Showing posts with label Chuyện lạ. Show all posts
Showing posts with label Chuyện lạ. Show all posts
Làng Thành Tín - được xem như một tiểu sa mạc nhưng hàng trăm năm nay, cánh đồng làng vẫn xanh tốt như một biệt lệ của tự nhiên nhờ hai giếng cổ ở cuối làng. 
Ông Kiều Ngọc Sinh đã có hơn nửa thế kỷ giữ gìn giếng cổ cho làng Thành Tín - Ảnh: Viễn Sự
Làng Thành Tín ở xã Phước Hải (Ninh Phước, Ninh Thuận) nằm kẹt giữa hai vùng hạ lưu con sông Cái và sông Lu, mùa nắng cũng như mùa lụt, những dòng nước từ hai con sông chủ lưu của xứ hoang mạc này chưa bao giờ chảy được về làng.
Một mặt nữa của làng lại giáp những động son (cát đỏ) cao như núi vây bọc.
Cùng với Nam Cương, Tuấn Tú, Từ Tâm... - những ngôi làng không ăn được nước từ hai con sông ấy, Thành Tín vẫn được coi là một tiểu sa mạc.
Mạch nước mát quanh năm
Men theo những trảng cát bỏng tôi về Thành Tín khi người Chăm ở đây đang vào vụ gặt. Phía xa là động cát, hơi nóng phả lên hừng hực nhưng cánh đồng làng Thành Tín vào vụ gặt vẫn vàng ươm, máy gặt đập liên hợp hối hả xả ra những bao lúa mẩy hạt.
Một phần trong những khoảnh ruộng đang gặt ấy được ăn nước từ hai giếng cổ quây bằng gỗ đã bạc màu thời gian.
Ông Kiều Ngọc Sinh, năm nay 91 tuổi, một ông giáo làng người Chăm là thế hệ thứ tư trong dòng tộc giữ giếng cổ, dẫn tôi ra thăm giếng. Giữa trưa hè, dòng nước chảy từ hai giếng cổ làm mát dịu cái nắng từ động cát phả vào.
Thật lạ, giữa một vùng khô cằn xung quanh không có con sông con suối, hồ đập nào nhưng trong lòng giếng mạch nước vẫn phun trào, nhìn rõ mặt nước đang sôi lên.
Lạ hơn nữa, cả hai giếng cổ cách nhau chừng 10m lại được đào rất nông, chỉ sâu chừng 2m nhưng nước chảy quanh năm.
Dưới đáy giếng là đá tảng và khác với các giếng nước thông thường có hình tròn được xây gạch phía ngoài, giếng cổ Thành Tín lại được quây theo hình vuông bằng gỗ da đá.
Cũng như bao công trình trị thủy khác của người Chăm, giếng cổ Thành Tín được chia làm hai: Giếng Đực và giếng Cái để phân biệt hai nơi lấy nước riêng biệt cho nam, nữ trong làng.
Phía ngoài miệng giếng, người Chăm đã đào một dòng mương nhỏ dẫn thẳng ra cánh đồng Thành Tín và dòng nước cứ thế chảy đều đặn ra đồng, mặt nước xanh thẫm thấy rõ cả những đàn cá bơi ngược từ đồng vào giếng rỉa rêu, từng bầy dê, cừu thong thả gặm cỏ bên dòng mương.
Ông Thành Ngọc Sinh kể từ thuở bé chăn trâu quanh giếng cổ cho đến khi được trao trọng trách giữ giếng cho làng ông chưa bao giờ thấy giếng cạn. Mùa nắng hay mùa mưa mạch giếng vẫn chậm rãi nhưng hào phóng cấp nước cho làng Thành Tín.
Chỉ tay về phía cánh đồng đang vào vụ gặt dưới chân động cát, ông Sinh nói không nhớ cánh đồng ấy rộng bao nhiêu nhưng chỉ biết thời ông còn mạnh tay mạnh chân thì mỗi vụ cả làng phải gieo đến 10 xe bò lúa giống mới đủ, tất cả đều ăn nước từ hai giếng cổ này.
Vỗ vào thành giếng có những dòng chữ Chăm được khắc nắn nót, ông Kiều Ngọc Sinh nói cứ 30 năm làng lại lên rừng cúng, xin chặt cây da đá để xẻ ván làm lại thành giếng một lần.
Bây giờ làng Thành Tín đã có nước máy, người Chăm dù không còn dùng nước giếng để sinh hoạt nhưng ông Kiều Ngọc Sinh nói mạch nước ấy với làng vẫn là mạch nước trong lành và linh thiêng nhất.
Tất thảy người Chăm trong làng khi có lễ lạt, thờ cúng của làng hay gia đình đều ra giếng múc nước đem về làm lễ.
Những cái giếng cạn được khoét giữa dòng suối đã trơ đáy ở thôn Rã Giữa, xã Phước Trung - Ảnh: Thuận Thắng
Có thể đào thêm nhiều “giếng cổ”
Vốn là một ông giáo làng có chút chữ nghĩa, ông Thành Ngọc Sinh cho biết sử sách của người Chăm ghi lại giếng cổ Thành Tín có từ thời vua Poklongirai thế kỷ 12.
Thời đó vùng Thành Tín chưa có người ở, có lẽ vua Chăm xưa chỉ đào giếng để phục vụ một công việc tạm thời nào đó của quân lính.
Mãi sau này khi làng Thành Tín được khai lập, tộc họ của ông Kiều Văn Sinh là những người được sở hữu giếng cổ vì giếng nằm ngay trong khu rẫy của dòng tộc.
Nhưng do nước giếng quá nhiều, chảy quanh năm nên dần dần thành một giếng chung cho cả làng. Và ông Sinh là thế hệ thứ tư trong tộc họ lãnh trách nhiệm giữ giếng cho làng.
Câu chuyện về giếng cổ Thành Tín không chỉ dừng lại trong câu chuyện truyền miệng của người Thành Tín mà với một kỹ sư thủy nông đã hơn 30 năm gắn bó với xứ hoang mạc như ông Dương Tấn Ngọc, đó lại là một câu chuyện về kỹ thuật dẫn thủy nhập điền thú vị nữa của người Chăm.
Ông Ngọc kể năm 2005, trong cơn hạn hán lịch sử của Ninh Thuận, ông là trạm trưởng thủy nông Ninh Phước đã về Thành Tín và quyết định mở rộng đường mương dẫn nước từ hai giếng cổ, nhờ vậy cứu được hơn 20ha lúa của vùng Thành Tín và Hòa Thủy kề bên.
“Tôi đem câu chuyện này kể với nhiều đồng nghiệp tỉnh khác, ai cũng tròn mắt vì không thể tin hai giếng sâu 2m, bề rộng 1m lại cứu được cả cánh đồng. Nhưng tôi tin không chỉ hai giếng mà vùng đất này còn có thể đào được hàng chục giếng nữa” - ông Ngọc nói.
Ông Dương Tấn Ngọc giải thích chính ở vùng đất tứ bề là cát bỏng, không có con sông dòng suối nào lại chứa đựng nguồn tài nguyên nước phong phú.
Tổ tiên xưa của người Chăm đã rất khôn khéo đào những cái giếng ngay dưới chân động cát, đó là nơi những mạch nước dồn từ trên xuống, được cát giữ lại và quanh năm đều có thể phun trào.
“Người Chăm gọi những cánh đồng ăn nước từ giếng cổ là cánh đồng im (tiếng Chăm có nghĩa là những cánh đồng ăn nước quanh năm). Chuyện đó thật ra không có gì bí ẩn, thiên nhiên khắc nghiệt nhưng không lấy đi của ai tất cả bao giờ” - ông Dương Tấn Ngọc tâm đắc.
Không chỉ những con đập, những dòng kênh mà chính sự đối đãi với nhau của người dân xứ hoang mạc đã giúp họ tồn tại trong sự khốc liệt của tự nhiên.
Nhiều giếng cổ từng tồn tại ở Ninh Thuận
Ông Thập Liên Trưởng - trưởng phòng nghiên cứu sưu tầm Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận - cho biết giếng cổ Thành Tín không phải là cá biệt ở các làng Chăm tại Ninh Thuận.
Ở làng Thành Ý (paley Takang) thuộc TP Phan Rang - Tháp Chàm cũng từng có một giếng cổ cấp nước cho cả cánh đồng rộng hàng chục hecta.
Mới đây khi xây dựng Trung tâm Viettel Ninh Thuận cũng phát hiện một giếng cổ đã bị vùi lấp, các thanh gỗ quây thành giếng đã được Bảo tàng Ninh Thuận đem về lưu trữ.
Ông Thành May, một thầy paxe (chức sắc tôn giáo) ở làng Bỉnh Nghĩa, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, cũng cho biết cách đây hơn mười năm người Chăm ở Bỉnh Nghĩa vẫn ra hai giếng cổ bằng đá hình tam giác ở mé biển Mỹ Tường sát chân núi lấy nước về thờ cúng trong các nghi lễ tôn giáo. Sau đó quá trình canh tác đã bồi đắp hai giếng cổ này.
Nhưng mùa hạn năm nay, một người chăn cừu ở làng Bỉnh Nghĩa đã khơi lại một trong hai giếng cổ này để lấy nước và kỳ lạ là sau nhiều năm bị bồi lấp giếng vẫn cho mạch nước rất trong.

Theo:   


Người bạch tạng bị săn lung “như những con vật”. Nhiều người tin rằng các bộ phận cơ thể của người bạch tạng sẽ giúp họ giàu có, gặp may mắn, nên sẳn sàng trả giá cao để có được những “món hàng” này.
Những người bạch tạng tại Tanzania bị săn lùng không khác gì con vật. Không chỉ bị người ngoài tấn công, nhiều nạn nhân bị chính người thân yêu trong gia đình làm hại.
Tại đây, nhiều người sẵn sàng chi từ 3.000-4.000 USD để mua một cánh tay (hoặc chân của người bạch tạng). Toàn bộ cơ thể thì được bán với giá 75.000 USD.
Nhiều người bạch tạng tại Tanzania luôn sống trong sợ hãi
Những người này tin rằng khi mang các bộ phận của người bạch tạng đi làm phép, họ sẽ gặp may mắn và trở nên giàu có thêm.
Người bạch tạng trở thành đối tượng thường xuyên bị tấn công. Thống kê ban đầu chỉ ra có khoảng 74 trường hợp người bạch tạng bị giết chết, 59 trường hợp bị tấn công. Thậm chí, 16 ngôi mộ của người bạch tạng bị cướp thi thể.
Mới đây nhất, là trường hợp của cô bé Pendo Emmanuelle Nundi (4 tuổi). Vào tháng 12 vừa qua, chính quyền địa phương đã bắt giữ bố ruột và cậu của Nundi vì có liên quan đến sự mất tích của em.
 Nhiều người bạch tạng bị người khác tấn công cắt cụt tay
Tuy nhiên đến nay, cô bé vẫn chưa được tìm thấy. Các tổ chức từ thiện trong khu vực cho rằng, hi vọng tìm được Nundi rất mong manh. Cảnh sát tình nghi chính bố của Nundi có liên quan đến sự mất tích của em và nguyên nhân vì cơ thể của người bạch tạng được trả cái giá quá cao.
Cậu bé bạch tạng Mwigulu Matonange (mới 10 tuổi) bị hai người đàn ông lạ mặt tấn công khi đang trên đường đi học về. Hai kẻ lạ đã cắt cụt cánh tay trái của Matonange rồi chạy trốn vào rừng sâu. Vụ tấn công trên xảy ra vào tháng 2/2014.
Đối tượng bị tấn công không chỉ là trẻ em. Vào tháng 2/2013, một phụ nữ bạch tạng 38 tuổi đã bị chính chồng và 4 người đàn ông khác tấn công bằng rựa khi đang ngủ. Con gái 8 tuổi của cô kinh hãi đã chứng kiến cảnh người bố xách cánh tay của mẹ ra khỏi phòng ngủ.
Do mức sống tại Tanzania khá thấp, vậy nên số tiền hàng ngàn, đến hàng chục ngàn USD được xem là gia sản lớn, từ đó người bạch tạng luôn bị nguy hiểm rình rập mọi nơi.
Hiện nhiều trẻ em bạch tạng được  “giấu” tại các trung tâm bí mật để bảo vệ an toàn
Tanzania được xếp hạng là quốc gia nghèo thứ 25 trên thế giới. Và chỉ những doanh nhân cực giàu có hoặc các chính trị gia mới đủ tiền mua cơ thể người bạch tạng. Khi bị bắt giữ, “người bán” không bao giờ tiết lộ thông tin của người mua.
Họ tin rằng, pháp sư sẽ phù phép những bộ phận này và giúp bản thân càng giàu có cũng như gặp may mắn.
Liên Hiệp Quốc từng cánh báo, đằng sau những chiến dịch vận động tranh cử tại Tanzania, các chính trị gia thường nhờ thầy phù thủy “giúp sức” để thành công.

Theo:http://blogtamsu.vn/   


Nhiều nhãn hiệu quảng cáo thậm chí đã mời vị tu sĩ trẻ nhằm tận dụng “nhân diện” đặc biệt hiếm thấy mà anh sở hữu.
Trên ngọn núi Phương Bối (thôn 2, xã Lộc Châu, TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng), người dân nơi đây vẫn truyền tai nhau nhiều câu chuyện đẹp về một vị tu sĩ trẻ lập am, trồng sim và đi gom những phiến đã nặng cả vài chục tấn về để tạo cảnh và khắc thơ. Nhưng khi tìm gặp anh, điều hấp dẫn phóng viên không chỉ là những hành động đầy tính nhân văn này. Rất trùng hợp, anh có dung mạo bề ngoài giống hệt Tổng thống Mỹ Barack Obama, một nhân vật nổi tiếng trên chính trường thế giới.
Tu sĩ Nguyễn Đức Vân đang trò chuyện với PV
Dị nhân và những việc khác người
Tu sĩ Nguyễn Đức Vân sinh năm 1973 tại Sài Gòn – Gia Định (TP.HCM). Anh là con thứ 4 trong một gia đình gồm 9 người anh em. Khi Nguyễn Đức Vân lên 6 tuổi, anh cùng với gia đình mình rời bỏ chốn phồn hoa đô thị chuyển lên ngọn núi Phương Bối để sống một cuộc sống thanh tịnh.
Nguyễn Đức Vân là con trai của nhà thơ Nguyễn Đức Sơn, một trong bốn quái kiệt của làng thơ văn miền Nam trước năm 1975 (cùng với Bùi Giáng, Thế Phong và Phạm Công Thiện) là những con người vừa tài năng và vừa lập dị. Lập dị đến mức, có những lần ông nằm lăn trên bờ biển, ngủ quên lúc nào không hay, đến nửa đêm trời mưa ướt hết, thức dậy tự hỏi mình: “Đã đời chưa con?”. Nguyễn Đức Sơn còn được mọi người gọi là lão thi sĩ vạn thông (vì ông trồng một vạn cây thông). Giờ đây, vị tu sĩ trẻ Nguyễn Đức Vân cũng không kém cạnh gì cha mình, cũng tài hoa, cũng trồng một đồi sim bạt ngàn… để thả hồn mình vào thiên nhiên, cho ra những vần thơ đầy lắng đọng.
Tu sĩ Nguyễn Đức Vân đã được sống cùng với bố mẹ trên những khu đồi núi đầy thơ mộng, nên tâm hồn anh lúc nào cũng hòa quyện cùng với thiên nhiên. “Ngày ấy, tất cả những vùng đất xung quanh gia đình tôi ở đều là những đồi núi trùng trùng điệp điệp nên tôi yêu thiên nhiên, yêu cỏ cây hoa lá ngay khi còn rất nhỏ”, tu sĩ Nguyễn Đức Vân chia sẻ.
Ngày trước, khi mới bắt đầu lên Lâm Đồng cuộc sống của gia đình anh rất khó khăn, hàng ngày anh cùng với gia đình phải vào rừng hái măng, hái sim, nhặt củi… mang ra chợ đổi gạo. Đến tối, mấy anh em lại ngồi bên ánh đèn dầu để bố mẹ dạy viết, dạy đọc. Trong 9 người anh em thì anh là người ham học nhất, lúc nào anh cũng muốn được tới trường, tới lớp để học tập vui chơi với bạn bè.
Lên 16 tuổi, bố mẹ anh gửi anh vào một ngôi chùa để anh học tập. Thời gian ở chùa, anh vừa được dạy học văn hóa, vừa được học kinh Phật. Sau hơn 10 năm, trong một lần về thăm nhà chợt nhìn thấy những bông đót đang đong đưa trên đồi, nước mắt anh bỗng trào ra, những ký ức năm xưa thời cùng gia đình đi lên rừng bẻ măng, hái sim… trên những ngọn đồi bỗng ùa về, anh liền viết ra mấy câu thơ: “Con về thăm lại chốn xưa/ Từng bông đót trổ lay đưa ngợp lòng/ Ôi tháng ngày cũ mênh mông/ Cha con đi bẻ đót đồng hú la…”.
Sau lần về thăm nhà ấy, muốn được gần gũi với thiên nhiên hơn nên anh quyết định mua một khu đồi nhỏ để được hòa mình với thiên nhiên, sống lại với những ký ức tuổi thơ. “Dành dụm được một số tiền nhỏ, tôi quyết định mua một mảnh đất cho riêng mình. Nhưng với một số tiền nhỏ thì chỉ mua được mảnh đất xấu, mảnh đất xấu đến nỗi cỏ còn không mọc nổi và điều đầu tiên trong suy nghĩ của tôi lúc đó là phải làm sao phủ ngay cây xanh, nhưng cây gì sẽ lên nổi khi đất quá xấu?. Và tôi nhớ ngay ra ước mơ hồi bé của mình là sau này sẽ trồng một đồi sim và làm nhà ở đó, thế là tôi bắt đầu đi chặt tre, mua bạt làm lều ở tạm và đi tìm sim về trồng”, tu sĩ Nguyễn Đức Vân chia sẻ.
Nhưng lúc bấy giờ, tìm sim cũng đâu có dễ, những gốc sim đã bị người ta đào phá để trồng cà phê, chè, hoa màu hết. Mặc dù khó khăn nhưng anh vẫn không nản chí, ngồi trên chiếc xe Club 81 cũ, vượt qua hàng chục cây số đường rừng đào từng gốc sim để mang về trồng. Sim là loại cây rễ chùm, cây to nên anh phải đào những gốc sim nặng đến 60kg, rồi chằng lên xe máy chở về trồng.
Có lần mưa gió tơi bời, chở bụi sim về, đường trơn như mỡ, anh bị ngã gãy mấy ngón chân. Có lúc đi đào sim về tới lều thì trời đã tối vừa mệt, anh đành ngủ cho qua cơn đói lả. Đã biết bao năm anh chỉ ăn cơm với muối hột, có những ngày anh chỉ ăn mấy nắm sim lót dạ.”Mình tôi đào sim về trồng, cây sim cao hơn người, có bữa mưa trơn, trượt ngã lăn mấy vòng xuống tận dưới kia, phải đi trạm xá băng bó nhưng vẫn mê”, tu sĩ Vân tâm sự.
Lúc đầu ai cũng ngăn cản anh trồng sim vì cho rằng trồng sim không có kinh tế và sợ anh đói khổ. Hàng ngày, vị tu sĩ trẻ này vẫn say sưa cuốc đất, hì hục đào hố để trồng sim, thứ cây mà vào thời điểm đó mọi người dân đang phải triệt hạ để trồng những loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. Ai cũng cho rằng vị tu sĩ này có “vấn đề” về thần kinh, người ta phá sim trồng cà phê, chè, hoa màu chẳng được, đằng này anh lại đi trồng sim chỉ để… ngắm hoa, hái quả ăn thay cơm.
8 năm ròng vất vả chăm sóc cho vườn sim, bây giờ vườn sim của anh đã bạt ngàn màu xanh của lá, màu tím của hoa sim, đi giữa vườm sim mùa nở hoa anh cảm thấy thật hạnh phúc vì đã quyết liệt trong mưa gió, sống chết để trồng được đồi sim. Dường như trong anh không bao giờ vơi bớt tình yêuvới cây sim. “Có ông bố dẫn con đến đồi sim hái trái cho nó ăn, và nó cũng tíu tít với bố nó khi thấy hoa nở và trái chín đầy cành. Có bà mẹ buổi trưa đưa con đi học về cũng ghé đồi sim hái trái cho con… và bọn trẻ trong làng vẫn thường đến đồi sim chơi. Nhìn mọi người thích thú trong đồi sim của mình, tôi vui lắm”, tu sĩ Vân cho biết.
Tu sĩ Nguyễn Đức Vân
Gương mặt giống Tổng thống Mỹ
Nói về chuyện anh có gương mặt giống hệt thống Mỹ Obama, Nguyễn Đức Vân cho hay: “Hồi tôi đang đi tìm người hỗ trợ đưa đá về vườn, thì lúc ấy ông Obama ra tranh cử Tổng thống Mỹ. Lúc đó, tôi đi đâu ai cũng nói tôi giống ông Obama. Nhiều người xin chụp ảnh chung, rồi bạn bè xem truyền hình, xem báo chí về chuyện tranh cử Tổng thống Mỹ lại gọi điện cho tôi, trêu đùa: Chúc mừng ngài Obama đang tranh cử.
Khi ông Obama thắng cử, có một số báo trong nước cũng như nước ngoài đến phỏng vấn và ghi hình tôi. Một số người còn đến nhờ tôi quảng cáo cho mặt hàng của họ. Nhưng tôi thấy không phù hợp với mình nên từ chối. Giờ thỉnh thoảng có người vẫn đến đồi sim xin chụp ảnh cùng tôi”. Đúng là, có nhìn và tiếp xúc với người tu sĩ trẻ Nguyễn Đức Vân mới thấy sự giống nhau đến kỳ lạ. Từ khuôn mặt cho đến những cử chỉ, động tác… Chỉ khác là bên nửa bán cầu tu sĩ Nguyễn Đức Vân đang quản lý một quả đồi thơ mộng, say sưa ca hát, viết thơ, soạn nhạc, ngao du giữa rừng sim chín mọng của một thi sĩ, tu sĩ tài hoa.
Vị tu sĩ trẻ gọi công trình cuộc đời của mình là “Đồi sim ca dao”, anh còn đi tìm những phiến đá về đặt bên mỗi gốc sim, và khắc những câu ca dao tục ngữ lên đó để mọi người đến sẽ cảm nhận thêm về văn hóa Việt qua những câu ca dao, tục ngữ. Giờ đây, đồi sim đã trồng xong, anh em bạn bè cũng đã giúp đỡ nhiều cho anh để đưa những phiến đá lớn về. Khu đồi của anh hiện có hơn 5.000 gốc sim, và có đến 400 tảng đá, có những phiến nặng 30 đến 40 tấn.
Thế Quyết

Theo:   


Điều đặc biệt là tất cả các con trâu cái được con trâu đực này giao phối đều không thể thụ thai và sự “trắng đen” chỉ rõ khi họ làm thịt nó.
Trâu đực, nhưng chỉ thích “gần gũi” với trâu đực. Song có lúc nó vẫn thực hiện cái bản năng với các con trâu cái như những con trâu đực khỏe mạnh khác. Điều đặc biệt là tất cả các con trâu cái được con trâu đực này giao phối đều không thể thụ thai và sự “trắng đen” chỉ rõ khi họ làm thịt nó.
Trường hợp hy hữu này xảy ra với con trâu của anh Nguyễn Văn M ở thôn Xịa, xã Điền Trung (Bá Thước, Thanh Hóa). Anh M kể năm 2011, sau nhiều năm tích cóp vợ chồng anh đã quyết định mua một con trâu đực ở làng bên để lấy sức cày bừa, kéo xe. Hôm dắt trâu về hàng xóm ai cũng khen là con trâu đẹp, hiền, da đen bóng, nên vợ chồng anh rất vui. Sau gần 3 năm chăm bẵm con trâu đực ngày càng trưởng thành, to khỏe.
Những năm trước, ở thôn Xịa người dân chủ yếu nuôi trâu thả rông là chính, hộ nuôi trâu đực, hộ nuôi trâu cái, nên khi đến kỳ thụ tinh chúng tự tìm đến với nhau để giao phối. Vài năm gần đây, do diện tích chăn thả bị thu hẹp, các bãi cỏ trước kia nay đã được cày lên trồng mía, vì thế số hộ nuôi trâu cũng giảm, đặc biệt là trâu đực.
Trong làng chỉ còn 3 – 4 hộ nuôi trâu đực, nhưng chủ yếu nuôi theo thương pháp chăn dắt, chứ không thả rông như trước. Vì vậy khi trâu cái đến kỳ thụ tinh, các gia đình đều phải đến những hộ có trâu đực “xin giống”. Nhưng lượng trâu cái nhiều, trâu đực chỉ có vài con, hơn nữa trâu đực chủ yếu là trâu kéo, nên gia chủ rất hạn chế cho “xin giống” vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe trâu.
Chuyện bi hài về con trâu… ‘pê đê’
Nếu nhìn vẻ bờ ngoài không ai có thể biết được con trâu đực của nhà anh M lại bị đồng tính có buồng trứng, dạ con. Từ khi con trâu đực của anh M trưởng thành, những hộ nuôi trâu cái ở thôn mừng ra mặt, vì chỉ có trâu anh M là còn thả rông theo đàn trâu làng, hơn nữa gia đình anh M chủ yếu dùng cho cày bừa là chính, nên có thể “xin giống” dễ hơn.
Năm 2013, ở thôn có tới hơn chục hộ “xin giống” trâu của anh M. Trâu thường chửa dài (độ 12 tháng) mới sinh, nên việc phát hiện trâu cái đã thụ thai được hay chưa là rất khó, phải mất 6 – 7 tháng mới có biểu hiện, nhưng cũng có con phải 8 – 9 tháng mới có biểu hiện khác.
Việc nghi vấn chất lượng giống của trâu anh M có “vấn đề” chỉ manh nha khi bà Thanh, bà Hằng, bà Tám… đi họp thôn ngồi gần nhau. Trong giờ giải lao, bà Thanh than vãn: “Con trâu cái nhà tôi thường đẻ mắn lắm, những năm trước tôi toàn “xin giống” trâu nhà anh H, cứ mỗi năm một lứa. Năm ngoái “xin giống” trâu nhà anh M, gần một năm rồi mà chẳng thấy động đậy gì, kiểu này mất toi lứa trâu rồi”.
Nghe bà Thanh nói vậy, bà Hằng, bà Tám và những người ngồi xung quanh có trâu “xin giống” trâu anh M ai nấy đều mắt chữ A, mồm chữ O: “Con trâu mẹ nhà tôi cả thôn ai chẳng biết nó đẻ mắn và rất khéo nuôi con. Nhưng lần này tôi lấy giống 8 – 9 tháng nay rồi mà chẳng thấy biểu hiện gì, có khi lần này “điếc” rồi cũng nên”… Câu chuyện cứ thế, hết người này phàn nàn, đến người kia phàn nàn, hết giờ giải lao mà câu chuyện vẫn còn rất rôn rả.
Dù vậy, nhưng các hộ ai nấy đều hy vọng, họ tự nhủ hay trâu nhà mình phát triển thai chậm, nên họ cố theo dõi thêm một thời gian nữa. Đến khi họ không còn kiên trì được nữa, đành chấp nhận mất một lứa trâu, rồi lẳng lặng đi “xin giống” trâu ở thôn khác.
Và điều đặc biệt là, chỉ trong một thời gian, những con trâu cái này đã có những biểu hiện của sự thu thai, nhưng chẳng ai dám nói ra nói vào rằng trâu đực của nhà anh M có “vấn đề” vì sợ anh phật ý.
Một thời gian sau, gia đình anh T gần nhà anh M cũng mua một con trâu đực, thả cùng bãi với trâu nhà anh M. Bình thường hai trâu đực “chạm mặt” kiểu gì cũng lao vào húc nhau. Nhưng lạ thay hai con trâu này chỉ vờn, lượn vòng quanh ngửi khắp người nhau rồi ngãng ra gặp cỏ, mà chẳng xảy ra trận chiến nào. Chuyện này cũng chẳng có gì đáng nói, nếu những ngày sau không có những biểu hiện khác thường.
“Hai con trâu này cứ “bám” theo nhau như hình với bóng, thi thoảng tôi còn thấy trâu nhà tôi nhảy cưỡi lên lưng trâu nhà anh T, nhưng cứ nghĩ đó là chuyện bình thường. Nhiều hôm khi về đến cổng, tôi dắt vào, nhưng nó không chịu kéo cả tôi chạy theo trâu nhà anh T.
Cách đây hơn một tháng, nó cứ kéo tôi đi theo trâu nhà anh T, tôi bực cầm que chặn đầu không cho đi, nó quay lại đuổi húc, may mà tôi chạy nấp vào bờ tường kịp, rồi nó quay lại chạy theo trâu anh T vào đến chuồng. Anh T đóng cổng, nó vẫn cứ lượn ở ngoài, đuổi như thế nào cũng không chịu về” – anh M kể lại.
Biết chuyện, nhiều người cao tuổi có kinh nghiệm trong làng cho biết, đây là biểu hiện của giống trâu “phản chủ”, “ái nam ái nữ”, không cẩn thận nó húc chủ tai họa như chơi. Mặc dù tiếc của, tiếc công bao năm chăm bẵm con trâu lớn để lấy sức kéo, vợ chồng anh M không muốn bán, nhưng sợ “họa vô đơn chí” chẳng biết đằng nào mà lần, vợ chồng anh quyết định bán với giá 40 triệu đồng cho anh Lâm chuyên làm nghề mổ trâu bò ở thôn.
Hôm anh Lâm mổ thịt con trâu này, cả làng kéo đến nhà anh đông như trẩy hội, không phải đến mua thịt, mà đến để xem trâu đực có buồng trứng, có dạ con. Anh Lâm kể lại: “Cả đời tôi đã mổ hàng trăm con trâu, bò, nhưng chưa bao giờ hặp trường hợp trâu đực pê đê (đồng tính) có buồng trứng, dạ con thế này”.
Dù đã hơn tháng trôi qua, nhưng câu chuyện về trâu đực nhà anh M có buồng trứng vẫn nóng hổi. Cụ Xuyên 80 tuổi cho hay: “Chuyện trâu sinh đôi hay trâu sinh ra có 3 chân, hai đầu bà chưa nhìn thấy, nhưng thấy trên ti vi rồi, còn trâu đực mà có buồng trứng, dạ con thì nay bà mới nhìn thấy”.

Theo:   


Khắp làng chỉ thấy còn giống loài 2 chân là gà, vịt, ngan và 2 loài 4 chân là mèo và chuột.
Kỳ 3: Không thể giải thích
Hiện tượng trâu, bò, lợn, chó ở xóm Đầu (Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang) chết hàng loạt, chết sạch sẽ, chết không biết nguyên nhân suốt 10 năm trời, khiến 34 hộ dân với 200 nhân khẩu vốn đã nghèo đói, lại trở nên nghèo hơn nữa.
Dân làng hết sức lo lắng và đã tự đi tìm nhiều biện pháp giải quyết, nhưng các biện pháp đều mang tính mê tín dị đoan.
Tin lời thầy bói, các hộ dân trong xóm góp tiền, người bảy chục, người một trăm để mời ông thầy cúng “nổi tiếng” nhất huyện về cúng giải hạn. Đàn tế được lập ngay trước ngôi miếu ở đầu làng.
Thầy cúng vung con dao phay sắc ngọt chém đứt đầu hai con chó mực, vứt xuống cái giếng gần miếu thờ rồi lấp giếng lại để yểm, trấn long mạch.
Yểm xong, thầy cúng tuyên bố: “Nếu gia súc, gia cầm trong làng còn chết, tôi sẽ bỏ nghề”.
Tuy nhiên, ông thầy cúng vừa rời khỏi làng hôm trước, hôm sau gia súc lại tiếp tục nổi điên nổi đóa húc đầu vào tường lăn ra chết, chết hàng loạt, chết nhiều đến nỗi trông vào chuồng trại nhà nào cũng chỉ thấy trống hơ trống hoác.
Vật 4 chân ‘tự tử’ ở Bắc Giang: 50 nhà khoa học tìm lời giải!
Ngôi miếu nhỏ dựng lại cách đây 10 năm ở xóm Đầu Khắp làng chỉ thấy còn giống loài 2 chân là gà, vịt, ngan và 2 loài 4 chân là mèo và chuột.
Các loài 4 chân gồm trâu, bò, chó, lợn đều chết hết.
Sau cuộc “trấn trạch long mạch” không thành, người dân xóm Đầu còn 3 lần lập đàn tế mời 3 thầy cúng nổi danh và 3 lần nữa mời sư ông, sư bà về cúng bái, nhưng cũng chẳng ăn thua.
Người dân chỉ còn biết trông chờ vào mảnh ruộng đất pha cát. Chăn nuôi không được, phân tro không có, đất ngày một bạc màu, năng suất cây trồng thêm phần giảm sút.
Theo phó trưởng thôn Lưu Văn Lần, thời điểm đó, đàn ông trong làng chỉ còn vài ba người, vì đã bỏ về thành phố hoặc đi các vùng khác làm thuê làm mướn kiếm sống cả. Một số túng quẫn thì đi buôn bán ma túy.
Người nông dân bao đời chỉ biết trông vào đồng ruộng, chuồng trại, nay con trâu, con bò, con lợn, con chó không sống được, lại không biết vì sao, không tìm được nguyên nhân để trị, thì chỉ còn nước chuyển nhà sang làng khác.
Vật 4 chân ‘tự tử’ ở Bắc Giang: 50 nhà khoa học tìm lời giải!
Ngôi miếu được dựng lại khang trang hơn ở xóm Đầu Xóm Đầu có hai hộ chuyển nhà đến làng khác sinh sống, đó là gia đình ông Hoạt và ông Duyên.
Tuy nhiên, cũng như gia đình anh Bùi Văn Hùng (đã nói ở kỳ trước), dù họ sống ở làng khác, gia súc họ nuôi vẫn chết thẳng cẳng như thường.
Điều ngạc nhiên, cách xóm Đầu một con đường rộng 3m là các xóm Thượng, xóm Hạ, xóm Đông. Thế nhưng, chuyện gia súc ở các xóm này đột tử không hề xảy ra, dù cũng có cách chăn thả, chăm sóc và những kinh nghiệm nuôi tương tự xóm Đầu.
Hơn nữa, mọi nguồn nước, nguồn thức ăn, môi trường sống đều chẳng có gì khác biệt. Việc tìm ra nguyên nhân không phải là chuyện đơn giản.
Không còn biết phải làm sao, người dân chỉ còn biết trông chờ vào các nhà khoa học.
Cuối năm 2005, khi các Đại biểu Quốc Hội tỉnh Bắc Giang xuống xã Lương Phong tiếp xúc cử tri, người dân thôn Đầu đã phản ánh hiện tượng lạ này và đề nghị các ban ngành chức năng của tỉnh giúp đỡ. Sự kiện ấy khiến thôn Đầu nổi tiếng cả nước và người ta gọi xóm Đầu là “làng ma ám”.
Vật 4 chân ‘tự tử’ ở Bắc Giang: 50 nhà khoa học tìm lời giải!
Một ông thầy cúng đã yểm đầu chó xuống giếng làng, nhưng vật nuôi vẫn chết
UBND tỉnh Bắc Giang khi đó đã triệu tập cuộc họp gồm các ban ngành có liên quan cùng trao đổi, bàn bạc và thống nhất giao nhiệm vụ cho Sở Khoa học Công nghệ nghiên cứu, tìm hiểu về hiện tượng gia súc chết hàng loạt ở thôn Đầu để tìm cách giúp đỡ bà con vượt qua khó khăn.
Việc quan trọng nhất là để ổn định tâm lý, tránh để lực lượng dị đoan cố ý đưa tin sai lệch, gây bất ổn trong dân chúng.
Tháng 5 năm 2006, Sở Khoa học Công nghệ Bắc Giang đã giao cho Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học Công nghệ triển khai đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khôi phục, phát triển chăn nuôi gia súc tại xóm Đầu, thôn Sơn Quả, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang”.
Ngay khi đề tài triển khai, lãnh đạo cùng cán bộ, các nhà khoa học thuộc các cơ quan chuyên môn Trung ương với những thiết bị hiện đại về xóm Đầu tiến hành nghiên cứu.
Mỗi lần thấy những chiếc xe sang trọng đỗ ở đầu xóm, người dân xóm Đầu lại bỏ hết công việc đồng áng tập trung theo dõi, cùng làm việc với các nhà khoa học.
Đợt đầu là các cán bộ thuộc Trung tâm Môi trường của Bộ Tư lệnh Hóa học về lấy mẫu đất ngoài đồng, trong làng, lấy mẫu nước sinh hoạt, nước giếng khơi, nước ao hồ, kênh rạch để phân tích tại chỗ, hoặc mang đi.
Chiếc máy hút bụi từ không khí đặt ở trong các chuồng lợn, chuồng bò nổ phành phạch suốt cả buổi.
Kết quả: Mẫu nước trong ao tù, kênh rạch, dưới lòng đất, giếng khơi, đất cát trong làng, đến những mẫu bụi hút từ không trung đều không có khác biệt so với những ngôi làng cạnh bên, không nhiễm độc, không nhiễm virus lạ và đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.
Vật 4 chân ‘tự tử’ ở Bắc Giang: 50 nhà khoa học tìm lời giải!
Xóm Đầu giờ đã đầy rẫy vật nuôi 4 chân Thực tế, Trạm Thú y huyện Hiệp Hoà, Chi cục Thú y Bắc Giang cũng đã từng vào cuộc từ năm 1999 và đưa ra một kết luận: Do lượng vi khuẩn ecoli ở khu vực xóm Đầu vượt quá mức quy định.
Ngay lập tức, công cuộc tẩy uế chuồng trại, phun hàng tạ thuốc diệt khuẩn, tiêm thuốc phòng bệnh ecoli cho động vật…
Thế nhưng, tất cả những cố gắng trên đều vô vọng. Về sau, hai cơ quan này phải thừa nhận đã đưa ra kết luận vội vàng, hời hợt, vì rất nhiều nơi tồn tại lượng vi khuẩn ecoli lớn hơn mức bình thường, nhưng cũng không gây nên hậu quả gì nghiêm trọng.
Sau khi cơ quan thú y bó tay thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử cán bộ xuống tận nơi điều tra, múc nước của cả 13 ao tù trong xóm đi phân tích, song cũng không phát hiện ra hiện tượng gì đặc biệt.
Thậm chí, các cán bộ còn cùng nhân dân tát cạn cả 13 ao trong làng, rồi rắc hóa chất, vôi bột, phun thuốc sát trùng khắp cả làng. Nhưng gia súc chết vẫn hoàn chết.
Tiếp theo đến lượt Công ty Thiết bị Môi trường Hà Nội chở rất nhiều máy móc hiện đại về đo phóng xạ, bức xạ, từ trường… Thế nhưng, dù đem máy đi rà khắp làng, hết khu vực chuồng trâu đến nơi đặt cũi chó cũng chẳng tìm ra được loại sóng, nguồn bức xạ đặc biệt nào ở khu vực xóm Đầu.
Anh Bùi Văn Thanh bảo: “Tôi không rõ có bao nhiêu nhà khoa học về làng nghiên cứu, nhưng phải có đến 50 ông vào nhà tôi phỏng vấn, hỏi han, lấy mẫu đất, nước đi phân tích. Thế mà vẫn không tìm ra nguyên nhân vật nuôi chết bất đắc kỳ tử”.

Theo:  http://thongtinnonghoi.net   


Người mù đưa Internet về làng 
Ông tên Đỗ Phú Kim (55 tuổi, ngụ làng Lâm Tây, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam), là một người mù được người dân trong vùng nể phục.
Ông Kim lên mạng Internet - Ảnh: Thanh Ba
Với suy nghĩ “người bình thường sử dụng được thì người khiếm thị cũng có thể sử dụng nếu biết tìm tòi, cố gắng”, năm 2008 ông Kim đã làm nhiều người ngỡ ngàng khi đăng ký tham gia lớp học vi tính do tỉnh tổ chức.

Càng ngạc nhiên hơn bởi chỉ trong vòng sáu tháng, ông đã sử dụng thành thạo máy vi tính và thực hiện các thao tác một cách thuần thục mà không ai dám nghĩ ông đã sống kiếp mù lòa kể từ năm lên 4 tuổi. 

Cũng trong thời gian này, nhờ được học tập, sinh hoạt chung với những người bạn đồng cảnh, ông đã xóa luôn nạn mù chữ đeo bám lấy mình từ nhỏ.

“Tranh thủ những buổi tối rảnh rỗi, tôi nhờ một số bạn cùng phòng dạy chữ Braille và học cách đánh vần. Bây giờ biết được con chữ thấy vui lắm, mọi chữ cái trên bàn phím máy vi tính tôi đã thuộc nhuần nhuyễn và có thể đánh máy bằng mười đầu ngón tay” - ông Kim vui vẻ nói.

Khi đã học được chữ, tiếp cận chiếc máy tính, ông muốn vận dụng những gì bản thân học được vào thực tế. Để rồi ông đưa ra quyết định hết sức táo bạo là trang bị một dàn vi tính với 12 máy để đưa mạng Internet đầu tiên về làng. 

Ông Kim chia sẻ: “Bà con ở đây nắm bắt sự việc bên ngoài chủ yếu dựa vào tivi nhưng tôi thiết nghĩ chừng đó là không đủ. Những sự kiện thời sự nóng hổi và nhiều thông tin bổ ích khác thì lắm lúc bà con tiếp cận rất chậm, thậm chí mù tịt. Bởi vậy tôi đã không do dự sắm máy tính và nối mạng Internet về phục vụ nhu cầu người dân trong việc mở mang tri thức.

Tôi tự mày mò cài đặt và trực tiếp hướng dẫn bà con sử dụng. Tôi khuyến khích các cháu học sinh lên mạng tìm đọc cái gì có lợi cho việc học của mình nhưng nghiêm cấm chúng chơi game”.

Ông Trương Văn Lượng, chủ tịch Hội Người mù huyện Đại Lộc, cho biết ông Kim là thầy giáo của các hội viên đam mê công nghệ thông tin ở huyện.

Theo:  http://nhipsongso.tuoitre.vn   


DỊCH VỤ

Liên hệ nhanh

DANH MỤC CHÍNH

Xã hội Thời sự kinh doanh Đời sống Công nghệ Quốc tế Website Cảm nang việc làm Thiên tai Phần mềm Sức khoẻ Lối sống Siêu bão Lễ hội Văn hoá Kiến thức Giáo dục 20/10 Doanh nghiệp Tình yêu - Giới tính Lễ Phật Đản Thủ thuật Giao thông Pháp luật Công dụng của đầu dừa Chuyện lạ Giải trí Thiết kế web Sản phẩm mới Y tế Công dụng Kinh tế Bảo mật Khuyến mãi - Giảm giá Võ Nguyên Giáp Ô tô 20/11 Giới tính Mưa lũ Ngày Nhà giáo Việt Nam Xe máy hosting Khoa học Sinh viên Blogger Du lịch Dịch vụ Người mẫu Seo web Facebook Hướng dẫn sử dụng Làm đẹp Thị trường Bất động sản Hack Hướng dẫn làm dầu dừa Khám phá Ngày của Mẹ Thời trang Video Dinh dưỡng Dầu dừa nguyên chất Kinh nghiệm Ngày Phụ nữ Việt Nam NukeViet Triều cường máy chủ Chăm sóc tóc Dân chơi Google Khuyến mãi Kinh nghiệp Lễ Vu Lan Tên miền Viễn Thông Hướng dẫn Kỹ năng bán hàng Nhân vật SEO Windows WordPress Themes Điện thoại Backlink CSS3 Cây lược vàng Dịch vụ vệ sinh HTML5 Hoa hau Hội thảo Mẹ và bé Mã màu Mỹ phẩm từ dầu dừa Themes Thể thao WordPress hà thủ ô Dầu dừa trắng da Giảm cân với dầu dừa Hoa hậu Hà Nội Hướng dẫn nâng cấp Khắc phục lỗi Mua dầu dừa ở đâu Nứt gót chân Template Thông tin về dầu dừa Tin tức Trị mụn trứng cá Tuyển dụng - Việc làm

Thống kê

Translate

Quan tâm nhiều

Theo thời gian

Contact Form

Name

Email *

Message *