên con mắt nhìn người thầy cũng méo mó đi chăng? Tâm sự thật lòng của cô giáo trong bài viết quả là một người thầy rất quý, biết tự trọng với nghề. Nhưng cũng chả thiếu những thầy cô bị đồng tiền trong cái phong bì của phụ huynh làm mất đi đi vẻ đẹp của thầy cô.

Chuẩn mực của người thầy giờ ra sao cho đúng đạo? Cả những kỷ luật với trò bắt úp mặt vào tường, bắt lau bảng khi phạm lỗi để cho trò đi vào nếp nghĩ cũng rất cần.

Tôi nhớ lại chuyện ngày đi học, có một cậu trò nghịch kinh khủng, cô giáo phạt úp mặt vào tường. Vẩy mực vào vở của bạn để trêu bạn, cô bắt chép lại 10 lần trang viết. Cậu trò ấy đã là tổng giám đốc vẫn chả quên tìm thăm cô này tết, ngày 20-11 kia!

Hoá ra cô giáo kỷ luật nghiêm lại cho cậu trò nhớ cô mãi, ơn cô mãi đó. Nhưng giờ thì sao cách ứng xử giữa cô và trò cứ như sinh sự với nhau, phụ huynh không chung lòng với cô thầy dạy con mình cho tử tế. Cũng bởi nhiều phụ huynh con hư, học kém vẫn mua được lời khen, cái sự bỏ qua của thầy cô bằng gói quà và cái phong bì!

Đỗ Quang Đán

- Tôi cũng từng là học sinh, con tôi giờ cũng là học sinh. Nhưng tôi thấy cách học và dạy của 2 thế hệ khác nhau nhiều quá.

Trước kia, chúng tôi đi học, nếu bạn nào phạm lỗi thì tùy vào mức độ mà bị thầy cô có hình thức phạt khác nhau. Có bạn bị quay mặt vào tường, bạn thì ngửa bàn tay lên để cô tét cho mấy cái, bạn nào ngang ngược hỗn láo quá mức, nói nhiều lần không được thì cô cho lên cột cờ vào mỗi sáng chào cờ ngày thứ hai, hình phạt này là nặng nhất nên bạn nào cũng sợ.

Vậy nhưng về nhà chẳng ai dám hé răng nói với cha mẹ một lời, còn phải dặn dò bạn thân là không được về mách bố mẹ tớ nha.

Đến bây giờ, ai cũng đã trưởng thành, mỗi người mỗi nơi, mỗi nghề khác nhau nhưng trong tất cả chúng tôi mỗi khi gặp gỡ hoặc họp lớp hàng năm chẳng đứa nào trách móc hay oán giận thầy cô một lời. Có con rồi mới hiểu hết được tấm lòng thầy cô, tất cả những việc thầy cô làm ngày đó đều là tốt cho chúng tôi. Mỗi khi có dịp về quê, chúng tôi vẫn tranh thủ bằng mọi giá đến thăm cô chủ nhiệm cũ, tình thầy trò vẫn ấm áp, thiêng liêng như ngày nào.

Còn bây giờ, tình thầy trò nó sao sao ấy, không gọi thành tên... Nhiều thầy cô tâm huyết với nghề, họ dạy học vì yêu nghề, nhưng nhiều người cũng làm mất đi sự kính trọng của học sinh và phụ huynh vì nhân cách và sự dạy dỗ vì mục đích khác.

Qua tâm sự của cô giáo trong bài viết Tâm sự của cô giáo nhân ngày 20-11, mong rằng thầy cô cũng có cái nhìn khách quan về cái nghề của mình, phụ huynh cũng nhìn nhận lại thái độ, suy nghĩ, hành động của mình. Đừng vì thương con quá mà có những việc làm có thể nói là chính mình làm hư con mình. Con hư nhưng khăng khăng bênh vực, cô có phạt lỗi thì kiện cáo, la lối, thật không nên chút nào.

phụ huynh lớp 2

- Tôi không phải là giáo viên, chỉ đơn thuần là cô học trò của 12 năm mài đũng quần trên ghế nhà trường, 4 năm lê la trên giảng đường đại học và bây giờ là người mẹ đưa các con đến trường. Trong tôi, bao giờ cũng nhớ về thầy cô trong ngày 20-11 dù có thể chỉ là ký ức.

Ngày 20-11 có những món quà tri ân thầy cô như một nghĩa vụ, như một lời gợi ý đáp trả.

Tuy nhiên, cũng không thiếu những món quà được chắt chiu gửi gắm từ tình cảm chân thành, như một lời động viên tinh thần nhằm trao cho thầy cô một điểm tựa, một động lực trên con đường trồng người của mình.

Cũng như mọi năm, món quà tôi chuẩn bị cho các con tri ân thầy cô nhân ngày 20-11 với một tấm lòng thành, hy vọng là một chút kỷ niệm và niềm vui trong quảng đời dạy học của các thầy cô.

Thùy Trang

- Thật tình mình cũng thấy cay mắt khi đọc các tâm sự của các thầy cô. Nói cho công bằng, đúng là 100% ý nghĩ của phụ huynh là lương của thầy cô chưa đủ nên có những hành động giúp đỡ gián tiếp như vậy.

Nhiều thầy cô dạy thêm có thu nhập khá hơn có thể không cần đến sự giúp đỡ này nhưng nhiều thầy cô vẫn lận đận với cơm áo gạo tiền và con cái, những khi ốm đau lại phải nhờ bên nội ngoại hay vay mượn.

Tôi mong các thầy cô hãy chấp nhận lòng biết ơn mà đừng từ chối. Nếu thầy cô nào muốn từ chối, tôi xin mách một giải pháp: lập một quỹ khuyến học của riêng lớp và công khai số tiền nhận được và dùng tên học sinh tặng để ghi vào sổ khuyến học này. Có thể trong lớp có những em rất cần đến những đồng tiền này, tuy không nhiều nhưng đã giúp ngặt cho học sinh đó.

Ngày Nhà Giáo không phải chỉ phụ huynh và học sinh bày tỏ sự tri ân mà cũng là của nhà giáo bày tỏ sự bằng lòng của mình với học sinh. Xin thứ lỗi nếu tôi có làm phật ý thầy cô. Kính chúc thầy cô một ngày 20-11 thật hạnh phúc và dồi dào sức khỏe.

Trần Tuyết

- Trước đây tôi cũng từng có thời gian làm giáo viên cho trường quốc tế, chỉ là quản nhiệm nhưng ngày 20-11 cũng nhận được rất nhiều quà, tiền. Cho quà và tiền cho GV ngày 20-11 dường như đã trở thành thói quen, không nhận không được, mà nhận thì rất ngại.

Sau bao đêm trăn trở, tôi quyết định nghỉ làm vì nghĩ mình nhận những đồng tiền đó không đúng công sức mình bỏ ra. Tiền ngày 20-11 bằng lương 2, 3 tháng cộng lại. Ai trong hoàn cảnh mới hiểu. Nếu không có can đảm tìm việc khác, phải "nhu nhược" mà nhận tiền, quà vậy.

Một người từng là GV 

- Không nên nghĩ 20-11 là ngày đáng sợ. Đó là ngày người thầy nhận được những bày tỏ, chia sẻ, tình cảm của phụ huynh và các em học sinh. Và họ đáng được nhận những đều đó.

Mỗi gia đình có hoàn cảnh đều khác nhau, việc tặng quà gì không quan trọng bằng cách tặng quà và nhận quà.

Phụ huynh nên tôn trọng thầy cô khi tặng, đó là sự tri ân, chia sẻ bằng chính tấm lòng của mình (đó là cách tặng quà).

Thầy cô nên yêu mến dạy dỗ hết lòng các thế hệ tương lai (đó chính là cách nhận quà của thầy cô).

phu huynh 

- "Văn hóa phong bì" ngày nay đã len lỏi vào các ngóc ngách của cuộc sống nên cần phải nghiêm túc suy nghĩ lại . Bản thân tôi đã tròn 15 năm liên tục làm phụ huynh nên tôi biết rõ có một bộ phận không nhỏ phụ huynh thích tặng "quà" thầy cô khi có dịp.

Bản thân tôi chỉ khuyên các cháu nên tặng thầy cô những lời chúc thực lòng và phấn đấu học thật giỏi đó là món quà tốt nhất mà thầy cô nhận được .

Văn Chương - Nha Trang

Theo:   


TTO - Bài viết Tâm sự của cô giáo nhân ngày 20-11 đã nhận được những ý kiến đồng cảm của nhiều đồng nghiệp: nỗi buồn của ngày Hiến chương nhà giáo đến mức thành nỗi... sợ.
25.000 con hạc giấy màu xanh đã được học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn, TP.HCM) treo khắp sân trường nhằm tri ân thầy cô giáo trong ngày lễ mừng Ngày nhà giáo Việt Nam tổ chức sáng 19-11-2012 - ảnh tư liệu
TTO xin trích đăng:

- Trong cuộc đời đi dạy 17 năm của mình, tôi sợ nhất ngày 20-11. Ngày ấy, tôi thường hay trốn phụ huynh. Tôi rất sợ những tấm thiệp mà kèm trong đó là một, hai trăm ngàn đồng.

Còn nhớ, cách đây 7 năm, thời điểm bắt đầu của văn hóa phong bì trong mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên, học trò nào cũng mang tặng tôi một tấm thiệp được ba mẹ dán cẩn thận. Tôi đã phải làm một việc bất đắc dĩ: mở từng tấm thiệp, nhận tấm thiệp và lời chúc của các em, còn tiền tôi bỏ lại phong bì, nhờ các em mang về đưa cho bố mẹ, tôi cũng gọi điện cho các phụ huynh giải thích với từng phụ huynh.

Có những phụ huynh dè bỉu: đã nghèo lại còn bày đặt! Có những em học sinh đã khóc khi thấy tôi làm vậy. Tôi đã ôm em vào lòng và nói rằng sau này em sẽ hiểu hơn! Điều mà tôi cũng như bất cứ giáo viên nào cũng mong muốn là sự thành thật của các em, là cách cư xử của các em, chứ không phải là những phong bì kia!

Nghèo, chúng tôi cũng đã nghèo rồi, có thêm từng đó chúng tôi cũng chẳng giàu! Mà không có thêm từng đó chúng tôi cũng chẳng nghèo hơn! Chỉ mong sao phụ huynh hãy cùng chúng tôi dạy dỗ các em trong bối cảnh xã hội có rất nhiều điều khiến các em xao nhãng việc học! Đó là món quà lớn nhất đối với chúng tôi!

kien

- Ngày nào GV chưa thật sự sống bằng đồng lương họ đổ mồ hôi và chất xám để có thì xã hội (cụ thể là phụ huynh và học trò) vẫn còn xem thường họ.

Câu "chuột chạy cùng sào..." xuất phát từ đâu nếu không phải vì coi thường những người không tự nuôi sống nổi mình (vì phải nhận đồng lương không xứng với công sức họ đã bỏ ra)? Điều phi lý và buồn cười nhất chính là những "con chuột" ấy đã góp phần đào tạo ra không ít nhân tài cho xã hội.

Ngày 20-11 là ngày những GV có tâm buồn nhiều hơn vui!

Thà chúng tôi có 365 ngày sống bình thường nhưng không bị coi thường và được trả lương đúng công sức còn hơn là những giây phút buồn, vui, cay đắng lẫn lộn trong chỉ một ngày như vậy.



- Khi còn đi dạy, tôi rất "sợ" ngày 20-11! Đến ngày này, phụ huynh trường chúng tôi, vùng nông thôn, thường cho con em mang quà là vải vóc, xà bông, sổ tay, viết... đến tặng thầy cô!

Những giáo viên được tặng nhiều quà, nhất là GV chủ nhiệm lớp, thì hớn hở vui mừng trong ý tưởng mình "giỏi" và được nhiều phụ huynh quan tâm!

Tội nghiệp các GV dạy bộ môn thì lèo tèo vài cành bông hồng buồn hiu!

Giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp nhìn nhau quá xót xa!

Đến khi nghỉ hưu, tôi ít về dự ở trường xưa dù có được mời!

Cái "kịch bản" chán phèo làm tôi chán ngán! Báo cáo thành tích dài ngoằng do hiệu trưởng đọc, đến lịch sử truyền thống Nhà giáo của cô phụ trách Công đoàn trường cũng dài không kém! Phần phát thưởng học sinh, giáo viên trường trong các hoạt động thi đua chào mừng 20-11 như thể dục, văn nghệ, hội giảng... cũng lê thê.

Rồi mới đến cựu GV được mời lên nhận bó hoa cùng phong bì chứa một, hai trăm nghìn! Rồi lại ngồi nghe chỉ đạo của UBND xã, ý kiến của Hội PHHS, đáp tạ của hiệu trưởng!

Phần "tọa đàm" cuối cùng là bữa cơm thân mật tại trường với kinh phí từ Hội phí PHHS trích ra và từ các vị khách mời đóng góp bằng "phong bì" khi đến dự.

Không lẽ, ngày 20-11 là ngày được công khai nhận "phong bì" hay sao?! Quá sợ!

Năm An Nhứt

- Tôi từng là giáo viên dạy cũng được 6 năm. Lúc đầu, tôi thấy ngày 20-11 ý nghĩa lắm, nhưng sau này tôi thấy bị biến tướng nhiều quá nên tôi quyết định đến ngày này tôi khóa cửa nhà về quê.

Đến ngày 20-11, vì ba mẹ không có thời gian nên đưa "phong bì" gửi cho GVCN, hoặc đưa tiền cho con mua quà cho GVCN, ba mẹ thì tin con, nhưng con nào có gửi cho GVCN! Một ngày đẹp trời nào đó phụ huynh đến tìm giáo viên và hỏi lại chuyện xưa thì "té ngửa", chưa kể con còn xin tiền mừng sinh nhật cô, liên hoan lớp...

Có năm, tôi thấy một giáo viên ôm một bó hoa hồng nhưng trong mỗi cây hoa ấy là có một phong bì "lấp ló", người tế nhị thì nhẹ nhàng rút ra và nhét vào túi nhưng cũng có người xé phong bì xả rác tại chỗ còn "chê" ít nhiều... (tôi thấy nhột).

Có năm tôi làm chủ nhiệm, tôi trốn hẳn ở nhà thì phụ huynh và học sinh tìm tận nhà để đến "hỏi thăm", lúc về nhà tôi đầy quà, hàng xóm đi ngang nhìn vào "chỉ trỏ"... (tôi thấy "nhột")...

Có năm, tôi thấy giáo viên chuẩn bị sẵn nào bao bì nào túi xốp để chở quà về, xe nào cũng đầy ắp... GV nào cũng có quà riêng những cô lao công không bao giờ có quà dù cuối ngày 20-11 năm nào các cô lao công cũng phải dọn một... bãi chiến trường (hộp quà, hoa héo) do giáo viên để lại...

Kể từ đó, tôi không dám đến trường cũng không dám ở nhà. Học sinh cũ hay mới gọi điện hỏi thăm ghé nhà chơi tôi đều từ chối, về quê thăm ba mẹ cho nó "lành". Bây giờ tôi làm việc khác không liên quan đến giáo dục, nhưng cứ đến ngày 20-11 tôi lại cảm thấy "nhột" lạ kì.

Lê Thái An

Theo:  Tổng hợp   


Một phụ huynh vừa đưa lên trang Facebook của mình bảng thông báo của một trường mầm non tư thục: "trong dịp 20-11, nhà trường xin không nhận tất cả các loại quà, dù là bất cứ hình thức nào".

Thông báo của trường Mầm non tư thục Duy An. (Ảnh: Tùng Sơn)
Thông báo của trường Mầm non tư thục Duy An. (Ảnh: Tùng Sơn)
Ngay lập tức, dòng trạng thái này đã được nhiều người quan tâm, chia sẻ. Chính phụ huynh này cũng cảm thấy con mình “có phúc” khi được học tại đây. Nhiều phụ huynh cũng hoan hô nghĩa cử đẹp của trường khi đã mở lời trước, không “gây khó” cho phụ huynh khi dịp 20/11 đã cận kề.
Tuy nhiên, cũng có phụ huynh đưa ra nhận xét: “Làm vầy có cái hay nhưng cũng có cái không hay. Hay là đỡ nỗi lo cho cha mẹ, nhất là gia đình có hoàn cảnh khó khăn; trẻ không có quà không bị mặc cảm hoặc bị phân biệt đối xử. Nhưng nó mất đi cái truyền thống tri ân thầy cô”. Phụ huynh này cũng kể, hồi nhỏ, nhà nghèo không có gì mua tặng cô, ba anh lấy cọng dây treo nhánh chuối chín cho anh mang đến tặng cô kèm một lá thư nhỏ do anh viết. Vậy mà cô xúc động ôm học trò vào lòng.
 
Câu chuyện của anh làm tôi nhớ đến câu chuyện của tôi cũng như lứa học trò của chúng tôi thời xa xưa. Ngày ấy, chúng tôi cũng thường tự chuẩn bị quà tặng thầy cô. Ba mẹ chỉ cho ít tiền rồi chúng tôi tự bàn bạc với nhau sẽ tặng cô, thầy món quà gì. Và dứt khoát, đứa nào cũng viết cho cô, thầy một lá thư, nhân ngày 20/11. Những lá thư chứa đựng tình cảm rất thật của những đứa học trò thơ ngây, vụng dại. Còn quà, đó thực ra là cái tủ gỗ có gắn bóng điện quả nhót, có thể sáng chớp nháy, đó là là cái khung hình hay cái bình hoa giả. Và đặc biệt, tôi còn nhớ, năm đó, rộ lên phong trào tranh hình con vật được đóng trong khung gỗ nên món quà mà chúng tôi cất công tặng thầy cô là những bức tranh hình chó, mèo thiệt là dễ thương (là chúng tôi nghĩ vậy - NV). Mà chắc là dễ thương thật và thầy cô cũng vui thật vì mãi đến những năm sau này, khi chúng tôi ghé thăm thầy cô nhân dịp lễ, tết, chúng tôi vẫn thấy bức tranh ấy treo trên tường.
 
Thông báo của trường Mầm non tư thục Duy An. (Ảnh: Tùng Sơn)
Cựu học sinh trường tiểu học Trần Quốc Thảo (TP.HCM) về thăm thầy cô giáo nhân dịp 20/11. (Ảnh Trí Nhiên)
Em tôi, khi ra trường, được phân về dạy tại một xã miền núi heo hút ở một tỉnh miền Trung. Và, quà 20/11 mà các phụ huynh tặng cô giáo chính là chai dầu ăn, bịch bột ngọt, cân đường, hộp xà bông…
 
Rồi cuộc sống khấm khá dần lên, dường như phụ huynh cũng lưu tâm hơn và thực tế hơn trước những vất vả của thầy cô giáo nên tính đến chuyện tặng tiền để thầy cô cải thiện. Vậy là 50, 100 rồi 200, 300.000 đồng, số tiền - quà ấy tăng theo từng năm theo từng thời giá, với lý do “không biết mua quà gì tặng thầy cô, thôi thì tặng tiền cho thầy cô dễ tính toán”. Lâu dần, việc tặng quà cho thầy cô giáo bỗng chốc trở thành gánh nặng, thành tiếng thở dài của phụ huynh mỗi khi đến “mùa”.
 
Vậy thì, làm gì để đừng biến cái ngày có một ý nghĩa thật cao cả - Tôn vinh thầy cô giáo - thành nỗi lo lắng của phụ huynh?
 
Tôi chắc rằng không một người thầy, người cô nào lại đi “trù ép” trò mình vì lý do trò không có quà tặng mình hay quà của trò này ít hơn của trò khác. Truyền thống tôn sư trọng đạo ngàn đời nay thông qua việc tri ân, tặng quà cho thầy cô nhân ngày 20/11 sẽ không dễ gì bị loại bỏ trong một sớm một chiều. Riêng quan điểm của tôi thì không cần phải loại bỏ mà phụ huynh hãy tri ân thầy bằng chính tấm lòng chân thành một cách tốt đẹp nhất. Mỗi thời sẽ có một cách tri ân khác nhau nhưng không thể định lượng, định giá bằng tiền.
 
Từ tấm lòng đến đến tấm lòng, hãy để đó là những nghĩa cử đơn sơ, đẹp đẽ bằng những món quà mang tính tinh thần là quý nhất.
 
Theo Trí Nhiên
Pháp luật TPHCM   


Thay cho sự trân trọng, chân thành thì những món quà tặng thầy cô mang nặng dáng dấp của sự toan tính, hơn thiệt. Quà tặng 20/11 cho thầy cô lẽ ra cần được nâng niu lại trở nên vô cùng “nhạy cảm”. 

Trước ngày 20/11 năm nay, một trường mầm non thông báo đến phụ huynh việc nhà trường không nhận bất cứ món quà nào, bất cứ với hình thức nào. Ở TPHCM, từ lâu một số trường học cũng đã có quy định giáo viên (GV) không được nhận quà từ phụ huynh. Tuy nhiên, có lẽ chưa trường nào ra thông báo bằng một văn bản chính thức như vậy.
Việc công khai “không nhận quà” là một sự mạnh dạn, rõ ràng của nhà trường. Trong thực tế hiện nay, việc này giải tỏa rất nhiều vấn đề, đặc biệt là “gỡ bí” cho phụ huynh, họ không còn phải nặng nề chuyện mua gì, tặng gì cho thầy cô...
Vậy nhưng phảng phất đằng sau quy định “không nhận quà” có rất nhiều chuyện để nói. Những mảng buồn và đáng trăn trở.
“Nhạy cảm” quà tặng giáo viên ngày 20/11
Tình thầy trò là một "liều thuốc" tốt cho tâm hồn con trẻ. (Ảnh tư liệu của Trường THPHCM chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM)
Không thể phủ nhận thực trạng phụ huynh tặng quà thầy cô giáo, nhiều người thể hiện rõ hàm ý “mua chuộc”. Còn một bộ phận GV coi nặng chuyện quà cáp, từ đó đối xử “lệch” với con trẻ.
Thay cho sự trân trọng, chân thành thì những món quà ít nhiều mang dáng dấp của sự toan tính, hơn thiệt từ cả phía người nhận, người tặng. Những món quà 20/11 dành tặng thầy cô lẽ ra đáng được nâng niu vì thế trở nên vô cùng “nhạy cảm”.
Bên cạnh “mảng tối” của chuyện quà cáp, chắc chắn có rất nhiều phụ huynh tặng quà cho thầy cô, nhất là trong những dịp đặc biệt như 20/11, như một lời cảm ơn, trân trọng tới người “đưa đò” của con.
Có phụ huynh xem đó là “hối lộ” thì cũng có những ông bố bà mẹ nhìn nhận việc nhớ đến thầy cô, tri ân thầy cô là cách để giáo dục, để bồi đắp tâm hồn, niềm tin cho con trẻ. Một cách giáo dục hiệu quả.
Và chắc chắn không phải thầy cô nào cũng xem nặng giá trị quà tặng. Số đông những người nhà giáo tâm huyết, yêu nghề, điều họ mong mỏi nhất vẫn là sự trưởng thành của học trò. Mong muốn được học trò thể hiện yêu thương, nhớ đến mình là tình cảm tự nhiên nhất của con người và hoàn toàn chính đáng.
Hiệu trưởng một trường mầm non ở TPHCM - nơi cũng có quy định GV không được nhận quà của phụ huynh - chia sẻ quy định này nhà trường đưa ra để tạo sự trong sạch cho GV, công bằng cho trẻ và giảm áp lực cho phụ huynh.
Nhưng rồi, chính bà cũng phải tự hỏi như vậy có phải là một rào chắn, tước đi rất nhiều thứ quý giá - quý hơn cả những món quà - là tình cảm thầy trò.
Bà giáo 83 tuổi Đàm Lê Đức hạnh phúc đón tấm lòng tri ân của học trò cũ
Bà giáo 83 tuổi Đàm Lê Đức hạnh phúc đón tấm lòng tri ân của học trò cũ
Giáo sư Vũ Gia Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hóa - Du lịch chia sẻ, tình thầy trò là một trong những tình cảm thiêng liêng, cao quý của con người và trẻ cần được bồi đắp tình cảm này. Tình cảm thầy trò đang bị lung lay, mai một trong cuộc sống hiện nay thì việc bồi dưỡng, vun đắp tình cảm lại càng cần thiết.
Theo ông Hiền, một năm có hai ngày, mùng 3 Tết thầy cô và ngày 20/11, hãy tạo điều kiện cho các em bày tỏ, thể hiện tình cảm đến thầy cô một cách chân thành nhất - chứ không phải là chuyện của món quà. Qua đó nuôi dưỡng, làm giàu cho tâm hồn các em, giúp trẻ biết trân trọng những giá trị tình cảm, nét đẹp tôn sư trọng đạo. Âu đó cũng là nhiệm vụ giáo dục của gia đình, của nhà trường.
Khi tình cảm xuất phát từ sự chân thành thì những món quà sẽ không còn bị nghi kỵ. Nhưng có lẽ sự mất niềm tin, lòng nghi ngờ đối với giáo dục đã quá lớn? Đến nỗi đẩy tình cảm thầy trò vào cảnh muốn yêu thương mà thật khó yêu thương, muốn bày tỏ nhưng rất khó thể hiện?
Sự toan tính của người lớn đang tước đi của trẻ những tình cảm chân thành, trong sáng cũng như quyền được yêu thương, bày tỏ sự biết ơn của các em. Và rồi dễ lắm người lớn lại quay sang trách lớp trẻ sao mà sống vô tâm, hời hợt, chẳng biết đến ân tình. 

Theo: http://dantri.com.vn/



Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày "tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này. Ngày này là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn với những người thầy. Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.


Lịch sử 
Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - FISE).

Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.

Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có 57 nước tham dự), đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam. Những nǎm sau đó, ngày lễ này còn được tổ chức tại nhiều vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Hàng nǎm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong các vùng khác, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ của những giáo viên kháng chiến.

Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".

Nội dung quyết định số 167-HĐBT[sửa | sửa mã nguồn]
Điều 1: Từ nay hàng nǎm sẽ lấy ngày 20-11 là ngày nhà giáo Việt Nam.
Điều 2: Để ngày 20-11 có ý nghĩa thiết thực hàng nǎm từ tháng 10 các cấp chính quyền và toàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình, kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cấp tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và nǎng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt nhiệm vụ cao cả của mình.
Điều 3: Việc tổ chức ngày 20-11 hàng nǎm do Ủy ban Nhân dân và Hội đồng Nhân dân các cấp chủ trì, có sự phối hợp các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thǎm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích. Việc tổ chức này nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Điều 4: Trong ngày 20-11 các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.

Theo:  http://vi.wikipedia.org   


DỊCH VỤ

Liên hệ nhanh

DANH MỤC CHÍNH

Xã hội Thời sự kinh doanh Đời sống Công nghệ Quốc tế Website Cảm nang việc làm Thiên tai Phần mềm Sức khoẻ Lối sống Siêu bão Lễ hội Văn hoá Kiến thức Giáo dục 20/10 Doanh nghiệp Tình yêu - Giới tính Lễ Phật Đản Thủ thuật Giao thông Pháp luật Công dụng của đầu dừa Chuyện lạ Giải trí Thiết kế web Sản phẩm mới Y tế Công dụng Kinh tế Bảo mật Khuyến mãi - Giảm giá Võ Nguyên Giáp Ô tô 20/11 Giới tính Mưa lũ Ngày Nhà giáo Việt Nam Xe máy hosting Khoa học Sinh viên Blogger Du lịch Dịch vụ Người mẫu Seo web Facebook Hướng dẫn sử dụng Làm đẹp Thị trường Bất động sản Hack Hướng dẫn làm dầu dừa Khám phá Ngày của Mẹ Thời trang Video Dinh dưỡng Dầu dừa nguyên chất Kinh nghiệm Ngày Phụ nữ Việt Nam NukeViet Triều cường máy chủ Chăm sóc tóc Dân chơi Google Khuyến mãi Kinh nghiệp Lễ Vu Lan Tên miền Viễn Thông Hướng dẫn Kỹ năng bán hàng Nhân vật SEO Windows WordPress Themes Điện thoại Backlink CSS3 Cây lược vàng Dịch vụ vệ sinh HTML5 Hoa hau Hội thảo Mẹ và bé Mã màu Mỹ phẩm từ dầu dừa Themes Thể thao WordPress hà thủ ô Dầu dừa trắng da Giảm cân với dầu dừa Hoa hậu Hà Nội Hướng dẫn nâng cấp Khắc phục lỗi Mua dầu dừa ở đâu Nứt gót chân Template Thông tin về dầu dừa Tin tức Trị mụn trứng cá Tuyển dụng - Việc làm

Thống kê

Translate

Quan tâm nhiều

Theo thời gian

Contact Form

Name

Email *

Message *