Showing posts with label Giáo dục. Show all posts
Showing posts with label Giáo dục. Show all posts
Trong câu hỏi số 2, tiếng địa phương nằm trong đề thi môn Ngữ văn 7 của Phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh đã gây nhiều tranh cãi. 
Đề thi
Đề thi hôm 5/5 của học sinh huyện Lộc Hà. Ảnh: VnExpress
Ngày 5/5, Phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã tổ chức kỳ thi khảo sát chất lượng học kỳ II, năm học 2014 - 2015 cho học sinh trên địa bàn huyện. Trong đề thi môn Ngữ văn 7, có câu hỏi số 2 khi yêu cầu học sinh dịch từ tiếng địa phương sang tiếng phổ thông: "Mô Rú mô ri mô nỏ chộ / Mô rào mô bể chộ mô mồ". Trong thang điểm của đề thi thì câu hỏi số 2 sẽ có mức điểm tối đa là 1 điểm. Câu hỏi này đang trở thành tâm điểm của nhiều luồng dư luận trái chiều.
Học sinh lớp 7, trường THCS Mỹ Châu (Lộc Hà) đã đưa ra một đáp án: "Cái núi, cái chi, đâu không thấy / Cái đê, cái bể thấy đâu nào". Các em cho rằng mình sẽ không đạt được điểm tối đa của câu hỏi. Còn ở trường THCS Thạch Bằng (Lộc Hà), trong bài thi của các học sinh cũng có nhiều đáp án khác nhau.
Học sinh Lê Quốc Hội (lớp 7C, THCS Thạch Bằng) trả lời cho câu hỏi trên như sau: "Đâu núi đâu rừng đâu không thấy / Đâu biển đâu biển nào đâu thấy". Và mức điểm mà học sinh Hội nhận được là 0,75 điểm trên 1 điểm tối đa của câu hỏi.
Học sinh Cao Thị Mỹ Linh (lớp 7C, THCS Thạch Bằng) thì viết lại câu hỏi bằng tiếng phổ thông: Đâu núi, đâu rừng, đâu nào thấy / Đâu suối, đâu sông thấy đâu nào. Với câu trả lời như vậy thì học sinh Duyên cũng nhận được 0,75 điểm trên 1 điểm tối đa. Tuy nhiên vẫn có học sinh đạt được điểm tối đa của câu hỏi khi đưa ra câu trả lời: Đâu núi, đâu rừng, đâu chẳng thấy / Đâu sông, đâu biển, thấy đâu nào.
Thầy Nguyễn Thanh Châu - Hiệu trưởng trường THCS Thạch Bằng chia sẻ:"Đề thi này cũng bình thường thôi, thỉnh thoảng nên cho những câu hỏi này vào trong đề thi. Nếu học sinh kêu khó thì học sinh không học, nếu giáo viên kêu khó thì giáo viên không thâm nhập thực tế".
Phóng viên đã trao đổi và làm việc với thầy Phan Thanh Dân - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà. Thầy Dân cho biết: "Bộ đã có quy định đem chương trình địa phương vào trong môn học. Câu hỏi này chỉ mang tính chất nhận dạng, vì đây là một chương trình bắt buộc nên Phòng đã đưa vào 4 - 5 năm rồi. Học sinh lớp 7 chỉ mới bắt đầu nhận dạng nhưng đến phần dịch nghĩa, phân tích sẽ khó hơn nhiều. Câu hỏi trên nằm trong chương trình Tích hợp phần địa phương, bổ sung ngoài sách giáo khoa".
"Câu hỏi trên được dịch là: Đâu núi, đâu non, đâu chẳng thấy / Đâu sông, đâu biển, thấy đâu nào. Trong ngôn ngữ vùng Nghệ - Tĩnh, "mô" là đâu, ở đâu; "rú" là núi; "Mô ri" là ở đâu đây; "nỏ" là không; "nỏ chộ" là không thấy, chẳng thấy; "rào" là con sông; "bể" là biển; "mô mồ" là đâu nào. Tôi cho rằng học sinh phần lớn sẽ trả lời được câu hỏi. Và câu hỏi địa phương này rất hay, nó mang lại cho học sinh hiểu hơn về sự phong phú ngôn ngữ của địa phương mình", thầy Dân cho biết thêm.

Theo:  http://tintuc.vn   



Mấy ngày qua, báo chí liên tục đưa tin về việc Trường THPT Lý Tự Trọng (trực thuộc Trường trung học kỹ thuật Lý Tự Trọng, TP.HCM) bị giải thể một cách bất thường. Chưa cần bàn sâu nguyên do vì sao nhưng thông tin một trường học bị đóng cửa đều khiến mọi người sửng sốt.


Học sinh Trường THPT Lý Tự Trọng (TP.HCM) - Ảnh: Đăng Nguyên


Đặc biệt, khi mà Quốc hội vừa thông qua Hiến pháp sửa đổi năm 1982, trong đó có khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” thì việc đóng cửa một ngôi trường (có chất lượng giáo dục tốt, được chính ngành giáo dục từ bộ đến sở công nhận qua hàng loạt bằng khen, giấy khen; được UBND TP.HCM tặng thưởng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc liên tục từ năm 2006 đến 2013) quả là điều không hiểu nổi.

Tôi chỉ là một độc giả, nhưng khi đọc trên mạng những dòng chia sẻ của các em học sinh và giáo viên Trường Lý Tự Trọng trước “tin dữ“ mà không khỏi đắng lòng. Bản thân tôi cách đây nhiều năm đã từng chứng kiến sự đau đớn vật vã của cha mình khi mà bệnh viện ông quản lý bị giải thể nên rất hiểu nỗi khổ tâm này. Sinh thời, cha tôi là giám đốc bệnh viện thành phố của một thành phố nhỏ phía Bắc. Chỉ vì dám đấu tranh không khoan nhượng với những chỉ đạo, quyết định sai trái của cấp trên nên vì không khép được lý do kỷ luật cha tôi, lãnh đạo thành phố lúc đó đã ra quyết định giải thể bệnh viện. Một quyết định mà trong thời điểm đó được mọi người nói là “vô tiền, khoáng hậu”, vì không có một nền dân chủ tiến bộ nào lại đi đóng cửa bệnh viện, trường học, nhưng vẫn được thi hành. Bệnh viện thành phố sau đó nhiều năm bị bỏ phế, bị chuyển công năng... trong sự chua xót của người dân và đội ngũ y, bác sĩ bệnh viện. Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng việc chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho người dân, điều đó được thể hiện rất rõ ràng qua đường lối, chủ trương ở từng giai đoạn. Tuy nhiên, đâu đó trên mảnh đất Việt này, chỉ vì những toan tính cá nhân, người dân vẫn bị tước đi những quyền lợi mà mình đáng được hưởng.

Trở lại với câu chuyện của Trường Lý Tự Trọng. Người ta càng ngạc nhiên khi thấy phát biểu của những người trong cuộc thật khác nhau. Nhà trường, mà cụ thể là từ hiệu trưởng cho tới giáo viên đều “sốc” vì không hề biết thông tin trường bị giải thể, trong khi lãnh đạo sở GD-ĐT TP.HCM lại nói việc giải thể là do trường tự đề xuất.

Theo Thanh Niên Online ngày 8.5, một giáo viên của Trường Lý Tự Trọng cho biết: Công văn của Sở GD-ĐT TP.HCM gửi UBND TP.HCM có giải thích việc giải thể trường Lý Tự Trọng là làm theo Nghị định 55/2012/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ. Trong nghị định này nêu rõ các điều kiện giải thể đơn vị sự nghiệp công lập: Không còn chức năng, nhiệm vụ; ba năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoạt động không hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền thành lập; theo yêu cầu về sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập để phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cũng theo giáo viên này, cả ba điểm trên đều không áp dụng được với Trường Lý Tự Trọng vì trường đang tổ chức đào tạo rất tốt, năm nào cũng có bằng khen, có giáo viên của trường còn nhận được bằng khen của Chính phủ. Về quy hoạch mạng lưới, Trường cao đẳng Lý Tự Trọng đã được cấp đất ở Củ Chi theo chủ trương di dời các trường đại học, cao đẳng ra ngoại thành.

Vậy thì lý do gì để đóng cửa ngôi trường này? Câu trả lời này chắc rằng sẽ chỉ có Sở GD-ĐT TP.HCM hăng hái trả lời nhất.

Vậy có nên giữ lại ngôi trường này không? Tôi cũng chắc rằng có hàng ngàn, hàng vạn người được hỏi sẽ có chung câu trả lời: Nên. Và đi kèm đó sẽ có rất nhiều giải pháp được đưa ra để giữ lại ngôi trường này.

Có nhiều lý do để không thể đóng cửa trường học này, mà lý do cấp bách nhất đó là hàng năm số học sinh lớp 9 trên địa bàn tốt nghiệp từ 5.000-6.000 em, trong khi cơ sở vật chất các trường THPT ở quận Tân Bình chỉ đủ khả năng tuyển được 50%. Nghĩa là áp lực học sinh được vào trường công ở khu vực này rất lớn. Trường Lý Tự Trọng đã chia sẻ và vẫn đủ khả năng chia sẻ gánh nặng này cho địa phương.

Toàn xã hội đang tâm huyết với việc đầu tư xây dựng thêm nhiều trường học hơn nữa cho con em chúng ta. Giáo dục là nền tảng cho sự vươn lên của quốc gia. Không thể vì lý do này hay lý do nọ mà đi ngược lại với điều này.

Lê Ngọc Khanh (*)

(*) Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả, một công chức làm việc tại TP.HCM


Người mù đưa Internet về làng 
Ông tên Đỗ Phú Kim (55 tuổi, ngụ làng Lâm Tây, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam), là một người mù được người dân trong vùng nể phục.
Ông Kim lên mạng Internet - Ảnh: Thanh Ba
Với suy nghĩ “người bình thường sử dụng được thì người khiếm thị cũng có thể sử dụng nếu biết tìm tòi, cố gắng”, năm 2008 ông Kim đã làm nhiều người ngỡ ngàng khi đăng ký tham gia lớp học vi tính do tỉnh tổ chức.

Càng ngạc nhiên hơn bởi chỉ trong vòng sáu tháng, ông đã sử dụng thành thạo máy vi tính và thực hiện các thao tác một cách thuần thục mà không ai dám nghĩ ông đã sống kiếp mù lòa kể từ năm lên 4 tuổi. 

Cũng trong thời gian này, nhờ được học tập, sinh hoạt chung với những người bạn đồng cảnh, ông đã xóa luôn nạn mù chữ đeo bám lấy mình từ nhỏ.

“Tranh thủ những buổi tối rảnh rỗi, tôi nhờ một số bạn cùng phòng dạy chữ Braille và học cách đánh vần. Bây giờ biết được con chữ thấy vui lắm, mọi chữ cái trên bàn phím máy vi tính tôi đã thuộc nhuần nhuyễn và có thể đánh máy bằng mười đầu ngón tay” - ông Kim vui vẻ nói.

Khi đã học được chữ, tiếp cận chiếc máy tính, ông muốn vận dụng những gì bản thân học được vào thực tế. Để rồi ông đưa ra quyết định hết sức táo bạo là trang bị một dàn vi tính với 12 máy để đưa mạng Internet đầu tiên về làng. 

Ông Kim chia sẻ: “Bà con ở đây nắm bắt sự việc bên ngoài chủ yếu dựa vào tivi nhưng tôi thiết nghĩ chừng đó là không đủ. Những sự kiện thời sự nóng hổi và nhiều thông tin bổ ích khác thì lắm lúc bà con tiếp cận rất chậm, thậm chí mù tịt. Bởi vậy tôi đã không do dự sắm máy tính và nối mạng Internet về phục vụ nhu cầu người dân trong việc mở mang tri thức.

Tôi tự mày mò cài đặt và trực tiếp hướng dẫn bà con sử dụng. Tôi khuyến khích các cháu học sinh lên mạng tìm đọc cái gì có lợi cho việc học của mình nhưng nghiêm cấm chúng chơi game”.

Ông Trương Văn Lượng, chủ tịch Hội Người mù huyện Đại Lộc, cho biết ông Kim là thầy giáo của các hội viên đam mê công nghệ thông tin ở huyện.

Theo:  http://nhipsongso.tuoitre.vn   


Với đề bài tương tự: “Hãy tưởng tượng cảnh trường em 10 năm sau”, trong thời gian 45 phút học trò này chỉ viết được vỏn vẹn một mặt giấy nhưng vẫn thu hút được sự chú ý của dân mạng.
4 bài văn hút hàng trăm nghìn lượt like
Bài văn vừa mở đầu đã kết thúc.
Bài làm được mở đầu bằng một cuộc điện thoại giữa hai người bạn xưng hô mày – tao để dẫn dắt câu chuyện trở về thăm ngôi trường xưa sau 10 năm.
Nhưng với việc tưởng tượng ra cảnh “cổng trường đổ sập, tất cả đổ sập vì bị sóng thần. Mọi thứ trở về cát bụi”, học sinh này đã đưa ra kết luận: “Không còn gì tả!” và kết thúc bài làm.
Măc dù đây chỉ là trò đùa của các học sinh, nhưng ngay sau khi xuất hiện trên Facebook T.T, bức ảnh này đã được đăng tải lại trên một diễn đàn dành cho giới trẻ và thu hút hơn 40.000 lượt xem. Trên Facebook của một hot blogger, bài văn nhận được hơn 86.000 lượt thích, gần 6000 bình luận và 3.800 chia sẻ.



Trước đó, bài văn viết thư cho người bạn học cũ trong lần về thăm trường sau 20 năm của Vũ Tường An, học sinh lớp 9A1 trường THCS Trần Phú – Hải Phòng cũng được dư luận chú ý. Đặc biệt, cậu học sinh này còn khiến giáo viên phải ngỡ ngàng và đặt bút phê “Bài viết của em ngoài sức tưởng tượng của cô”.
4 bài văn hút hàng trăm nghìn lượt like
Bài văn tưởng tượng khiến giáo viên cũng phải ngỡ ngàng.
Một đoạn văn thú vị trong bài làm này: “Mặt trăng, 12 tháng 6 năm 2033
Khánh thân mến !
Tớ viết thư này trước hết là để hỏi thăm cậu, cậu dạo này có khỏe không? Cuộc sống của cậu như thế nào? Có gì đặc biệt không? Nghe nói vẫn chưa có vợ à, phải cố gắng lên, sắp 40 rồi đấy.
Tớ dạo này vẫn khỏe, cuộc sống của tớ rất tuyệt vời lắm. Cậu có biết thành phố thứ 3 trên mặt trăng không? Tớ có một biệt thự ở khu ngoại ô trên ấy, hàng năm cứ cuối hè tớ lại lên đấy chơi cùng với gia đình, nhắc mới nhớ, tớ cưới vợ được gần một năm rồi. Vợ tớ xinh lắm, mặt không tì vết. Gia đình tớ sống rất tốt.
Hiện tại, tớ đang trên phi cơ riêng bay sang Anh để tiếp xúc cùng các đại biểu cấp cao của Liên Hợp Quốc. Cách đây ba hôm, khi đang trên đường sang Mĩ để giải quyết một số việc quan trọng và nhận giải thưởng Nô-ben về hòa bình, tớ có dừng lại ở Hải Phòng – nơi mà hồi nhỏ anh em mình còn học ở đây. Tớ về chính ngôi trường Trần Phú từ thuở nào, ngày nay nó đã được tu sửa lại khang trang hơn và được dát toàn bộ bạch kim ở khắp trường”.
Sau khi đăng tải trên một diễn đàn dành cho giới trẻ, bài văn nhận được hơn 100.000 lượt xem, bình luận. Trên Zing.vn bài văn này cũng được hơn 41.000 lượt thích.



"Có rất nhiều con đường đưa bạn tới thành công, bạn có muốn biến điều không thể thành có thể?
Học viện Hàng không Việt Nam - Nơi nâng cánh ước mơ..."


HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
TUYỂN SINH ĐẠI HỌC HÌNH THỨC VỪA LÀM VỪA HỌC
I. Chuyên ngành đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh: 
1. Chỉ tiêu tuyển sinh: 400 chỉ tiêu.( 300 chỉ tiêu ĐH VLVH, 100 chỉ tiêu liên thông)
2. Các ngành ( chuyên ngành) đào tạo:
+ Quản trị kinh doanh hàng không. 
+  Công nghệ điện tử truyền thông hàng không.
II. Thời gian đào tạo – Hình thức học và văn bằng tốt nghiệp:
1. Thời gian đào tạo toàn khóa: 4,5 năm ( 09 học kỳ)
2. Hình thức học: 03-04 buổi/tuần ( vào các buổi tối trong tuần và chủ nhật)
3. Văn bằng tốt nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp sẽ được cấp bằng “Cử nhân QTKD hàng không” hoặc “Kỹ sư công nghệ điện tử truyền thông hàng không”, được quyền đăng ký dự thi cao học, nghiên cứu sinh tại các Trường, Học viện có đào tạo sau đại học trên cả nước.
III.  Thi tuyển và xét tuyển thẳng:
1. Đối tượng được xem xét tuyển thẳng:
- Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, chiến sỹ thi đua toàn quốc, đã tốt nghiệp PTTH hoặc tương đương.
- Đã tốt nghiệp Đại học chính quy cùng nhóm ngành đào tạo.
- Sinh viên chính quy Học viện Hàng không Việt Nam vì các lý do sức khỏe, công việc, học lực…hay các lý do cá nhân muốn chuyển sang học hệ VLVH.
- Thí sinh trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh hệ đại học chính quy, cùng ngành đào tạo mà không nhập học được vì lý do chính đáng.
- Các thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2014 có kết quả tuyển sinh đạt từ ngưỡng tối thiểu trở lên.
2. Thi tuyển:
2.1 Đối tượng: Đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên trở lên. Có đủ sức khỏe để theo học. Không vi phạm pháp luật, không trong trong thời gian thi hành án
2.2 Môn thi: Khối D1: Văn, Toán, Anh văn.
Nội dung ôn thi sát với chương trình, tăng cao khả năng trúng tuyển.
2.3  Thời gian thi tuyển: Ngày 15,16,17 tháng 10 năm 2014.
3. Dự kiến thời gian tổ chức ôn thi : Từ ngày 10/09/2014 đến ngày 10/10/2014.
IV. PHÁT VÀ NHẬN HỒ SƠ: Từ 03/07/2014 đến hết ngày 05/10/2014.
Địa điểm: Khoa Bổ Túc Cán Bộ & HTQT - Học viện Hàng không Việt Nam
Phòng A 203,  Số 104 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Liên hệ:  Điện thoại: 0839970590 hoặc 0915391515 Mr. Dũng 
Chi tiết tại website: www.vaa.edu.vn
“ Bạn vừa có thể vừa học Trung cấp, Cao đẳng hoặc đi làm ban ngày, vừa học Đại học VLVH buổi tối để nâng cao trình độ và có trong tay Bằng cử nhân/kỹ sư của Học viện HKVN.”
Đặc biệt: Giảm 20 % lệ phí thi và học phí năm thứ nhất cho sinh viên, học sinh đang học trung cấp, cao đẳng tại Học viện Hàng không Việt Nam
  Cơ hội  để có công việc tốt trong tương lai và vị trí cao trong xã hội hoàn toàn nằm trong tay bạn!  



Mấy ngày qua, báo chí liên tục đưa tin về việc Trường THPT Lý Tự Trọng (trực thuộc Trường trung học kỹ thuật Lý Tự Trọng, TP.HCM) bị giải thể một cách bất thường. Chưa cần bàn sâu nguyên do vì sao nhưng thông tin một trường học bị đóng cửa đều khiến mọi người sửng sốt.

Học sinh Trường THPT Lý Tự Trọng (TP.HCM) - Ảnh: Đăng Nguyên

Đặc biệt, khi mà Quốc hội vừa thông qua Hiến pháp sửa đổi năm 1982, trong đó có khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” thì việc đóng cửa một ngôi trường (có chất lượng giáo dục tốt, được chính ngành giáo dục từ bộ đến sở công nhận qua hàng loạt bằng khen, giấy khen; được UBND TP.HCM tặng thưởng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc liên tục từ năm 2006 đến 2013) quả là điều không hiểu nổi.

Tôi chỉ là một độc giả, nhưng khi đọc trên mạng những dòng chia sẻ của các em học sinh và giáo viên Trường Lý Tự Trọng trước “tin dữ“ mà không khỏi đắng lòng. Bản thân tôi cách đây nhiều năm đã từng chứng kiến sự đau đớn vật vã của cha mình khi mà bệnh viện ông quản lý bị giải thể nên rất hiểu nỗi khổ tâm này. Sinh thời, cha tôi là giám đốc bệnh viện thành phố của một thành phố nhỏ phía Bắc. Chỉ vì dám đấu tranh không khoan nhượng với những chỉ đạo, quyết định sai trái của cấp trên nên vì không khép được lý do kỷ luật cha tôi, lãnh đạo thành phố lúc đó đã ra quyết định giải thể bệnh viện. Một quyết định mà trong thời điểm đó được mọi người nói là “vô tiền, khoáng hậu”, vì không có một nền dân chủ tiến bộ nào lại đi đóng cửa bệnh viện, trường học, nhưng vẫn được thi hành. Bệnh viện thành phố sau đó nhiều năm bị bỏ phế, bị chuyển công năng... trong sự chua xót của người dân và đội ngũ y, bác sĩ bệnh viện. Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng việc chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho người dân, điều đó được thể hiện rất rõ ràng qua đường lối, chủ trương ở từng giai đoạn. Tuy nhiên, đâu đó trên mảnh đất Việt này, chỉ vì những toan tính cá nhân, người dân vẫn bị tước đi những quyền lợi mà mình đáng được hưởng.

Trở lại với câu chuyện của Trường Lý Tự Trọng. Người ta càng ngạc nhiên khi thấy phát biểu của những người trong cuộc thật khác nhau. Nhà trường, mà cụ thể là từ hiệu trưởng cho tới giáo viên đều “sốc” vì không hề biết thông tin trường bị giải thể, trong khi lãnh đạo sở GD-ĐT TP.HCM lại nói việc giải thể là do trường tự đề xuất.

Theo Thanh Niên Online ngày 8.5, một giáo viên của Trường Lý Tự Trọng cho biết: Công văn của Sở GD-ĐT TP.HCM gửi UBND TP.HCM có giải thích việc giải thể trường Lý Tự Trọng là làm theo Nghị định 55/2012/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ. Trong nghị định này nêu rõ các điều kiện giải thể đơn vị sự nghiệp công lập: Không còn chức năng, nhiệm vụ; ba năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoạt động không hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền thành lập; theo yêu cầu về sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập để phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cũng theo giáo viên này, cả ba điểm trên đều không áp dụng được với Trường Lý Tự Trọng vì trường đang tổ chức đào tạo rất tốt, năm nào cũng có bằng khen, có giáo viên của trường còn nhận được bằng khen của Chính phủ. Về quy hoạch mạng lưới, Trường cao đẳng Lý Tự Trọng đã được cấp đất ở Củ Chi theo chủ trương di dời các trường đại học, cao đẳng ra ngoại thành.

Vậy thì lý do gì để đóng cửa ngôi trường này? Câu trả lời này chắc rằng sẽ chỉ có Sở GD-ĐT TP.HCM hăng hái trả lời nhất.

Vậy có nên giữ lại ngôi trường này không? Tôi cũng chắc rằng có hàng ngàn, hàng vạn người được hỏi sẽ có chung câu trả lời: Nên. Và đi kèm đó sẽ có rất nhiều giải pháp được đưa ra để giữ lại ngôi trường này.

Có nhiều lý do để không thể đóng cửa trường học này, mà lý do cấp bách nhất đó là hàng năm số học sinh lớp 9 trên địa bàn tốt nghiệp từ 5.000-6.000 em, trong khi cơ sở vật chất các trường THPT ở quận Tân Bình chỉ đủ khả năng tuyển được 50%. Nghĩa là áp lực học sinh được vào trường công ở khu vực này rất lớn. Trường Lý Tự Trọng đã chia sẻ và vẫn đủ khả năng chia sẻ gánh nặng này cho địa phương.

Toàn xã hội đang tâm huyết với việc đầu tư xây dựng thêm nhiều trường học hơn nữa cho con em chúng ta. Giáo dục là nền tảng cho sự vươn lên của quốc gia. Không thể vì lý do này hay lý do nọ mà đi ngược lại với điều này.

Lê Ngọc Khanh (*)

(*) Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả, một công chức làm việc tại TP.HCM



DỊCH VỤ

Liên hệ nhanh

DANH MỤC CHÍNH

Xã hội Thời sự kinh doanh Đời sống Công nghệ Quốc tế Website Cảm nang việc làm Thiên tai Phần mềm Sức khoẻ Lối sống Siêu bão Lễ hội Văn hoá Kiến thức Giáo dục 20/10 Doanh nghiệp Tình yêu - Giới tính Lễ Phật Đản Thủ thuật Giao thông Pháp luật Công dụng của đầu dừa Chuyện lạ Giải trí Thiết kế web Sản phẩm mới Y tế Công dụng Kinh tế Bảo mật Khuyến mãi - Giảm giá Võ Nguyên Giáp Ô tô 20/11 Giới tính Mưa lũ Ngày Nhà giáo Việt Nam Xe máy hosting Khoa học Sinh viên Blogger Du lịch Dịch vụ Người mẫu Seo web Facebook Hướng dẫn sử dụng Làm đẹp Thị trường Bất động sản Hack Hướng dẫn làm dầu dừa Khám phá Ngày của Mẹ Thời trang Video Dinh dưỡng Dầu dừa nguyên chất Kinh nghiệm Ngày Phụ nữ Việt Nam NukeViet Triều cường máy chủ Chăm sóc tóc Dân chơi Google Khuyến mãi Kinh nghiệp Lễ Vu Lan Tên miền Viễn Thông Hướng dẫn Kỹ năng bán hàng Nhân vật SEO Windows WordPress Themes Điện thoại Backlink CSS3 Cây lược vàng Dịch vụ vệ sinh HTML5 Hoa hau Hội thảo Mẹ và bé Mã màu Mỹ phẩm từ dầu dừa Themes Thể thao WordPress hà thủ ô Dầu dừa trắng da Giảm cân với dầu dừa Hoa hậu Hà Nội Hướng dẫn nâng cấp Khắc phục lỗi Mua dầu dừa ở đâu Nứt gót chân Template Thông tin về dầu dừa Tin tức Trị mụn trứng cá Tuyển dụng - Việc làm

Thống kê

Translate

Quan tâm nhiều

Theo thời gian

Contact Form

Name

Email *

Message *