* Lớp 11, 12 sẽ chỉ còn ba môn học bắt buộc

TT - Chiều 19-9, Bộ GD-ĐT có cuộc trao đổi với báo chí về dự thảo đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT”. Sau gần một năm chỉnh sửa, bổ sung, dự thảo này được Bộ GD-ĐT đánh giá là “đã thẳng thắn, đúng mức hơn trong việc nhận định về thực trạng giáo dục”.

Thí sinh mệt mỏi vì học quá tải, phải trải qua hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và ĐH liền nhau. Trong ảnh: một thí sinh …

Thí sinh mệt mỏi vì học quá tải, phải trải qua hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và ĐH liền nhau. Trong ảnh: một thí sinh tranh thủ chợp mắt trước khi làm bài tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm nay - Ảnh: Minh Đức



Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT” cho rằng nếu giảm số năm học phổ thông còn 10-11 năm sẽ khó đảm bảo chất lượng giáo dục, trong khi theo định hướng mới, giáo dục phổ thông sẽ phải tăng cường nhiều hoạt động nhằm giáo dục nhân cách, đạo đức học sinh. Vì thế, ban soạn thảo vẫn đề xuất duy trì cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân là 12 năm với năm năm tiểu học, bốn năm THCS và ba năm THPT. Trong đó chín năm từ tiểu học đến hết THCS là giai đoạn giáo dục cơ bản bắt buộc.

Sẽ bỏ thi đại học - cao đẳng?

Theo nhận định của ban soạn thảo đề án, kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH-CĐ vẫn cồng kềnh, nặng nề, tốn kém, chưa hiệu quả, gây bức xúc cho xã hội. Kết quả thi còn bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan, cảm tính, nhất là đối với các môn khoa học xã hội, tình trạng gian lận thi cử còn phổ biến, cách thức thi mới chỉ kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức và ít kiểm tra được năng lực vận dụng kiến thức của học sinh. Trong khi đó, việc công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ chỉ căn cứ duy nhất vào điểm thi, chưa công bằng đối với người học.


Theo ông Bùi Mạnh Nhị - vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ GD-ĐT, thường trực ban soạn thảo đề án, việc công nhận tốt nghiệp THPT phải dựa vào kết quả đánh giá quá trình giáo dục năng lực, phẩm chất của học sinh và kết quả đánh giá cuối cấp. Vì thế phương án đổi mới thi (nằm trong nội dung đề án) sẽ kết hợp đánh giá trong quá trình học tập và kết quả thi cuối cấp để công nhận hoàn thành tốt nghiệp THPT. Trong đó, học sinh học xong môn nào (trong lĩnh vực học tập lựa chọn) sẽ đánh giá kết quả đạt chuẩn đầu ra môn học đó. Kỳ thi cuối cấp sẽ yêu cầu vận dụng, tổng hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học để giải quyết một vấn đề theo hai lĩnh vực lớn là khoa học xã hội - nhân văn và khoa học tự nhiên, hoặc cũng có thể chỉ tổ chức thi hai môn văn, toán (thay cho sáu môn thi như hiện nay).

Chia sẻ thêm về vấn đề đổi mới thi, ông Nguyễn Vinh Hiển, thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết với cách thức đánh giá việc hoàn thành chương trình THPT như trên, các trường ĐH-CĐ có thể tổ chức tuyển sinh theo hướng dựa vào kết quả công nhận tốt nghiệp THPT để tuyển sinh.
Như vậy, nếu phương án trên được thực thi thì sẽ không còn hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ như hiện nay mà chỉ có một kỳ thi, hai mục đích. Cùng với việc đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá, Bộ GD-ĐT cũng chủ trương sẽ đổi mới mạnh mẽ cách ra đề thi, nội dung đề thi với yêu cầu vận dụng, thực hành kiến thức nhằm kiểm tra năng lực của người học.


Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển (phải) trong cuộc trao đổi với báo chí về đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo- Ảnh: Việt Dũng

Lớp 11, 12 chỉ còn ba môn học bắt buộc
Trao đổi tại cuộc gặp với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nói có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng học sinh bị quá tải như chương trình chỉ có một bộ sách giáo khoa, trong khi đó sách giáo khoa được đưa vào nhiều kiến thức hàn lâm, không cần thiết với học sinh phổ thông. Chương trình giáo dục được xây dựng cắt khúc, thiếu tính liên thông giữa các cấp, dẫn tới trùng lặp, thừa kiến thức. Mục tiêu giáo dục trước đây nặng về mục tiêu giáo dục toàn diện, thiếu sự phân hóa. Phương pháp dạy học chậm đổi mới, do mục tiêu dạy học là truyền thụ kiến thức nên lối dạy đọc - chép vẫn phổ biến...

Nhằm giải quyết câu chuyện “quá tải”, theo ông Hiển, phải đổi mới đồng bộ nhiều khâu, trong đó xác định rõ mục tiêu giáo dục sẽ là phát triển năng lực người học (thay cho cung cấp kiến thức thuần túy) và cá thể hóa bằng định hướng giáo dục phân hóa mạnh ở bậc học cuối phổ thông. Với mục tiêu này, việc đổi mới rõ nhất ở chương trình - sách giáo khoa sau năm 2015 sẽ là giảm số lượng môn học. Bậc tiểu học sẽ chỉ còn 3-6 môn học + 4 hoạt động thay cho 11 môn học + 3 hoạt động như hiện nay. Theo hướng tích hợp kiến thức ở nhiều môn vào một môn học, dự kiến tiểu học sẽ có hai môn mới là khoa học và công nghệ (kiến thức khoa học) và tìm hiểu xã hội (kiến thức lịch sử, địa lý, thêm một số vấn đề xã hội). Bậc THCS sẽ chỉ còn 8 môn học + 4 hoạt động thay cho 13 môn học + 4 hoạt động. Bậc học này cũng có những môn học được tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực như môn khoa học tích hợp kiến thức của lý, hóa, sinh; môn khoa học xã hội sẽ tích hợp kiến thức của các môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân.

Đặc biệt, với mục tiêu phân hóa mạnh mẽ, giúp người học phát huy năng lực, sở trường, chuyên sâu vào môn học theo định hướng nghề nghiệp, ở lớp 11, 12 bậc THPT sẽ chỉ còn ba môn học bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ thay cho hiện nay bắt phải học tất cả các môn. Ngoài ra, có ba môn học tự chọn khác và bốn hoạt động. Với chương trình giáo dục bậc THPT theo hướng phân hóa, chương trình THPT phân ban (hiện hành) sẽ chính thức được hủy bỏ.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng cho biết chương trình - sách giáo khoa sau năm 2015 được điều chỉnh theo hướng gần gũi, thiết thực với học sinh mỗi cấp học, có tính liên thông trong toàn bộ chương trình 12 năm. “Song song với quá trình hoàn thiện đề án, Bộ GD-ĐT đang gấp rút chuẩn bị xây dựng chương trình - sách giáo khoa mới” - ông Hiển nói. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết việc đổi mới chương trình - sách giáo khoa lần này sẽ chủ trương thực hiện bằng cách đồng thời biên soạn và thí điểm luôn ở ba cấp học. Theo đó, dự kiến thời gian thí điểm chương trình - sách giáo khoa mới sẽ được rút ngắn, bắt đầu từ năm 2016-2019.

Người thầy sẽ được quan tâm hơn

Để chuẩn bị đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu mới của GD-ĐT, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết Bộ GD-ĐT đang tiến hành việc rà soát, quy hoạch mạng lưới trường sư phạm trên cả nước. Dự kiến thành lập các trường ĐH sư phạm khu vực có tiềm lực mạnh để thật sự gánh vác vai trò là “máy cái” đào tạo giáo viên cho các vùng trên cả nước. Song song với việc này, Bộ GD-ĐT đã và đang xây dựng, đề xuất điều chỉnh chính sách đối với nhà giáo bao gồm cả chế độ lương, trợ cấp. Trong đó chú ý tới những chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với nhà giáo có trình độ, có cống hiến nhằm thu hút người tài vào ngành sư phạm.

VĨNH HÀ


www.NukevietCMS.com Hệ thống quản trị website chuyên nghiệp, hiệu quả, bảo mật tốt. 

NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP

PHÁT TRIỂN

WEBDESIGN - HOSTING - DOMAIN

0 comments :

Post a Comment

DỊCH VỤ

Liên hệ nhanh

DANH MỤC CHÍNH

Xã hội Thời sự kinh doanh Đời sống Công nghệ Quốc tế Website Cảm nang việc làm Thiên tai Phần mềm Sức khoẻ Lối sống Siêu bão Lễ hội Văn hoá Kiến thức Giáo dục 20/10 Doanh nghiệp Tình yêu - Giới tính Lễ Phật Đản Thủ thuật Giao thông Pháp luật Công dụng của đầu dừa Chuyện lạ Giải trí Thiết kế web Sản phẩm mới Y tế Công dụng Kinh tế Bảo mật Khuyến mãi - Giảm giá Võ Nguyên Giáp Ô tô 20/11 Giới tính Mưa lũ Ngày Nhà giáo Việt Nam Xe máy hosting Khoa học Sinh viên Blogger Du lịch Dịch vụ Người mẫu Seo web Facebook Hướng dẫn sử dụng Làm đẹp Thị trường Bất động sản Hack Hướng dẫn làm dầu dừa Khám phá Ngày của Mẹ Thời trang Video Dinh dưỡng Dầu dừa nguyên chất Kinh nghiệm Ngày Phụ nữ Việt Nam NukeViet Triều cường máy chủ Chăm sóc tóc Dân chơi Google Khuyến mãi Kinh nghiệp Lễ Vu Lan Tên miền Viễn Thông Hướng dẫn Kỹ năng bán hàng Nhân vật SEO Windows WordPress Themes Điện thoại Backlink CSS3 Cây lược vàng Dịch vụ vệ sinh HTML5 Hoa hau Hội thảo Mẹ và bé Mã màu Mỹ phẩm từ dầu dừa Themes Thể thao WordPress hà thủ ô Dầu dừa trắng da Giảm cân với dầu dừa Hoa hậu Hà Nội Hướng dẫn nâng cấp Khắc phục lỗi Mua dầu dừa ở đâu Nứt gót chân Template Thông tin về dầu dừa Tin tức Trị mụn trứng cá Tuyển dụng - Việc làm

Thống kê

Translate

Quan tâm nhiều

Theo thời gian

Contact Form

Name

Email *

Message *