Showing posts with label Bảo mật. Show all posts
Showing posts with label Bảo mật. Show all posts
Việc mua bán thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ nhà, email… được thực hiện công khai, gây bức xúc. Bài viết được đăng tải lại từ báo Phununews.
lo-dien-dau-nau-chuyen-ban-thong-tin-ca-nhan
Đầu nậu Huấn đang giới thiệu danh sách khách hàng (ảnh nhỏ). Trang bolg rao bán thông tin cá nhân (ảnh to)
Như Tiền Phong đã phản ánh trong bài viết “Đủ kiểu mua bán thông tin cá nhân” về tình trạng mua bán danh sách cá nhân (trong giới kinh doanh thường gọi là database- PV), PV tiếp tục tìm hiểu về đường đi của các loại thông tin này.
Đủ chiêu “moi” nguồn
Sau nhiều lần liên lạc với một đầu nậu tên Huấn chuyên cung cấp danh sách khách hàng tiềm năng, danh sách khách hàng VIP, tối 27/10, PV đã được Huấn chia sẻ về “nguồn hàng” tại một quán cà phê trên đường Quang Trung, quận 9, TPHCM.
Theo Huấn, anh ta đang có vài trăm danh sách khách hàng không chỉ ở TPHCM mà còn các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai. Danh sách được chia thành những người có thu nhập cao trên 10 triệu đồng, 20 triệu đồng; người đang gửi tiết kiệm tại các ngân hàng; người sở hữu ô tô; giám đốc công ty… mỗi danh sách trên dưới 10.000 đầu số, mỗi đầu số Huấn rao giá 2.000 đồng.
Huấn cho biết, không phải ai cũng có được mà phải có mối quan hệ. “Chẳng hạn, muốn lấy danh sách ở ngân hàng, anh phải quen thân với người quản lý IT cấp cao chứ nhân viên giao dịch thì không thể nào có hết được thông tin, mà nếu có cũng không dám bán; còn danh sách người sở hữu ô tô, anh phải đến người làm đăng kiểm của Sở Giao thông Vận tải thì mới nắm được thông tin…” Huấn nói.
Cũng theo Huấn, mỗi đầu số này anh phải mua trên 5.000 đồng tùy thời điểm, giá tuy cao nhưng nếu biết kinh doanh thì sẽ làm được rất nhiều việc.
Trước đó, ngày 26/10, liên lạc qua điện thoại với một người tên Đăng (Hà Nội), PV được Đăng giới thiệu đang sở hữu một danh sách bao gồm cả trăm ngàn doanh nghiệp tại TPHCM lẫn Hà Nội. Theo Đăng, danh sách được cập nhật liên tục các công ty mới thành lập, trong đó ưu tiên khu vực Hà Nội và TPHCM. “Hiện em đang sở hữu trong tay khoảng 1.000 công ty mới thành lập trong tháng 9 tại TPHCM, bao gồm mã số thuế, địa chỉ, tên công ty, giám đốc… em sẽ gửi cho anh chị bản demo, phù hợp mình trao đổi tiếp”. Đăng nói.
Theo bản demo Đăng đưa, chúng tôi kiểm tra 5 công ty và thấy đúng y chang địa chỉ, ngày tháng thành lập. Anh H.V.Đ, giám đốc công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ N.V.P chuyên kinh doanh về áo mưa tại quận Tân Bình, TPHCM không khỏi bất ngờ khi chúng tôi nói rõ tên và ngày tháng thành lập của công ty bởi theo anh P, công ty anh chủ yếu sản xuất nhỏ và mới thành lập nên rất ít người biết đến, thậm chí trên mạng cũng chưa hẳn đã cập nhật kịp.
Tiết lộ về nguồn danh sách các công ty này, Đăng cho biết nhờ mối thân quen từ người làm trong ngành thuế mới có thể có được và luôn cập nhật được thông tin mới nhất về các công ty. “Về giá cả, em sẽ để cho anh 500 ngàn đồng/tháng. Nếu anh lấy lâu dài, em có thể đảm bảo được lượng danh sách cụ thể 1 tháng có hơn 1.000 công ty mới thành lập. Cái này phụ thuộc vào tốc độ phát triển của xã hội nhưng danh sách này đa số là liên lạc được và đều là số của giám đốc hoặc số điện thoại nhà”.
Trong khi đó, liên lạc tiếp với một người tên Trung chủ nhân trang blog dskhvipsieure.blogspot.com, chúng tôi được biết Trung đang sở hữu một lượng lớn danh sách nhiều thể loại nhưng chủ yếu là danh sách học sinh và phụ huynh. Theo Trung, trọn bộ danh sách trên dưới 3 triệu đồng và luôn cập nhật theo năm học bởi anh “có mối quan hệ rất thân thiết với những người làm bên ngành giáo dục”.
Nguy hiểm nếu lọt vào tay kẻ xấu
Trao đổi với PV, luật sư Nguyễn Tri Đức, Giám đốc Công ty Luật 360 (thuộc Đoàn Luật sư TPHCM) cho biết, theo Điều 38 của Bộ luật Dân sự, “quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ, việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý…” vì vậy mọi cá nhân tổ chức không thể tùy tiện sử dụng hoặc mua bán thông tin cá nhân.
“Tuy nhiên, hiện nay, việc xử lý các vấn đề mua bán thông tin cá nhân vẫn chưa có qui định hay biện pháp chế tài thật nghiêm khắc và triệt để, vẫn còn nhiều bất cập”, luật sư Đức nói.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM cho rằng, việc thông tin khách hàng, đặc biệt là địa chỉ nhà, công việc của họ rơi vào tay kẻ gian, có mưu đồ xấu thì không thể lường trước được hậu quả. “Người bị tiết lộ thông tin, ngoài việc bị các doanh nghiệp quảng cáo quấy rối, gửi thư rác thì còn có thể xảy ra các tình huống như bị mất cắp, bị gây thương tích, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín …”, luật sư Hậu nói.
“Cơ quan cảnh sát điều tra cần xem xét điều tra, khởi tố các đối tượng có hành vi mua bán thông tin người tiêu dùng trên các trang mạng về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet theo quy định hiện hành mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó”, luật sư Hậu nói.

Theo: thongtinnonghoi.com


Hãng Trend Micro bắt đầu phát hiện một vài cuộc tấn công sử dụng lỗ hổng Shellshock đưa phần mềm độc hại DDoS vào hệ thống Linux.
Shellshock đang trở thành mối nguy lớn nhất cho hạ tầng máy chủ và thiết bị mạng - Ảnh minh họa: BankInfoSecurity
Hãng bảo mật Trend Micro lo ngại từ lỗ hổng bảo mật này sẽ có những cuộc tấn công lớn hơn, nghiêm trọng hơn. 
Ngoài ra, Trend Micro đưa ra các công cụ miễn phí (xem bên dưới) giúp các quản trị máy chủ quét hệ thống của mình xem có bị lỗ hổng Shellshock đe dọa. 

Máy chủ (Server): Các máy chủ web hiện đang có nguy cơ bị khai thác cao nhất và chương trình CGI đang là "đích ngắm" khai thác. Trend Micro đã ghi nhận về các cuộc tấn công sử dụng phương thức này.Viễn cảnh u ám cho các thiết bị
Máy chủ bị tấn công có thể là điểm khởi đầu cho tin tặc tấn công vào hệ thống mạng của doanh nghiệp đó, hoặc chạy ra lệnh ngay trên các máy chủ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, nếu kết hợp Shellshock với một số dạng lỗ hổng leo thang đặc quyền (privilege escalation) hoàn toàn có thể gây thiệt hại nặng nề cho một máy chủ và doanh nghiệp.
Không chỉ có các máy chủ web bị tấn công, SSH cũng bị ảnh hưởng bởi Shellshock.
Nhìn chung, nó ảnh hưởng hầu hết hệ điều hành sử dụng Bash, trừ một vài trường hợp ngoại lệ như shell mặc định của FreeBSD hay những hệ thống không sử dụng Bash.
Ảnh minh họa: Wired
Ảnh minh họa: Wired
Tại thời điểm này, bất kỳ hệ điều hành máy chủ Unix/Linux có sử dụng phần mềm Bash đều nằm trong nhóm có nguy cơ bị tấn công. Trend Micro thống kê hiện tại cho thấy có khoảng 10% người dùng máy tính trên thế giới sử dụng hệ thống Linux hoặc Max OS X. 
Các hệ thống Windows không gặp rủi ro bởi Shellshock, vì vậy người dùng Windows không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lỗ hổng.
Thiết bị đầu cuối: thường không chạy các dịch vụ mạng (như các máy chủ HTTP) để tin tặc có thể dễ dàng truy cập, nên nguy cơ giảm xuống.
Cẩn trọng mạng Wi-Fi công cộng
Do ảnh hưởng đến DHCP (cấp phát địa chỉ IP động), lỗi Shellshock có thể bị khai thác tấn công vào các bộ định tuyến (Router) hay hotspot mạng Wi-Fi công cộng. Riêng Mac OS X sử dụng gói DHCP Client tùy biến không bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng này.
Người dùng nên cảnh giác khi kết nối mạng Wi-Fi tại các quán cà phê hay nơi công cộng khi lỗi Shellshock chưa thật sự được khắc phục.
Trend Micro khuyến cáo
Thiết bị di động: các thiết bị Android không sử dụng Bash shell nên không bị ảnh hưởng. Thiết bị Apple iOS cũng vậy, tuy nhiên, nếu đã mở khóa hệ điều hành (jailbreak), nó sẽ có chứa bản sao phần mềm Bash, tạo ra nguy cơ bị tấn công.
Những thiết bị di động được root hay sửa đổi có chạy một biến thể của Bash thuộc họ Unix cũng sẽ chịu chung số phận.
Thiết bị có hệ thống nhúng (Internet of Things/Internet of Everything): Nhiều thiết bị chạy trên các phiên bản nhúng (embed) của Linux cũng có nguy cơ bị đe dọa bởi lỗi Shellshock.
Thông tin trong các thiết bị này có thể bị đánh cắp, và có khả năng bị tận dụng trở thành một phần của mạng botnet (máy tính ma) trong các chiến dịch lây lan mã độc sau này.
Tuy nhiên, không phải tất cả đều sử dụng Bash, các thiết bị dùng BusyBox sẽ không bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng này.
Theo Trend Micro, việc phát hiện và khắc phục lỗ hổng cho các thiết bị kết nối co nguy cơ bị tấn công rất khó khăn. Đây có lẽ là vấn đề quan trọng trong quá trình làm giảm tác động của Shellshock về lâu dài.
Quét hệ thống trước nguy cơ Shellshock
Theo Trend Micro, các nhà quản trị mạng đang quản lý các máy chủ (server) kết nối Internet cần quan tâm đến thông tin về Shellshock. Các bản vá lỗi hệ thống hiện đã được những nhà cung cấp phát hành.  
Ảnh minh họa: FinancialExpress
Ảnh minh họa: FinancialExpress
Trend Micro cung cấp các công cụ miễn phí giúp quản trị IT không chỉ kiểm tra được máy chủ của mình có bị tấn công bởi Shellshock, mà còn biết liệu các cuộc tấn công lợi dụng lỗ hổng này có nằm trong hệ thống hay không.
Trend Micro cũng đã phát hành máy quét thiết bị và trình duyệt để phát hiện và bảo vệ thiết bị cũng như trình duyệt người dùng khỏi các nguy cơ gây ra bởi lỗ hổng Bash.

Theo: Nhipsongso.tuoitre.vn 


Diễn biến của sự kiện các website trực thuộc VCCorp đồng loạt bị "sập mạng" đang ngày càng trở nên phức tạp hơn khi có dấu hiệu bị phá hoại từ nội bộ, và mới đây nhất, trang web thanh toán trực tuyến Sohapay.com đã bị cướp quyền điều khiển và chuyển hướng sang một blog nói xấu tập đoàn này.

VCCorp có dấu hiệu bị phá hoại từ nội bộ?
Như đã thông tin tới bạn đọc, sự cố "sập mạng" của VCCorp đã khiến hàng loạt sản phẩm và các trang báo điện tử đối tác của công ty này như Dantri, Kenh14, GenK, Soha... không truy cập được trong vài ngày qua. 
Diễn biến càng trở nên phức tạp hơn khi trong ngày hôm nay (17/10), một trong hai tên miền quốc tế của hệ thống thanh toán SohaPay thuộc sở hữu của VCCorp là sohapay.com cũng bất ngờ bị chuyển về một trang blog có tên là VCCorp tự truyện, với rất nhiều thông tin "nhạy cảm", trong khi tên miền song song với nó là sohapay.vn vẫn hoạt động bình thường?!
Điều đáng nói là từ trước tới nay VCCorp sử dụng song song hai tên miền này trong giao dịch điện tử. Khi tại thời điểm viết bài này (tối ngày 17/10), VnReview thử kiểm tra chủ sở hữu hai tên miền này với các công cụ kiểm tra tên miền uy tín do Matbao.net, Nhanhoa.com hay PAVietnam.vn cung cấp thì phát hiện thêm một điều bất thường nữa, đó là tên miền sohapay.com đã bị "thay đổi" chủ sở hữu vào mốc thời gian ngày hôm nay (17/10) dưới định danh một cá nhân ở Mỹ.  
VCCorp có dấu hiệu bị phá hoại từ nội bộ
Thông tin đăng ký tên miền của Sohapay.com bị thay đổi vào hôm nay. (Ảnh chụp từ màn hình)
Trong khi tên miền còn lại là sohapay.vn dù bị xóa mất định danh nhưng vẫn còn ghi rõ thuộc sở hữu của VCCorp. Nói cách khác, gần như VCCorp đã bị "cướp" mất quyền điều khiển tên miền sohapay.com một cách trắng trợn. Không dừng lại ở đó, tên miền sohapay.vn cũng đang trở thành mục tiêu tấn công dù vẫn hoạt động bình thường.

Trong khi thông tin đăng ký tên miền của Sohapay.vn (Ảnh chụp từ màn hình)
Trả lời phóng viên ICTnews vào chiều nay, ông Nguyễn Thế Tân, Phó tổng giám đốc VCCorp cho biết, trong quá trình khắc phục sự cố, qua kiểm tra các loại tập tin ghi lại (file log), VCCorp đã phát hiện ra có dấu hiệu phá hoại, bởi đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thấy trục trặc phần cứng. Tuy nhiên, phá hoại theo kiểu nào, có hack hay không, cần thời gian và thông tin thêm để kết luận. Và khả năng phá hoại diễn ra ở hệ thống phần mềm quản lý Data Center.
Ngay khi xảy ra sự cố, phía VCCorp cũng đã nhờ cơ quan điều tra hỗ trợ và hiện bây giờ đang thu thập thông tin để kiểm tra, xác minh sự việc này. Kết quả điều tra sơ bộ dự kiến sẽ có trong thời gian tới.
Như vậy, các dấu hiệu và diễn biến mới nhất cho thấy, vụ tấn công các website thuộc VCCorp vẫn còn diễn biến phức tạp. VnReview sẽ tiếp tục theo dõi và cập nhật thông tin về sự việc này.
Cập nhật: Sau khi đưa tin về việc tên miền sohapay.com bị cướp quyền điều khiển, tính đến thời điểm 22h45 tối nay (17/10), khi truy cập trang sohapay.com từ WiFi của nhà cung cấp FPT thì tình trạng chập chờn, lúc được trỏ về tên miền sohapay.vn của VCCorp, lúc lại bị trỏ về blog "nhạy cảm".
Hữu Thắng
http://vnreview.vn/tin-tuc-xa-hoi-so/-/view_content/content/1370604/vccorp-da-bi-cuop-mat-ten-mien-sohapay-com


Từ sáng sớm 13.10, một loạt các website lớn của VCCorp như Kenh14, Gamek, Genk, CafeF, và một số báo điện tử do VCCorp hợp tác vận hành kỹ thuật như báo Dân Trí, Soha… bị “chết cứng” không thể truy cập được. “Đây được coi là sự cố về hệ thống nghiêm trọng nhất từng xảy ra với VCCorp từ trước tới nay” -ông Nguyễn Thế Tân, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam (VCCorp) nói.

Như chúng ta biết, hệ thống của VCCorp là một hệ thống lớn, được bảo mật nghiêm ngặt, chuyện bị hack là khó xảy ra. Thế nên, không loại trừ khả năng, sự cố này bắt nguồn từ nguyên nhân bên trong (con người). Theo blog “VCCorp Tự truyện” tiết lộ thì chuyện này có thể do đấu đá nội bộ hoặc có nội gián phá hoại?.
Hệ thống của VCCorp là một hệ thống lớn, được bảo mật nghiêm ngặt, chuyện bị hack là khó xảy ra. Thế nên, không loại trừ khả năng, sự cố này bắt nguồn từ nguyên nhân bên trong (con người)?
Hệ thống của VCCorp là một hệ thống lớn, được bảo mật nghiêm ngặt, chuyện bị hack là khó xảy ra. Thế nên, không loại trừ khả năng, sự cố này bắt nguồn từ nguyên nhân bên trong (con người)?
Thậm chí, còn có tin cho rằng VCCorp bị chơi xấu, có kẻ phá hoại đã lấy cắp dữ liệu?. Vì xung đột quyền lợi nhóm, vì miếng cơm manh áo nên có nhiều kẻ sẵn sàng làm liều và vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Nếu thông tin được tiết lộ trong blog trên là đúng thì quả thật không thể chấp nhận được. VCCorp lớn như vậy mà bị nội bộ đá nhau như thế thì nguy hại quá, tổ chức càng lớn thì càng bị lỏng về tổ chức. 

Yêu cầu các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc điều tra xử lý nghiêm. Không để xảy ra vụ việc tương tự trong tương lai nhằm bảm bảo an ninh an toàn thông tin cho đất nước!




Gặp “vũ khí bí mật” của Google chống lại các hacker
Parisa Tabriz được xem là “vũ khí bí mật” của Google để chống lại các hacker
Parisa Tabriz được xem là “vũ khí bí mật” của Google. 
  Được biết đến với biệt danh “Công chúa bảo mật”, cô gái mang 3 quốc tịch Ba Lan, Iran và Mỹ được xem là “vũ khí bí mật” của Google, người chịu trách nhiệm bảo vệ hãng công nghệ hàng đầu thế giới này khỏi những tin tặc luôn nhăm nhe tấn công.
Cô là một hacker chuyên nghiệp, người được nhận tiền lương để tấn công vào các hệ thống của Google và tìm ra các lỗ hổng bảo mật trước khi hacker thực hiện điều đó.

Năm nay mới 31 tuổi và chưa lập gia đình, Tabriz không chỉ được xem là “vũ khí bí mật” của Google mà cô còn được xem là một trường hợp khác thường tại thung lũng Silicon. Không chỉ vì Tabriz là phái nữ, giới tính được miêu tả không đúng mức trong ngành công nghệ cao đang bùng nổ trên toàn cầu, mà còn bởi vì Tabriz hiện đang là lãnh đạo của một nhóm 30 chuyên gia, chủ yếu là nam, cả ở Mỹ lẫn châu Âu.

Đó là lý do tại sao Tabriz lại chọn cho mình danh hiệu “Công chúa bảo mật” và cô in danh hiệu này trên card visit của mình.

“Tôi thấy rằng nếu chỉ ghi là Kỹ sư bảo mật thông tin lên card visit thì thật là nhàm chán”, Parisa Tabriz chia sẻ. “Nhiều người trong giới công nghệ thường quá nghiêm trọng vấn đề, còn với tôi, công chúa bảo mật là một danh hiệu nghe khá phù hợp”.
Parisa Tabriz được xem là “vũ khí bí mật” của Google để chống lại các hacker

Parisa Tabriz lớn lên tại vùng ngoại ô Chicago với người cha mang quốc tịch Iran nhập cư của mình và người mẹ mang 2 quốc tịch Ba Lan và Mỹ. Cha cô là một bác sĩ, trong khi mẹ cô là y tá, cả 2 đều rất thông minh tuy nhiên hoàn toàn không có kiến thức về công nghệ lẫn máy tính.

Tabriz là chị của 2 người em trai, và cô cho biết chính điều này đã giúp cô có năng khiếu chỉ huy phái mạnh ngay từ khi còn nhỏ.

Bản thân Tabriz cũng không hề biết đến máy tính cho đến năm đầu tiên của cô tại trường Đại học, nơi cô theo học ngành kỹ sư máy tính tại trường Đại học Illinois.

Tại đây, cô đã nhanh chóng ấn tượng với câu chuyện của một trong những hacker đầu tiên trên thế giới, John Draper, hay còn được biết đến với biệt danh Captain Crunch. Draper là một kỹ sư radar của không quân Mỹ vào cuối những năm 1960, và ông đã phát hiện ra cách để thực hiện những cuộc gọi điện thoại đường dài miễn phí chỉ bằng cách sử dụng chiếc còi đồ chơi được tặng kèm trong hộp ngũ cốc Cap’n Crunch. Tiếng còi này phát ra âm thanh có tần số cố định 2.600Hz, cũng là tần số được sử dụng vào thời điểm bấy giờ của nhà mạng lớn nhất nước Mỹ để định tuyến các cuộc gọi quốc tế.

Ấn tượng vì điều đó, Tabriz đã quyết tâm đi theo con đường trở thành một hacker, tuy nhiên cô trở thành “hacker mũ trắng”, những người chịu trách nhiệm bảo mật hệ thống, thay vì các “hacker mũ đen”, những tên tội phạm tin tặc tấn công hệ thống máy tính vì mục đích riêng và lợi nhuận.

Nhiệm vụ của Tabriz là “đọc tâm trí” của hacker để từ đó dự đoán các hành động, mục đích của chúng. Tabriz chịu trách nhiệm tấn công vào các hệ thống của Google, máy tính nhân viên làm việc tại đây để tìm ra các lỗ hổng bảo mật trước khi hacker thực sự làm điều đó. Ngoài ra, điều này cũng giúp các nhân viên làm việc tại Google có được những kỹ năng để tự bảo vệ máy tính của mình trước sự xâm nhập của hacker bên ngoài.

Nhiệm vụ của Tabriz là vô cùng quan trọng tại Google. Với vai trò của một “gã khổng lồ công nghệ”, chứa thông tin của hàng tỷ người dùng, Google vẫn luôn được xem là “mồi ngon” để các hacker mũ đen nhắm đến trong những chiến dịch tấn công quy mô lớn.

Ngoài công việc bảo mật, sở thích khác của Tabriz là nhiếp ảnh và leo núi
Ngoài công việc bảo mật, sở thích khác của Tabriz là nhiếp ảnh và leo núi

Bản thân của Google cũng đang tìm cách để trở nên “thân thiện” hơn với các hacker. Thay vì sử dụng đến các biện pháp pháp lý để đe dọa và ngăn chặn các vụ tấn công nhằm vào Google, “gã khổng lồ tìm kiếm” này còn trao những giải thưởng hấp dẫn cho ai phát hiện ra các lỗ hổng bảo mật trên hệ thống. Có những hacker đã từng nhận được số tiền thưởng lên đến 30.000USD vì phát hiện ra các lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trên hệ thống cũng như các dịch vụ, phần mềm của Google.

Tính đến nay, Google đã chi ra tổng số tiền 1,25 triệu USD và vá lại hơn 700 lỗi bảo mật được tìm thấy bởi những hacker bên ngoài, những người không phải nhân viên của Google.

Tabriz cho rằng hành động của Google là hoàn toàn hợp lý, khi những phần thưởng hấp dẫn có thể biến các “hacker mũ đen” trở thành “hacker mũ trắng” và có ích hơn cho cộng đồng.

“Có một ranh giới giữa 2 bên và chúng tôi luôn muốn các hacker đứng về phía mình, thay vì chống lại chúng tôi”, Tabriz chia sẻ. “Ngày nay, hack là một khái niệm xấu xa và hacker thường gắn liền với những hành động phạm pháp. Bản thân là một hacker, tôi cảm thấy buồn vì điều đó”.

“Tôi cảm thấy rằng có lẽ chúng tôi, những hacker mũ trắng, cần nhiều biện pháp PR hơn nữa để cho mọi người thấy rằng không phải tất cả đều xấu”, Tabriz hài hước nói.

Hiện tại, bên cạnh công việc tại Google, Tabriz đang nỗ lực để cải thiện hình ảnh của hacker trong mắt niều người. Cô là cố vấn của Hội nghị khoa học máy tính dưới 16 tuổi vẫn tổ chức thường nên tại Las Vegas. Tại đây, Tabriz dạy cho trẻ em cách thức “hack vì điều tốt đẹp” và khuyến khích bé gái tham gia vào thế giới công nghệ.

Parisa Tabriz cũng được xem là biểu tượng cho sự bình đẳng giới tại Google nói riêng cũng như trong giới công nghệ nói chung.

Tabriz cho biết cô chưa bao giờ gặp phải tình trạng phân biệt giới tính công khai khi làm việc tại Google, kể từ khi cô gia nhập công ty này vào năm 2007, tuy nhiên, vào thời điểm cô được nhận vào làm việc tại Google, Tabriz vẫn đang là một sinh viên đại học, một sinh viên nam khác, người cũng được tuyển dụng vào Google đã nói: “Cô biết không, cô được tuyển vào Google vì cô là phái nữ”.

“Anh ấy đã nói điều đó trực tiếp với tôi, và tôi chắc chắn rằng nhiều người khác cũng đang nghĩ đến điều đó”, Tabriz chia sẻ.

Tuy nhiên, Tabriz đã không bị điều đó chi phối và cô đã làm việc chăm chỉ tại Google. Năm 2012, Tabriz được bầu vào danh sách 30 người dưới 30 tuổi có đóng góp lớn cho ngành công nghệ toàn cầu, danh sách được bình chọn bởi tạp chí danh tiếng Forbes.

Đầu năm nay, Google trở thành “gã khổng lồ công nghệ” đầu tiên công bố số liệu về sự đa dạng giới tính trong lực lượng lao động, trong đó 30% nhân viên tại Google là nữ, nhiều người trong số đó đang nắm giữ các vai trò quan trọng tại Google, trong đó có Parisa Tabriz.


Phạm Thế Quang Huy



DỊCH VỤ

Liên hệ nhanh

DANH MỤC CHÍNH

Xã hội Thời sự kinh doanh Đời sống Công nghệ Quốc tế Website Cảm nang việc làm Thiên tai Phần mềm Sức khoẻ Lối sống Siêu bão Lễ hội Văn hoá Kiến thức Giáo dục 20/10 Doanh nghiệp Tình yêu - Giới tính Lễ Phật Đản Thủ thuật Giao thông Pháp luật Công dụng của đầu dừa Chuyện lạ Giải trí Thiết kế web Sản phẩm mới Y tế Công dụng Kinh tế Bảo mật Khuyến mãi - Giảm giá Võ Nguyên Giáp Ô tô 20/11 Giới tính Mưa lũ Ngày Nhà giáo Việt Nam Xe máy hosting Khoa học Sinh viên Blogger Du lịch Dịch vụ Người mẫu Seo web Facebook Hướng dẫn sử dụng Làm đẹp Thị trường Bất động sản Hack Hướng dẫn làm dầu dừa Khám phá Ngày của Mẹ Thời trang Video Dinh dưỡng Dầu dừa nguyên chất Kinh nghiệm Ngày Phụ nữ Việt Nam NukeViet Triều cường máy chủ Chăm sóc tóc Dân chơi Google Khuyến mãi Kinh nghiệp Lễ Vu Lan Tên miền Viễn Thông Hướng dẫn Kỹ năng bán hàng Nhân vật SEO Windows WordPress Themes Điện thoại Backlink CSS3 Cây lược vàng Dịch vụ vệ sinh HTML5 Hoa hau Hội thảo Mẹ và bé Mã màu Mỹ phẩm từ dầu dừa Themes Thể thao WordPress hà thủ ô Dầu dừa trắng da Giảm cân với dầu dừa Hoa hậu Hà Nội Hướng dẫn nâng cấp Khắc phục lỗi Mua dầu dừa ở đâu Nứt gót chân Template Thông tin về dầu dừa Tin tức Trị mụn trứng cá Tuyển dụng - Việc làm

Thống kê

Translate

Quan tâm nhiều

Theo thời gian

Contact Form

Name

Email *

Message *